- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGƯỜI BẠN CŨ

12 Tháng Tám 20224:28 CH(Xem: 8034)
canh bướm xanh
Bướm Xanh - ảnh internet

 

 

Thái Thanh       

NGƯỜI BẠN CŨ     

 

Sau khi mãn tang ba, Thy vướng phải một chuyện lùm xùm tranh chấp kiện tụng ở tòa án rất đau đầu. Khoảng thời gian này để tâm vơi bớt muộn phiền, Thy hay về chùa và đi lên mộ thắp hương cho ba và cho bà nội nàng ở Nghĩa địa Phật giáo Qui nhơn - mong tìm chút bình yên. Thường Thy đi chỉ một mình.

Một buổi chiều nhà không có ai vì bà ngoại đã dẫn mấy đứa trẻ con ở nhà đi Sài gòn chơi. Thy đóng lô nghỉ bán đi thăm mộ. Sau khi thắp hương xong ,6 giờ chiều Thy rời nghĩa trang đi về. Cô đi con đường mới mở nó nằm song song với đường Nguyễn thái Học cho đỡ tránh xe vì đường này vắng lắm. Đã vào cuối tháng 7 trời đang chuyển tiết sang thu, gió hiu hiu thổi mát mát dịu dịu làm tâm nàng cảm thấy thơ thới nhẹ nhàng đôi chút. Chợt Thy nghe tronng gió bên tai có tiếng ai gọi mình: " Thy ơi, Thy Thy". Thy nhận ra Hạ cô bạn học cũ hồi tiểu học đang vẫy tay cười với cô bên đường. Thy mừng quá. Mấy mươi năm rồi nàng và Hạ không gặp nhau... Thy có một kỷ niệm rất sâu sắc về cô bạn này làm nàng áy náy mãi suốt mấy năm qua.

...Năm đó Thy học lớp nhì (lớp 4 bây giờ) nàng có một cô bạn không thân lắm nhưng cùng học chung một lớp ở trường tiểu học Đào duy Từ. Cô ấy là Hạ.
Một hôm vì một  điều gì đó mà Hạ cãi nhau với ba má Hạ và tự nhiên cô ấy tới tìm Thy. Hồi đó Thy rất ít bạn, trong lớp nàng chỉ chơi thân với Mai. Mai và Thy thuộc loại nhút nhát sợ ba mẹ mình một phép nên khi lỡ làm sai gì đó mà bị ba má la là không bao giờ dám cãi lại, càng không có cái gan bỏ nhà mà đi. Hôm ấy Hạ đến chơi từ buổi chiều và nó nói đêm nay cho nó ngủ lại luôn. Hôi đó nhà ba má Thy to rộng ở phố chợ lớn Qui nhơn, con cái đứa nào cũng có phòng riêng cả.
Thy kém xử trí vấn đề nên thấy Hạ đòi ở lại cô đâm sợ, đâm lúng túng khó chịu nhưng lại không nỡ bảo Hạ đi. Tới giờ ăn cơm, cả nhà ngồi vào bàn ăn, Thy hỏi Hạ "ăn không?". Hạ ngập ngừng không nói. Thy lại muốn giấu không cho ai biết rằng đêm nay có bạn cô ở trong nhà nên cô lơ luôn.

Đêm đó hai đứa ngủ trong phòng đóng cửa lại. Đến gần sáng Hạ lay Thy dậy mở cửa cho Hạ về? Thy mở cửa hông nhà mình cho Hạ đi sớm, rồi yên tâm lên ngủ tiếp. Đến sáng lúc xuống nhà ăn sáng cô nghe bà Cố kể: Hồi đêm qua lúc nửa đêm bà Cố dậy đi tiểu thấy bạn Thy rón rén xuống bếp. Nó bưng nguyên nồi cơm nguội ngồi xổm và chế chai nước mắm trộn vào ăn. Hình như nó đói ghê lắm mà sợ mọi người phát hiện ra nên ăn ngốn cơm dính đầy mặt, mắt trợn ngược lên vì nghẹn.
Thy điếng người, tự dưng nàng thấy như tim mình bị bóp lại. Nàng thấy thương Hạ quá. Lòng áy náy, xốn xang, ray rức. Thy chờ đến thứ hai đi học sẽ nói lời gì đó mong chuộc lỗi với bạn mình nhưng cô ấy nghỉ học và từ đó không thấy Hạ đến trường nữa. Thy mang trong lòng sự ân hận đó in mãi trong tim mình cho đến lớn.

Mấy mươi năm trôi qua tự dưng vô tình hôm nay lại gặp được Hạ, Thy mừng quá. Cô ấy vẫn như xưa không khác gì cả. Bây giờ Thy đã trưởng thành, đã hiểu và biết cảm thông để sửa sai lầm ngày xưa cũ nhất là với Hạ: Người mà nàng luôn canh cánh bên mình lỗi lầm xưa mình lỡ phạm.
Thy đạp xe đến gần hơn mừng rỡ:

-Trời ơi Hạ lâu ghê mới gặp lại bạn. Bây giờ ở đâu vậy Hạ ?

-Ừ tao ở ngoài quê nay mới đi Qui nhơn mà lỡ đường chưa dìa được nè!

- Vậy tối nay mầy ngủ ở đâu ?

- Chưa biết ở đâu nữa, chắc là nhà trọ!

- Thôi về nhà tao ở đi

-Có gì bất tiện không?

- Không sao hết tao sống có một mình hà. Nhà cũ ba má tao bán rồi, giờ tao ở Hoằng quốc Việt gần chợ Đầm.

- Ờ tao biết rồi!

- Sao biết hay vậy? Tao mới về đây có mấy tháng à.

-Ừ tao nghe nói, mà thôi về nhà mầy đi rồi mình nói chiện cho dzui.

Nó leo xe ngồi sau xe đạp Thy. Có lẽ do Hạ gầy nên xe chạy bon bon trên đường về đến nhà trời đã sụp tối. Căn nhà Thy ở tối om, cô lần tìm công tắc để mở điện.

-Ủa đâu có bị cúp điện đâu! Chết rồi đường dây điện bị hư sao mà mở bóng nào cũng không sáng được vậy kìa?

- Thôi thắp đèn cầy đi. Mai sửa vậy.

- Ủa sao mày biết đèn cầy tao để ở đó mà lấy hay vậy? (Hạ cười không nói)

Thy thắp đèn cầy cho sáng cả nhà rồi giục Hạ đi tắm trước ở phòng tắm trên lầu. Cô bật bếp ga lên nấu vài món cho hai đứa cùng ăn.
Ăn xong Thy rửa chén. Hạ ôm gối trải chiếu ở sân thượng cho hai đứa ngủ.

-Thy nè tối nay mình ngủ ngoài này cho nó mát. À nhà mầy trống trơn trống hoắc mày không thờ ai hết hả?

- Ừ do tao mới về đây, hơn nữa do nhà tao đang tranh chấp, tao đang kiện tụng không biết có lấy lại được không nên chờ ổn rồi tao thờ Phật. Rồi Thy kể vắn tắt chuyện về mình cho Hạ nghe.

- Tội mầy quá. Thiệt thà như mầy dễ bị ăn hiếp. Hai đứa mình cùng tuổi con heo mà sao chả sướng tí nào, long đong khổ sở. Tao sẽ tìm cách giúp mầy nghe.

Thy phì cười.Giúp cách nào được khi Hạ ở tận trên quê chứ nàng nói :

-À mày kể tao nghe chuyện về mày đi?

- Chuyện của tao thì buồn lắm. Mầy thì dù sao cũng có hai đứa con còn tao chưa có đứa nào hết, nghỉ học sớm tao có chồng năm 75 cưới nhau xong thì anh ra trận. Anh ấy là lính Biệt kích dù nên sau 75 bị đi cải tạo. Năm 80 anh trốn trại và vợ chồng tao cùng gia đình chồng vượt biển. Đêm ấy bão to, thuyền vỡ từng mảnh trôi giạt theo sóng mất biệt, cả nhà trôi lạc mất nhau... Tao đi tìm ảnh từ đó đến giờ nhưng mấy mươi năm rồi không tìm thấy được. Ba má tao giờ cũng định cư ở Mỹ rồi chỉ còn có mình tao còn lại nơi này.

Thy ứa nước mắt khi nghe Hạ kể:

- Thỉnh thoảng đi Qui nhơn mày hãy ghé tao nha. Hạ ơi tao xin lỗi mày vì hồi nhỏ mày đến nhà tao, tao nỡ bỏ đói mày đêm đó. Bây giờ thì mầy cứ ghé thăm tao, ăn cơm với tao nha.

- Mày khờ quá ai mà giận chuyện con nít hồi xưa ấy... Thy ơi! Tao sắp đi xa có lẽ không gặp lại mầy. Dù ở chân trời góc biển nào tao cũng nuôi ý nghĩ rằng tìm cho được chồng tao mà không biết đến bao giờ.

Rồi nó ngân nga:

      "Em làm sao xa anh
      Khi bóng anh còn đó
      Một ngày không có anh
      Lòng buồn như vạn thuở
     Tình như chim liền cánh
     Em chẳng sợ đường dài
     Dù gian nan cách trở
     Vẫn có nhau trong đời"

- Mấy mươi năm rồi mà vẫn không tìm thấy chắc anh đã không còn. Mày nên quên đi cho lòng nhẹ nhỏm.

- Vậy mà tao có cảm giác rằng tao sắp gặp lại anh ấy đó... Gặp lại mầy đây không biết đến bao giờ gặp lại nữa Thy ơi.

- Mình vẫn gặp lại đó thôi hì hì!!

-À Thy ơi mầy là dân buôn bán mà sao mầy không cúng cô hồn.

- Hồi trước nhà tao có xe ba lua mỗi chuyến đi về ba tao đều cúng xôi chè gà vịt cho các bác nhưng từ khi tao ra chợ buôn bân tao nghe cái chị bán gần hàng tao nói " mình cúng cô hồn họ cứ đeo theo mình mà đòi, cứ như dân công giáo họ có cúng gì đâu mà họ vẫn làm ăn suôn sẻ đó thôi nà". Thế nên tao hổng cúng, tao ít tin chuyện này.

- Thật ra nếu mày buôn bán mày phải cúng. Tốn công tốn sức có tí thôi nhưng người ta phù hộ mày thu được nhiều hơn nữa.
Người âm họ sợ mình quên họ nên họ cứ làm những điều khiến mình sợ song họ sống cũng khổ đau. Vong hồn họ vất vưởng, đói khát, mong chờ đáng thương lắm... Mày phải mở lòng mình ra, đó chính là mầy đang gieo chủng tử của lòng từ...

- Ừ thôi khuya rồi ngủ đi.

Nhưng Hạ không ngủ nó kể rồi nó hát nó đọc thơ.
Giọng nói của Hạ đều đều êm êm bên tai làm Thy ngủ quên mất. Gần sáng cô bất chợt thức giấc sờ tay sang không thấy Hạ "Có lẽ cô ấy đi vệ sinh". Thy Thy nằm ráng một lát nữa vẫn không thấy bạn lên, gió và sương đêm giữa trời rơi xuống khiến cô thấy lành lạnh.  Cô dậy xếp gọn gối mềm rồi vào nhà xuống cầu thang. Cô thấy đèn ông thần tài sáng đỏ " Ủa vậy là đường dây điện không chạm nữa sao". Cô bật đèn cả nhà đều sáng nhưng không thấy Hạ đâu. Kỳ lạ con bé này đi đâu mà không nói mình, đã bảo sáng qua nhà bên cạnh ăn bún bò mà lại đi mất tiêu...

...Chào buổi sáng, bắt đầu ngày mới. Cô đi tắm rồi chuẩn bị dắt xe đạp đi chợ bán hàng. Khi cửa mở Thy nghe tiếng Quyền, cô bán bún bò gần nhà gọi:

- Chị Thy ơi chị Thy. Cái chị gì bạn của chị hồi sáng có qua em gọi một tô bún bò. Em múc cho chỉ xong, em đưa cho chỉ rồi lúc em lui cui công việc ngẩng lên thấy chị đi đâu mất mà tô bún vẫn còn nguyên đến trưa làm em phải đổ.

- Ủa lúc đó mấy giờ?

- 4g sáng, em bán mở hàng cho chỉ, chỉ nói với em là bạn của chị mà...

- Ồ, vậy sao?

- Dạ, cuối cùng sao chỉ không ăn tô bún còn nguyên em phải dẹp đổ...

- Thôi được để chị trả tiền tô bún đó cho em, chắc do nó đi gấp...

Thy bần thần đạp xe đi, bình minh vừa ló dạng. Một con bướm xám xanh bay bay trước mặt cô, bay lượn ngang đầu rồi mất hút...
Tự dưng Thy liên tưởng đến chiếc áo khoát màu xám xanh Hạ đã mặc chiều hôm qua lòng cô chao lại chút bâng khuâng... bàng hoàng.
Hạ ơi!

Thái Thanh
( Sài gòn tháng 7/Nhâm Dần 2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Một 202212:44 SA(Xem: 6853)
Bình minh bừng lên trên sông Tiền mênh mông. Những con sóng lấp lánh, cuồn cuộn chảy xuôi cuốn theo những bè lục bình như đoàn chiến mã đuổi nhau vô tận về phía hạ nguồn. Ánh ban mai rực lên khắp Cồn Phụng, lên cổng lăng Minh Mạng được đắp vẽ cầu kỳ. Những mảnh thủy tinh hắt ánh sáng sang hàng bần ven bờ sông những đường kỳ ảo muôn màu muôn vẻ làm Mỹ Lan cứ hết nhìn ra sông lại nhìn cảnh vật trên cồn với nhiều tò mò, thích thú.
13 Tháng Chín 20221:55 CH(Xem: 7334)
Thượng Hải, 19h, một ngày tháng Tám Hầy à, ngày xưa… bố... hoạt động thế là để đánh... lũ thực dân, đế quốc, cứu nước, bây giờ... con làm thế để... làm gì? Cẩn thận... chỉ mang oán khổ... cho dân! vị Đại tá già trong lần tỉnh táo hiếm hoi bên giường bệnh, khó nhọc nói với người con trai cùng ngành mới từ nước ngoài về. Thôi, pá pa đừng nói nhiều nữa, mệt rồi, đầu óc ít tỉnh táo, pá pa nghỉ đi! Con ra với mẹ và các em, người con trai có quân hàm khá cao cấp của ngành vừa nói, vừa kéo chăn che phần ngực gầy hơi hở ra của bệnh nhân già, trong phòng gắn máy lạnh.
01 Tháng Chín 20224:24 CH(Xem: 8002)
Ông kể, ông đã đến nơi này hơn năm mươi năm về trước, thời mà ông còn là chàng trai hai mươi tuổi. Với đôi chân trai trẻ, ông đã xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Người ta thường nói “ chân cứng đá mềm” thì đúng đã rơi vào trường hợp của ông Trần Duy. Ngày ấy, chàng đã đến nơi này bằng đôi chân khỏe , dẻo dai, đã băng rừng vượt suối , len lỏi vào tận rừng Trường Sơn ngút ngàn đá, ngút ngàn cây, ngút ngàn những vắt và muỗi mòng, đi giữa cái sống và cái chết. Ông kể với tâm trạng đầy tự hào về một giai đoạn mà cuộc đời con người khó có lần thứ hai. Nơi mà bây giờ, tôi và cụ Duy, chỉ qua một đêm đã đến được nơi này.
28 Tháng Tám 202210:03 CH(Xem: 6687)
...có người cho nó coi trên mạng hình ảnh của những người đảng tân nọ, đảng cựu kia, phe mới ấy… ở hải ngoại, đảng viên tiền phong lãnh đạo gì, nhất là nhóm trẻ, trung niên, mà toàn trưng diện uống champaigne, ôm trai xinh, gái đẹp, gái trẻ, đi xe sang, chơi ở resort xịn, ngủ hotel xịn, đồng hồ, âu phục mắc tiền, nhà lầu xe hơi giàu sang, hào nhoáng… ở xứ người, rồi lại còn về cả mấy quốc gia tư bổn láng giềng bên châu lục nhà nữa để trưng diện, khoe khoang, chẳng kém gì bọn con ông cháu cha bên thắng cuộc và cán bộ giàu sang của chúng đang làm, vậy thì mấy “tiền phong” đó kêu gọi đồng bào đau khổ thế nào? Vậy thì họ giác ngộ, lãnh đạo quần chúng cần lao, dân lành ra sao?
08 Tháng Tám 20225:48 CH(Xem: 7909)
Thiếu tá Hân lấy lại tư thế ngồi trước vô lăng một cách điệu nghệ như chứng tỏ cho người bạn dạy lái xe mà anh hình dung đang ở bên cạnh rằng: “Cậu xem, “tay lái lụa” của tớ đã đạt tới trình độ nghệ sĩ chứ không phải là anh thợ lái - dù là thợ lái chuyên nghiệp cho ba tớ trước đây hay cho tớ hiện giờ…”.
01 Tháng Tám 20227:00 CH(Xem: 7956)
Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu…được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn.
28 Tháng Bảy 20225:29 CH(Xem: 7571)
Ông Đình ngồi bên lan can tầng một, với be rượu đế Gò Đen, một đĩa đậu phộng. Dưới chân là con đường Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận, có hàng cây sao thấp thoáng mấy con sóc nhí nhảnh chuyền cành, thỉnh thoảng xòe đuôi dài đú đởn với nhau. Chúng không quan tâm đến xe cộ như dòng thác lũ cuồn cuộn chảy. Thói quen uống rượu một mình với đậu phộng rang, có từ hồi tham gia kháng chiến chống Pháp trên đất Bắc. Quê ông, một tỉnh cực Nam Trung bộ, nắng gió nên ít người nhâm nhi ly rượu với lạc rang như ở Thủ đô. Năm nay ông đã 82 tuổi, có năm mươi năm làm nghề, ông đã tham gia khai quật hàng trăm ngôi mộ cổ. Về hưu đã lâu, nhưng nhờ vốn kiến thức, ông vẫn được mời tham gia vào những đợt khảo cổ. Ông thông thạo chữ Pháp, chữ Hán, ngôn ngữ rất cần cho việc khám phá thư tịch cổ.
21 Tháng Bảy 202211:05 CH(Xem: 7632)
Ngày X, tôi tỉnh dậy trên giường, bác sỹ, y tá và cả hộ lý nhìn tôi, cái nhìn từ trên xuống, còn tôi thấy họ chụm đầu, vài đôi mắt kính của họ lấp loáng những tia sáng, những ngọn đèn trên trần cũng hắt xuống một thứ ánh sáng dịu.
07 Tháng Bảy 20222:40 CH(Xem: 8031)
Sau gần mười năm “gió bụi”, Nguyễn Du mới trở về quê hương, với sông Lam, núi Hồng. Hai anh em đều ngỡ ngàng vì làng Tiên Điền trở nên tiêu điều xơ xác. Những ngôi nhà xinh xắn, những vườn cây sum suê trái ngọt đã bị đốt phá, ngổn ngang nền nhà gạch đá nham nhở, những cây cổ thụ trơ gốc cháy xém. Đó là quang cảnh sau cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quýnh- anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du năm Tân Hợi 1791.
03 Tháng Bảy 202211:33 SA(Xem: 7561)
Ở nhà thường gọi là chị Xíu. Tên của chị là Lan Vy - chị họ của tôi. Chị em tôi chơi thân với nhau như chị em ruột. Tôi không có chị gái nên hình mẫu của tôi chính là chị để mà học hỏi. Chị nổi tiếng xinh đẹp và hiền thục ngay từ lúc còn là nữ sinh đệ nhất cấp. Khi vào lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) bác tôi có mời một anh sinh viên tên là Vinh về kèm cho chị học. Anh ấy nhiệt tình, kiến thức vững và tính cách cũng đàng hoàng. Năm tháng trôi đi học xong đệ nhất cấp, chị thi đỗ vào trường Nữ trung học Thành Nội. Mẹ chị là một người phụ nữ đẹp, phúc hậu và đặc biệt là có giọng hát ru và những làn điệu dân ca xứ Huế rất hay. Ngoài giờ học chị được mẹ kèm cặp, nữ công gia chánh như đan lát, thêu thùa, làm các loại bánh trái, nấu được những món ăn đặc trưng xứ Huế rất ngon.