- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Biểu Tượng Cây Thông Và Ứng Xử Văn Hoá Của Nguyễn Công Trứ

29 Tháng Chín 20184:52 CH(Xem: 23338)



NGUYEN CONG TRU - internet
Nguyễn Công Trứ -ảnh Internet

 

 

           Trong các nền văn học Phương Đông hình tượng Tùng đứng chon von trên đỉnh núi chống  chọi  tuyết sương  tiêu biêủ cho những bậc hào kiệt, nhân vật chính diện có khí phách cứng cỏi. Tùng ( Thông) từ môt hình  tượng văn học dần trở thành một biêủ tượng đời sống văn hoá chỉ vẻ đẹp, phẩm cách của con người lý  tưởng. Bốn loại cây trúc, mai, tùng, cúc tiêu biêủ cho bốn tính cách của ngườì quân tử, đấng trượng phu: ngay thẳng, trong sạch, cứng cỏi , khiêm tốn. Tùng trong quan niệm truyền thống  biểu trưng cho sự cứng cỏi, chữ Dũng

Tuy nhiên Tùng là một biểu tượng có nhiều biến tấu theo thời gian. Trên cơ sở những biến thiên của đời sống xã hội, cuả văn hóa, của địa dư … mỗi thời đại hình tượng Tùng có một hàm nghĩa không giống nhau. Tùng trong thơ cổ Trung Quốc khác Tùng thơ Việt, Tùng thời Lý không giống thời Lê, thời Trần, thời Nguyễn…Khảo sát hình tượng Tùng qua các biến thiên xã hội, ta sẽ nghiệm thấy nhiều tương tác, nhiều mô thức có tính đột biến  giữa văn học và đời sống, giữa chủ thể và khách thể!

            Thời Trần ( Tk13) có một nhà văn hoá lớn: Tuệ Trung thượng sĩ. Ông tên thật là Trần  Tung, sinh năm 1230, mất năm 1291, một người phẩm chất thanh cao, sùng đạo Phật. Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên, sách  An nam chí lược ( Lê Tắc)  cho biết Trần Tung không chỉ là vị tướng tài mà còn là một nhà ngoại giao lỗi lạc, nhiều lần thương thuyết với giặc khôn khéo, làm lợi cho quân ta rất nhiều. Không hiểu sao cuối đời ông đi tu,  nổi danh một người uyên thâm về đạo Phật, được Trần Thánh Tông rất khâm phục. Chính vua Thánh Tông là người gọi ông là Tuệ Trung thượng sĩ. Thượng sĩ có nghĩa tương đương là Bồ Tát, được tôn như người tu Phật đã đắc đạo. Ngoài việc viết sách Nho giáo, Đạo giáo, ông còn là nhà thơ, nhiều tác phẩm của ông ý tứ sâu sắc cho đến bây giờ vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau .

Trong bài Giản để tùng , Tuệ Trung viết:

Tối ái thanh tùng chủng kỷ niên,

Hưu ta địa thế sở cư thiên.

Đống lương vị dụng nhân hưu quái

Dã thảo nhàn hoa, mãn mục tiền!

Dịch:

 Mấy năm trồng tỉa một chòm thông,

Chẳng thở than vì đất vắng không!

Rường cột chưa dùng, đời chẳng lạ...

Mảng vui cỏ nội với hoa đồng!

                                      (Ngô Văn Phú dịch)

           Thơ viết về thông mà nói về người, về bản chất của một lối sống thanh cao, hoà đồng. Sự thanh cao ở đây  ám chỉ  việc ngừơi không than thở cho những mất mát chênh lệch  về vị trí, chức tước, luôn vui vẻ hoà đồng “mảng vui với cỏ nội hoa đồng”. Hình tượng Tùng ở đây không phải là  chữ Dũng ( cứng cỏi ) theo cách nghĩ truyền thống mà  là chữ Hoà ( hoà hợp ), một phẩm chất quan trọng của bậc hào kiệt thời kỳ đầu xây dựng nhà  nước phong kiến tập quyền.

            Hai trăm năm sau, vào thơì kỳ Lê sơ, Nguyễn Trãi một khai quốc công thần mà thân thế sự nghiệp đầy những bất trắc đã thể hiện trong thơ mình một hình tượng Tùng hoàn toàn khác. Đó không là hiện thân của chữ Dũng như  trong truyền thống cũng không là chữ Hòa  như của Trần Tung  mà là biêủ trưng của chữ Nhân - lòng thương yêu  nhân dân, yêu thương con ngườì. Khi nhà Trần khẳng định thiên hạ, buổỉ đâù chữ Hoà của vua tôi, của quý tộc, tôn thất, trong cộng đồng là rất cần thiết. Sang đời Lê cái cần là lòng nhân đối với con nguời. Xã hội phong kiến dẫu đang trong thời kỳ đi lên cũng đã bộc lộ nhiều nghịch lí  phương hại đến đời sống dân sinh. Thấy được điều đó ta mới thật hiểu ý nghiã  hình tuợng Tùng , trong nhưng câu thơ sau :

Hổ phách phục linh nhìn mấy biết

Dành còn để trợ dân này.

        Trước cuộc sống đầy “tuyết sương” của nhân dân, Nguyễn Trãi nhận thức được rằng người quân tử  không chỉ  là nhà cả đòi phen chống khoẻ thay mà còn phải làm hổ phách phục linh để trợ dân!

        Cây Tùng sống trăm năm  chịu đựng suơng giá chắt lọc trong cốt tuỷ của mình những vị thuốc trường sinh để  giúp  dân, trợ dân. Đưa phẩm chất này vào hình tượng cây tùng truyền thống, Nguyễn Trãi đã sáng tạo một hình tượng Tùng mới – một lí tuởng mới về bậc  truợng phu, quân tử. Cây Tùng thể hiện quan điểm thân dân cuả ông - một quan điểm vượt xa cổ nhân . Ông không dừng lại chỗ thương dân hay chăn dân, trợ dân. Tư tuởng Dân bởi vậy có một ý nghiã mới mẻ và độc đáo trong văn học V.N. Với Nguyễn Trãi Tùng không chỉ là Dũng mà còn là Nhân, chủ yếu là Nhân ! Đó không chỉ  là một sáng tạo thuần tuý nghệ thuật mà là một nét  mới mẻ của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi, nâng ông lên tầm cao mới.

               Nhà Lê theo quỹ đạo chung của các triều đại, qua thời phát triển đến kỳ suy vi, nhường chỗ cho Nhà Nguyễn ( Tk19).Văn học VN thời kỳ này cực kỳ phát triển với nhiều tên tuổi là những đỉnh cao của văn hoá dân tộc. Nguyễn Công Trứ là một trong số đó. Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) con  Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ Giải nguyên 1819, ông làm quan dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đến chức phủ doãn. Trong 28 năm làm quan, bị giáng chức 5 lần. Đã đem quân đánh dẹp một số cuộc khởi nghĩa của nông dân. Có công lớn trong việc khai hoang lấn biển ở Quảng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình lập nên hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn. Với công lao to lớn đó, ông được nhân dân quanh vùng lập đền thờ khi còn sống.

Là một nhà quản trị giàu năng lực, một vị tướng tài, ông còn là một nhà thơ, một nghệ sĩ lớn. Ông để lại nhiều sáng tác thơ Nôm theo thể thơ đường luật và ca trù. Thơ ông là tâm trạng vị quan thanh liêm, tận tuỵ với triều đình, nhưng lại bị gièm pha nên thăng giáng thất thường. Nội dung thơ phong phú, đa dạng, từ than cảnh nghèo, vạch trần nhân tình thế thái, đề cao chí nam nhi, đến ca ngợi thú cầm kì thi tửu… Những bài cuối đời tố cáo những khía cạnh lọc lừa, bạc bẽo của xã hội đương thời. Với sự phong phú đa dạng trong các sáng tác,  Nguyễn Công Trứ là người đưa ca trù từ một lối hát nhỏ lẻ thành thể thơ thuần Việt phổ biến dùng cho nhiều loại  đề tài. 

               Trên phương diện tư tưởng và tâm lý Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn! Ông không phủ nhận các nguyên lí tư tưởng Nho giáo (quân - thần - phụ - tử), nhưng trên một vài phương diện đạo lý, lối sống, ông vượt qua những lề thói bảo thủ, giả dối, tỏ một thái độ phóng dật bất cần, thách thức công nhiên dư luận. Nguyễn Công Trứ có một nhân sinh quan tuy căn bản vẫn nằm trong phép xuất xử Nho gia nhưng có nhiều khía cạnh đổi mới vượt ra khỏi những chuẩn tắc lề thói thời bấy giờ, nhưng lại được người đời ngầm chấp nhận. Hiểu được tính hai mặt này trong mối quan hệ giữa tính cách của Nguyễn và công luận là một điều cần thiết để  đánh giá con người và sự nghiệp ông.

               Nguyễn Công Trứ là người đa tài, nhưng ở ông tàiphận nhiều khi không song hành. Đời ông trải nhiều thăng trầm, vinh nhục, nên hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Đó là một xã hội đầy nghịch lý, ông vừa khinh bỉ và ngán ngẩm  vừa phải chấp nhận nó.

Thế thái nhân tình gớm chết thay

Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy

Hay:

Ra trường danh lợi vinh liền nhục

Vào cuộc trần ai khóc trước cười.

            Chán chường với chốn quan trường, thấy những nghịch lý trong xã hội  nhưng ông vốn là con người hành động nên hai phần đời đã nhập cuộc - một cuộc chơi : Trời đất cho ta một cái tài/ Dắt lưng dành để tháng ngày chơi - trộn lẫn khóc cười! Ông trách cái xã hội oái oăm nhiều ngang trái, nhưng không đủ nhận thức để cải tạo nó. Bởi vậy mà sinh ra bi kịch: Ngồi buồn mà trách ông xanh, Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười. Cho đến cuối đời, cuộc chơi đã gần mãn, nhiều lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông muốn phủi tay muốn thoát ly ra ngoài Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

            Bài thơ là tâm trạng của một bậc hiền tài chua xót trước thời cuộc, đượm buồn nhưng không bi quan, yếm thế; vẫn thể hiện bản lĩnh của một bậc đạt nhân quân tử luôn tuỳ ngộ nhi an  trước mọi thử thách. Phép xuất xử, luôn gợi ý cho các nhà nho khi nào nhập thế khi nào xuất thế, khi nào ra làm quan khi nào về vườn. Có vị “về” khi đường hoạn lộ đương thênh thang để giữ lòng trong sạch, có vị không ra làm quan “chỉ tìm nơi vắng vẻ” dưỡng thân  nhàn. Nguyễn Công Trứ khi về hưu, muốn  làm cây Thông để lánh đời. Với  bài thơ phải chăng ông tỏ ý thoát ly, ở ẩn? 

            Xét một cách tổng thể về cuộc sống, về thơ văn cũng như những giai thoại về ông mà người đời kể lại ta thấy nét ứng xử văn hoá của Nguyễn trước cuộc đời quả có những nét riêng không giống bao nhà nho khác đương thời cũng như trước đó. Phong cách sống cũng như thơ ca thể hiện một lối sống vượt qua ngưỡng phóng túng nhưng chưa đến phóng cuồng (như tác giả Phóng cuồng ngâm nói đến) mà dừng lại ở chổ  phóng lãng, phóng dật, một tính cách nặng về vui chơi, ưa tự do phóng khoáng đề cao cá tính, có cái gì đó cao ngạo bất chấp thói tục hiện hành, bước đầu có sự thích lập với cuộc sống thị dân mới manh nha. Trong ý nghĩa chính của nội hàm biểu tượng “Thông”, là sự tương nghịch của nhân cách Nguyễn Công Trứ với thói đạo đức giả, bảo thủ của lễ giáo phong kiến đương thời, là sự đối lập  của cá tính Nguyễn Công Trứ với dư luận máy móc, xuôi chiều đầy áp đặt của xã hội trưởng giả, quan liêu cung đình mục ruỗng…Nó không bao hàm sự lo lắng nhiệt tình của ông với thời cuộc khi triều đình cần người trị an cho xã hội ông sẵn sàng dấn thân, cũng như mối quan hệ thân thuộc của ông với bè bạn, anh chị em thân thuộc trong gia tộc, chòm xóm mà ông gắn bó cho đến cuối đời…

           Khi ông nói muốn làm cây thông đứng reo giữa trời, là một cách nói “ bóng gió” có tính phản kháng thế tục đen tối, bảo thủ, trục lợi hiện hành!  Thông ở đây xuất hiện như một chữ  Phóng ( phóng dật) – biểu tượng một cách sống, một tâm trạng muốn tách khỏi cuộc đời đen bạc nhiều nghịch lý để khỏi “nhuộm đen” mình.

          Trong lịch sử văn học nước nhà có hai nhân vât vừa là nhà thơ vừa là vị tướng cũng là hai nhà văn hoá lớn, họ có nhiều nét tương đồng về  sự vượt thoát ra ngoài khuôn khổ giáo lý hiện hành. Đó là Tuệ Trung thượng sĩ thời Trần và Nguyễn Công Trứ thời Nguyễn. Ứng xử văn hoá của hai ông rất gần với chữ Phóng - vượt thoát ra ngoài. Tuệ Trung có bài Phóng cuồng ngâm đề cao lối sống an nhiên xem nhẹ công danh phú quí, xa lánh chốn quan trường, thoả ước nguyện cuối đời trở lại cái “bản lai diện mục” mà mẹ cha ban cho.

…Ối chao! phú quý như mây nhẹ/ Ái chà! năm tháng tựa vó câu

Chỗ quan trường ấy thường hiểm trở/ Thói đời nóng lạnh cứ quen đi

Sâu thì lội tới, nông thời vén/ Dùng thì gia sức, bỏ thì thôi

Buông theo tứ đại, đừng bó buộc/ Tỉnh một đời rồi, chớ chạy rong

Kìa đã thỏa ước nguyện như lâu nay mong muốn/ Dẫu tử dẫu sinh kia giờ nhẹ tựa lông hồng.

(Quách Ngọc Bội phỏng dịch)

             


            Phóng dật là tâm trí xa rời cảnh trần bên ngoài, mà để trôi theo những quan niệm bên trong do mình tạo nên, thường đối nghịch với thực tại nhân sinh với chánh niệm tôn giáo. Cực đoan hơn phóng dật tìm tới phóng lãng, thích tự do, tìm thú ăn chơi vượt ra ngoài khuôn khổ đạo đức thông thường. Tuy ảnh hưởng phóng dật, vượt thoát ngoài khuôn khổ nhưng Tuệ Trung là một thiền sư, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho nên cũng có những giới hạn cao thấp khác nhau Tuệ Trung vượt  thoát trong một tín niệm triết học an nhiên  xem thường cõi thế tục tạm thời, còn Nguyễn Công Trứ muốn xa lánh cõi đời chông gai ô trọc nhưng chịu nhiều ràng buộc, chỉ dám mong đến kiếp sau mới xa rời được. Nguyễn Công Trứ muốn là muốn vậy nhưng không làm vậy, tình người  níu keó, ông không chịu được cảnh cô đơn, lại muốn tìm bạn …Giữa trời vách đá cheo leo/Ai mà chịu rét thì trèo với thông. Ông, trong sự lẩn tránh cái xã hội lắm điêù tiếng vẫn mong có bạn tri âm, sưởi ấm tình người! Nguyễn không ở ẩn theo kiểu “cày nhàn câu vắng” cô lập hẳn cuộc đời. Nguyễn chỉ “ẩn” trong tư tưởng  muốn xa rời cõi đời đen bạc. Những năm cuối  đời khi ở Cẩm Sơn ( thị xã Hà Tĩnh), lúc xuôi Thạch Hà , khi về Nghi Xuân, vẫn vui chơi, ca hát làm thơ, uống rượu…vui với bạn bè con cái và luôn tha thiết, trông ngóng gặp những bạn tâm đắc trong cuộc đời đen bạc. Tính hai mặt của chữ Nhàn ở Nguyễn Công Trứ là chỗ đó. Chính tính hai mặt này  làm cho ông khác nguời xưa trên lối về ở ẩn. Chữ Nhàn trong thơ và trong cuộc đời ông có những nét riêng là vậy!

                Vị quan nhà Nguyễn, người nghệ sĩ lớn tài danh mà hai phần ba cuộc đời sống gần với người dân thường, thấm nhuần những triết lý  sống dân dã. Thơ ông cũng mang phẩm chất đó, dẫu thỉnh thoảng đôi nét đượm buồn, phẩn nộ  nhưng cái mạch chìm  hòa khắp là sinh động, hoan lạc và tranh đấu, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt tính. Sự gắn bó đời sống làm nó không cạn kiệt theo thời gian, nhiều câu thơ về nhân tình thế sự như được xuất ra từ cuộc sống hôm nay vậy! 

YẾN NHI

                 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 20213:43 CH(Xem: 10952)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
01 Tháng Mười Một 202111:05 CH(Xem: 9802)
Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoyevsky để nghĩ về phim AIKA (sản xuất năm 2017) - bộ phim đã đoạt một số giải thưởng Quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển - tiêu biểu là F. Dostoyevsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng trong văn học nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) - có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị tinh thần xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên…
26 Tháng Mười 202112:17 SA(Xem: 9876)
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung
10 Tháng Mười 202111:31 CH(Xem: 9876)
Sau khi đưa một cảm ngôn về bức tranh của họa sĩ Lê Sa Long & ý kiến của nhà văn Trần Thùy Linh như một lời kêu gọi các nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ hôm nay: “DỰNG TƯỢNG ĐÀI NÀY ĐI: CUỘC “THIÊN DI” CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÀ BÀ MẸ CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ…”, nhằm góp phần miêu tả “nhân vật chính của Thời Đại, biểu tượng cho cả một dân tộc vượt lên cảnh ngộ bi kịch tìm lối thoát cho quyền sống của mình”, rất nhiều người đã ủng hộ. Nhưng cũng có không ít người lồng lên phản đối như bị “chạm nọc”, thậm chí chửi bới rất tục tĩu (xin lỗi không viết ra vì xấu hổ thay cho họ). Để trả lời họ, với tư cách là một người làm phim, tôi xin có vài suy ngẫm về NHÂN VẬT THỜI ĐẠI giúp họ tham khảo.
08 Tháng Mười 20219:37 CH(Xem: 9091)
Trong toàn bộ thơ văn chữ Hán, chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có một kiểu/ loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt được ông thể hiện với cảm hứng thi ca và nghiệm sinh sâu sắc - đó là những người phụ nữ Tài - Sắc mà số phận bất hạnh, những “má hồng phận mỏng”, những giai nhân bạc mệnh, “hồng nhan đa truân”, phải chịu số phận “Tài Mệnh tương đố” với lời nguyền ác nghiệt: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”… Cần khẳng định ngay một điều là, cái vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, cuốn hút, thấm đẫm hồn cốt phương Đông kèm theo tài hoa hiếm có của họ, với Nguyễn Du là “chất ngọc quý” của đời, như một giá trị mang tính nhân bản - dù họ ở tầng lớp con hầu, kỹ nữ dưới đáy xã hội, hay ở bậc nữ hoàng, phi tử cao vời…
24 Tháng Chín 20212:08 SA(Xem: 10702)
Dẫn nhập: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua, Nguyễn Tường Bách và Tôi là tên hai tác phẩm hồi ký của bác sĩ Nguyễn Tường Bách và cô giáo Hứa Bảo Liên, người bạn trăm năm của Nguyễn Tường Bách. Đây là hai bộ hồi ký đặc sắc về cuộc tình lãng mạn của một chàng trai Việt và một cô gái người Hoa ở Hà Nội cùng nổi trôi theo vận nước cho tới khi họ gặp lại nhau trên đất Côn Minh Vân Nam và trở thành đôi vợ chồng sắt son thuỷ chung với bao nhiêu tận tuỵ và hy sinh – nhưng quan trọng hơn thế nữa, đây chính là một phần của lịch sử sinh động và đầy biến động trong ngót một thế kỷ qua trong những cơn bão táp của Cách Mạng Việt Nam và cả lục địa Trung Hoa.
12 Tháng Chín 20218:12 CH(Xem: 9422)
Thật công bằng mà xét thì nhân vật cô câm (tên Cam, với nghĩa cam chịu, nhẫn nhịn) là sáng tạo có ý nghĩa hơn cả của bộ phim. Nếu không có nhân vật này, phim sẽ “nghèo” đi nhiều lắm. Cô câm giống như một “con mắt thứ hai” của khán giả cảm nhận, quan sát, đánh giá nhân vật chính là ông chủ Nguyễn- người mà cô yêu một cách say đắm, nhẫn nại và nô lệ, kể cả khi ông ta đã trở nên dại cuồng mất hết nhân tính! Hành động đáng kể nhất, mang tính chất nổi loạn và bộc lộ rõ tình yêu mù quáng của cô câm là hành động kéo lê cái tượng gỗ to bằng người thật quẳng xuống sông (hình như có hàm nghĩa là cô vứt bỏ thần tượng yêu trộm nhớ thầm của mình!) Và cô đã bị trả giá: ông chủ ấp Mê Thảo hạ lệnh bỏ rọ cô trôi sông để thế mạng!
07 Tháng Chín 20218:48 CH(Xem: 10159)
Đã từng quen thuộc với tác phẩm văn học “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, lại vốn rất có cảm tình với nhà văn này, nên hồi phim điện ảnh “Đất nước đứng lên” xuất xưởng, tôi đã háo hức tìm xem ngay. Song, trái ngược với dự đoán và mong đợi, bộ phim đồ sộ, tốn kém này đã gây cho tôi nhiều phản cảm, nhiều nỗi ấm ức muốn được giải tỏa. Rồi khi VTV thời gian vừa qua liên tục phát sóng lại bộ phim này, nhân các dịp lễ lạt kỷ niệm nào đó, tôi đã xem thêm lần nữa và thấy cần phải nói đôi lời.
14 Tháng Bảy 20215:36 CH(Xem: 10714)
Cứ mỗi lần được đi trên sông Hồng, tôi lại mê mải nhìn sang hai bên làng xóm trù phú, và cố tìm những luỹ tre làng đang bị mất dần đi… Thế mà, suốt bao đời nay, luỹ tre làng là một trong những biểu hiện quen thuộc nhất, sinh động nhất của châu thổ Bắc bộ. Nhà thơ dân dã Nguyễn Duy từng thốt lên: Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi!
02 Tháng Bảy 20216:30 CH(Xem: 9866)
Giữa những ngày nóng nực tháng 6 này, giữa cơn "địa chấn" của lòng người trước chủ quyền Đất Nước bị xâm phạm trắng trợn từ nhiều năm nay, tôi đã bỗng nhớ đến một bài thơ yêu nước Tây Ban Nha do chính nhà văn Lưu Trọng Lư đọc cho nghe, cách đây gần ba chục năm, trong căn buồng của nhà văn đối diện phía sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám.