- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGƯỜI BẠN CŨ

12 Tháng Tám 20224:28 CH(Xem: 8666)
canh bướm xanh
Bướm Xanh - ảnh internet

 

 

Thái Thanh       

NGƯỜI BẠN CŨ     

 

Sau khi mãn tang ba, Thy vướng phải một chuyện lùm xùm tranh chấp kiện tụng ở tòa án rất đau đầu. Khoảng thời gian này để tâm vơi bớt muộn phiền, Thy hay về chùa và đi lên mộ thắp hương cho ba và cho bà nội nàng ở Nghĩa địa Phật giáo Qui nhơn - mong tìm chút bình yên. Thường Thy đi chỉ một mình.

Một buổi chiều nhà không có ai vì bà ngoại đã dẫn mấy đứa trẻ con ở nhà đi Sài gòn chơi. Thy đóng lô nghỉ bán đi thăm mộ. Sau khi thắp hương xong ,6 giờ chiều Thy rời nghĩa trang đi về. Cô đi con đường mới mở nó nằm song song với đường Nguyễn thái Học cho đỡ tránh xe vì đường này vắng lắm. Đã vào cuối tháng 7 trời đang chuyển tiết sang thu, gió hiu hiu thổi mát mát dịu dịu làm tâm nàng cảm thấy thơ thới nhẹ nhàng đôi chút. Chợt Thy nghe tronng gió bên tai có tiếng ai gọi mình: " Thy ơi, Thy Thy". Thy nhận ra Hạ cô bạn học cũ hồi tiểu học đang vẫy tay cười với cô bên đường. Thy mừng quá. Mấy mươi năm rồi nàng và Hạ không gặp nhau... Thy có một kỷ niệm rất sâu sắc về cô bạn này làm nàng áy náy mãi suốt mấy năm qua.

...Năm đó Thy học lớp nhì (lớp 4 bây giờ) nàng có một cô bạn không thân lắm nhưng cùng học chung một lớp ở trường tiểu học Đào duy Từ. Cô ấy là Hạ.
Một hôm vì một  điều gì đó mà Hạ cãi nhau với ba má Hạ và tự nhiên cô ấy tới tìm Thy. Hồi đó Thy rất ít bạn, trong lớp nàng chỉ chơi thân với Mai. Mai và Thy thuộc loại nhút nhát sợ ba mẹ mình một phép nên khi lỡ làm sai gì đó mà bị ba má la là không bao giờ dám cãi lại, càng không có cái gan bỏ nhà mà đi. Hôm ấy Hạ đến chơi từ buổi chiều và nó nói đêm nay cho nó ngủ lại luôn. Hôi đó nhà ba má Thy to rộng ở phố chợ lớn Qui nhơn, con cái đứa nào cũng có phòng riêng cả.
Thy kém xử trí vấn đề nên thấy Hạ đòi ở lại cô đâm sợ, đâm lúng túng khó chịu nhưng lại không nỡ bảo Hạ đi. Tới giờ ăn cơm, cả nhà ngồi vào bàn ăn, Thy hỏi Hạ "ăn không?". Hạ ngập ngừng không nói. Thy lại muốn giấu không cho ai biết rằng đêm nay có bạn cô ở trong nhà nên cô lơ luôn.

Đêm đó hai đứa ngủ trong phòng đóng cửa lại. Đến gần sáng Hạ lay Thy dậy mở cửa cho Hạ về? Thy mở cửa hông nhà mình cho Hạ đi sớm, rồi yên tâm lên ngủ tiếp. Đến sáng lúc xuống nhà ăn sáng cô nghe bà Cố kể: Hồi đêm qua lúc nửa đêm bà Cố dậy đi tiểu thấy bạn Thy rón rén xuống bếp. Nó bưng nguyên nồi cơm nguội ngồi xổm và chế chai nước mắm trộn vào ăn. Hình như nó đói ghê lắm mà sợ mọi người phát hiện ra nên ăn ngốn cơm dính đầy mặt, mắt trợn ngược lên vì nghẹn.
Thy điếng người, tự dưng nàng thấy như tim mình bị bóp lại. Nàng thấy thương Hạ quá. Lòng áy náy, xốn xang, ray rức. Thy chờ đến thứ hai đi học sẽ nói lời gì đó mong chuộc lỗi với bạn mình nhưng cô ấy nghỉ học và từ đó không thấy Hạ đến trường nữa. Thy mang trong lòng sự ân hận đó in mãi trong tim mình cho đến lớn.

Mấy mươi năm trôi qua tự dưng vô tình hôm nay lại gặp được Hạ, Thy mừng quá. Cô ấy vẫn như xưa không khác gì cả. Bây giờ Thy đã trưởng thành, đã hiểu và biết cảm thông để sửa sai lầm ngày xưa cũ nhất là với Hạ: Người mà nàng luôn canh cánh bên mình lỗi lầm xưa mình lỡ phạm.
Thy đạp xe đến gần hơn mừng rỡ:

-Trời ơi Hạ lâu ghê mới gặp lại bạn. Bây giờ ở đâu vậy Hạ ?

-Ừ tao ở ngoài quê nay mới đi Qui nhơn mà lỡ đường chưa dìa được nè!

- Vậy tối nay mầy ngủ ở đâu ?

- Chưa biết ở đâu nữa, chắc là nhà trọ!

- Thôi về nhà tao ở đi

-Có gì bất tiện không?

- Không sao hết tao sống có một mình hà. Nhà cũ ba má tao bán rồi, giờ tao ở Hoằng quốc Việt gần chợ Đầm.

- Ờ tao biết rồi!

- Sao biết hay vậy? Tao mới về đây có mấy tháng à.

-Ừ tao nghe nói, mà thôi về nhà mầy đi rồi mình nói chiện cho dzui.

Nó leo xe ngồi sau xe đạp Thy. Có lẽ do Hạ gầy nên xe chạy bon bon trên đường về đến nhà trời đã sụp tối. Căn nhà Thy ở tối om, cô lần tìm công tắc để mở điện.

-Ủa đâu có bị cúp điện đâu! Chết rồi đường dây điện bị hư sao mà mở bóng nào cũng không sáng được vậy kìa?

- Thôi thắp đèn cầy đi. Mai sửa vậy.

- Ủa sao mày biết đèn cầy tao để ở đó mà lấy hay vậy? (Hạ cười không nói)

Thy thắp đèn cầy cho sáng cả nhà rồi giục Hạ đi tắm trước ở phòng tắm trên lầu. Cô bật bếp ga lên nấu vài món cho hai đứa cùng ăn.
Ăn xong Thy rửa chén. Hạ ôm gối trải chiếu ở sân thượng cho hai đứa ngủ.

-Thy nè tối nay mình ngủ ngoài này cho nó mát. À nhà mầy trống trơn trống hoắc mày không thờ ai hết hả?

- Ừ do tao mới về đây, hơn nữa do nhà tao đang tranh chấp, tao đang kiện tụng không biết có lấy lại được không nên chờ ổn rồi tao thờ Phật. Rồi Thy kể vắn tắt chuyện về mình cho Hạ nghe.

- Tội mầy quá. Thiệt thà như mầy dễ bị ăn hiếp. Hai đứa mình cùng tuổi con heo mà sao chả sướng tí nào, long đong khổ sở. Tao sẽ tìm cách giúp mầy nghe.

Thy phì cười.Giúp cách nào được khi Hạ ở tận trên quê chứ nàng nói :

-À mày kể tao nghe chuyện về mày đi?

- Chuyện của tao thì buồn lắm. Mầy thì dù sao cũng có hai đứa con còn tao chưa có đứa nào hết, nghỉ học sớm tao có chồng năm 75 cưới nhau xong thì anh ra trận. Anh ấy là lính Biệt kích dù nên sau 75 bị đi cải tạo. Năm 80 anh trốn trại và vợ chồng tao cùng gia đình chồng vượt biển. Đêm ấy bão to, thuyền vỡ từng mảnh trôi giạt theo sóng mất biệt, cả nhà trôi lạc mất nhau... Tao đi tìm ảnh từ đó đến giờ nhưng mấy mươi năm rồi không tìm thấy được. Ba má tao giờ cũng định cư ở Mỹ rồi chỉ còn có mình tao còn lại nơi này.

Thy ứa nước mắt khi nghe Hạ kể:

- Thỉnh thoảng đi Qui nhơn mày hãy ghé tao nha. Hạ ơi tao xin lỗi mày vì hồi nhỏ mày đến nhà tao, tao nỡ bỏ đói mày đêm đó. Bây giờ thì mầy cứ ghé thăm tao, ăn cơm với tao nha.

- Mày khờ quá ai mà giận chuyện con nít hồi xưa ấy... Thy ơi! Tao sắp đi xa có lẽ không gặp lại mầy. Dù ở chân trời góc biển nào tao cũng nuôi ý nghĩ rằng tìm cho được chồng tao mà không biết đến bao giờ.

Rồi nó ngân nga:

      "Em làm sao xa anh
      Khi bóng anh còn đó
      Một ngày không có anh
      Lòng buồn như vạn thuở
     Tình như chim liền cánh
     Em chẳng sợ đường dài
     Dù gian nan cách trở
     Vẫn có nhau trong đời"

- Mấy mươi năm rồi mà vẫn không tìm thấy chắc anh đã không còn. Mày nên quên đi cho lòng nhẹ nhỏm.

- Vậy mà tao có cảm giác rằng tao sắp gặp lại anh ấy đó... Gặp lại mầy đây không biết đến bao giờ gặp lại nữa Thy ơi.

- Mình vẫn gặp lại đó thôi hì hì!!

-À Thy ơi mầy là dân buôn bán mà sao mầy không cúng cô hồn.

- Hồi trước nhà tao có xe ba lua mỗi chuyến đi về ba tao đều cúng xôi chè gà vịt cho các bác nhưng từ khi tao ra chợ buôn bân tao nghe cái chị bán gần hàng tao nói " mình cúng cô hồn họ cứ đeo theo mình mà đòi, cứ như dân công giáo họ có cúng gì đâu mà họ vẫn làm ăn suôn sẻ đó thôi nà". Thế nên tao hổng cúng, tao ít tin chuyện này.

- Thật ra nếu mày buôn bán mày phải cúng. Tốn công tốn sức có tí thôi nhưng người ta phù hộ mày thu được nhiều hơn nữa.
Người âm họ sợ mình quên họ nên họ cứ làm những điều khiến mình sợ song họ sống cũng khổ đau. Vong hồn họ vất vưởng, đói khát, mong chờ đáng thương lắm... Mày phải mở lòng mình ra, đó chính là mầy đang gieo chủng tử của lòng từ...

- Ừ thôi khuya rồi ngủ đi.

Nhưng Hạ không ngủ nó kể rồi nó hát nó đọc thơ.
Giọng nói của Hạ đều đều êm êm bên tai làm Thy ngủ quên mất. Gần sáng cô bất chợt thức giấc sờ tay sang không thấy Hạ "Có lẽ cô ấy đi vệ sinh". Thy Thy nằm ráng một lát nữa vẫn không thấy bạn lên, gió và sương đêm giữa trời rơi xuống khiến cô thấy lành lạnh.  Cô dậy xếp gọn gối mềm rồi vào nhà xuống cầu thang. Cô thấy đèn ông thần tài sáng đỏ " Ủa vậy là đường dây điện không chạm nữa sao". Cô bật đèn cả nhà đều sáng nhưng không thấy Hạ đâu. Kỳ lạ con bé này đi đâu mà không nói mình, đã bảo sáng qua nhà bên cạnh ăn bún bò mà lại đi mất tiêu...

...Chào buổi sáng, bắt đầu ngày mới. Cô đi tắm rồi chuẩn bị dắt xe đạp đi chợ bán hàng. Khi cửa mở Thy nghe tiếng Quyền, cô bán bún bò gần nhà gọi:

- Chị Thy ơi chị Thy. Cái chị gì bạn của chị hồi sáng có qua em gọi một tô bún bò. Em múc cho chỉ xong, em đưa cho chỉ rồi lúc em lui cui công việc ngẩng lên thấy chị đi đâu mất mà tô bún vẫn còn nguyên đến trưa làm em phải đổ.

- Ủa lúc đó mấy giờ?

- 4g sáng, em bán mở hàng cho chỉ, chỉ nói với em là bạn của chị mà...

- Ồ, vậy sao?

- Dạ, cuối cùng sao chỉ không ăn tô bún còn nguyên em phải dẹp đổ...

- Thôi được để chị trả tiền tô bún đó cho em, chắc do nó đi gấp...

Thy bần thần đạp xe đi, bình minh vừa ló dạng. Một con bướm xám xanh bay bay trước mặt cô, bay lượn ngang đầu rồi mất hút...
Tự dưng Thy liên tưởng đến chiếc áo khoát màu xám xanh Hạ đã mặc chiều hôm qua lòng cô chao lại chút bâng khuâng... bàng hoàng.
Hạ ơi!

Thái Thanh
( Sài gòn tháng 7/Nhâm Dần 2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Giêng 202012:16 SA(Xem: 16279)
Những ngày giáp Tết năm nay, tôi mang một ít hàng ra chợ trời bán cho vơi bớt hàng cũ. Lúc đầu mới ra bán tôi rất ngại, lo sợ đủ điều nên thay vì tôi chọn chỗ đông người để bán cho đắt hàng, tôi lại chọn chỗ vắng hơn cho đỡ phải tranh giành bon chen với người khác. Dần dần tôi lại cảm thấy ở chợ trời cũng nhẹ nhàng chứ không đến nỗi vất vả, giành giựt như tôi nghĩ, tôi cũng có những người bạn mới từ nơi chốn này.
22 Tháng Giêng 20209:23 CH(Xem: 15814)
Khi tôi vừa bước lên cầu thang thì bất chợt nghe tiếng đàn piano vọng xuống từ trên tầng hai của căn chung cư, tiếng đàn vang lên từng khúc gãy nhịp tạo ra một thứ âm thanh rời rạc nghe chói tai khiến tôi đứng khựng lại, và trong một thoáng suy nghĩ, tôi đoán chắc tiếng đàn ấy là của một người đang mầy mò học đàn. Nhiều lần đến chơi với Quân tôi không thấy trong nhà nó có bất cứ một loại nhạc cụ nào, nhưng tình cờ hôm nay nghe được tiếng đàn khiến tôi ngạc nhiên.
22 Tháng Giêng 20208:09 CH(Xem: 16974)
Cơm nước tắm rửa xong, bọn trẻ đã lên giường thì ba nhân dắt nhau ra vườn nói chuyện. “Mà thực ra tao cũng đếch biết nói thế nào. Một đằng người yêu cũ, vợ cũ tuy chưa có con chung nhưng tình sâu nghĩa nặng từ thủa còn thơ. Vả lại cổ đã tuyên bố nếu tao hắt hủi mẹ con cổ, cổ sẽ ôm cả hai đứa nhảy xuống sông Tiền cho khuất mắt. Cái vụ này thì dám lắm, tao chơi với cổ từ nhỏ tao biết tính mà. Còn cô Hồng cũng nói, em đã bán hết nhà cửa ôm cả ba đứa con máu thịt của anh vào đây rồi, anh có định đem chúng ra ngoài đường bỏ là tùy! Rối ruột quá đâm cùn, tao bảo hai bà là, tôi cán bộ đảng viên nên không được hai vợ, tôi chỉ được chọn một. Hai bà tự đàm phán với nhau. Xong rồi thì một bà vào buồng với tôi, một bà ngủ với con!” “Thế rồi sao?” “Hai bả rì rầm ngoài vườn khuya lắm. Tao đã thiếp đi rồi thì thấy vô buồng. Cả hai! Một bà vào nằm trong. Một bà nằm ngoài. Tao nằm giữa.” “Ái chà chà! Trò chơi ba người, bánh mì kẹp pa tê à! Sướng nhất chú!” “Tầm bậy! Sướng cái khỉ khô"...
14 Tháng Giêng 20209:22 CH(Xem: 16259)
Thiện có một căn nhà cho thuê. Cách đây lâu lắm, năm nào Thiện không còn nhớ rõ, chỉ biết lúc ấy mẹ anh quan tâm đến cuộc sống tương lai của cậu con trai út vô lo nên bà đã cẩn thận dặn dò anh. Mẹ anh bảo: -Thiện à. Con đã lớn khôn rồi, không còn bé nhỏ nữa, phải biết lo cuộc sống tương lai, mẹ muốn con mua một căn nhà để sau này khi con lập gia đình có chỗ ăn chỗ ở đàng hoàng. Ông bà ta thường nói “ An cư mới lạc nghiệp ”. Nghe con. Nghe mẹ nói Thiện chỉ cười cười không tỏ vẻ lời khuyên của mẹ có sức thuyết phục đối với anh.
10 Tháng Giêng 20209:18 CH(Xem: 16638)
“Đàn ông Mỹ sao lắm người tên John thế. John Wayne, John Kennedy, John Lennon, John McCain… gặp ông Mỹ, em cứ gọi đại là John, bảy mươi lăm phần trăm là trúng phóc.” Cô gái giụi đầu vào vai chồng, hít hà mùi thuốc cạo râu phảng phất trên vai áo anh, châm chọc. Bóp nhẹ bờ vai vợ, người đàn ông xoay đầu qua, cọ cằm vào đỉnh đầu phủ làn tóc mượt mà của vợ, hít hà, “Chính xác.” / “Tại sao anh lại tên John?” Cô gái hỏi. / “Mẹ anh thích đọc Phúc Âm của thánh John.” /
28 Tháng Mười Hai 201911:29 CH(Xem: 17019)
Bình An / Tên của tôi là do cha cô ấy đặt. / Sự hiện hữu của tôi là vì cô ấy mà có, tôi là một con robot.Tôi được chào đời vào một ngày mùa thu thật ảm đạm, lần đầu tiên thức dậy đập vào mắt là bầu trời xám xịt nặng những nước, nhìn xong tôi mới hiểu thấm thía cái cảm giác buồn bã, u sầu thường thấy trong thơ văn. Các bạn sẽ hỏi tôi làm thế nào một con robot mới được thành hình lại có thể có được cảm nhận như thế? Các bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa bởi vì trong bộ nhớ của tôi tích luỹ có lẽ còn nhiều hơn gấp mấy lần bộ nhớ của các bạn, những người bình thường. / Lần mở mắt đầu tiên, tôi đã có thể biết thế nào là mưa, là nắng, là bốn mùa. Tôi đã có thể nhận biết biển sâu, núi cao, năm châu, bốn bể và tất cả thủ đô của các nước trên thế giới. Tôi đã có thể biết kể chuyện cổ tích, hát những bài hát kinh điển, có thể chơi được những bài nhạc classique trên piano.
18 Tháng Mười Hai 201912:28 SA(Xem: 18882)
“Chị cho em ôm một tí...” “Vào đây. Ôm chị đi...” Thiếu phụ với tay chèn chăn cho hai con. Xoay người lại đón. Cậu lính trẻ rúc gọn vào ngực người đàn bà đang nuôi con nhỏ. Bộ ngực to dập dềnh ấm nóng. Mùi sữa thơm nức. Chút sữa thừa ứa ra lần áo. Cậu lính trẻ rúc mặt xuống, thè lưỡi nếm. Ngọt lành. Cái lưỡi mềm mại chạm vào đầu ti qua lần vải mỏng. Chỉ thế là đủ cho một dòng điện chạy xoẹt từ đỉnh đầu đến gót chân. Tê dại. Hai thân thể cong lên, dính chặt vào nhau trong vô thức. “Chị ơi...” “Em nhớ người yêu...”
14 Tháng Mười Hai 20191:04 SA(Xem: 17104)
“Đây là thành phố của những cây cầu. Cô thấy thơ mộng không?” - Giám đốc công ty bạn đang ở thế vừa là đối tác vừa cạnh tranh với chúng tôi đích thân lái xe đón tôi từ sân bay về trụ sở công ty ấy. Hoàng hôn đang đổ xuống sông Hàn lóng lánh. Tôi chợt nhớ Diên. Trước mắt nàng mà bày ra cảnh tượng đẹp đẽ này thì Diên vẫn như đã chết. Mắt nàng vẫn vô hồn, chiếc váy lụa vẫn rủ xuống tận gót chân lạnh lùng mướt mát.
23 Tháng Mười Một 20193:42 CH(Xem: 16507)
“Chú cho cháu bao nhiêu cũng được. Cháu chỉ cần chú giúp cháu mở hàng.” Giọng nói nhỏ nhẹ, mỏng mềm như trượt về từ một không gian xa lơ lắc. Tôi ngần ngừ, nhìn quanh. Một ngày mới thênh thang trước mặt. Nắng mới lên, vắt vẻo ngọn me già. “Okay chú nhé!” Vẫn cái giọng mỏng mềm. Tôi mỉm cười, nhìn xuống chân mình. Đôi giầy hôm trước lần mò cái ngõ hẻm lầy lội tìm người quen cũng lấm lem lắm rồi. Và cái chuyện mở hàng đượm nét dị đoan của chú bé mặt mũi ngây ngô thế kia gợi cho tôi sự tò mò. Cả đời tôi chưa bao giờ ngồi gác chân lên trước mặt ai. Dọa treo cổ tôi, tôi cũng không đưa chân mình cho người khác rửa. Nhưng thằng bé này làm tôi xiêu lòng.
23 Tháng Mười Một 20193:27 CH(Xem: 17548)
Trong suốt đời của Kagébayashi Miyuki, không có ngày nào ghi sâu đậm vào trí nhớ bằng cái đêm mùa thu 1950, đúng vào ngày lễ trăng tròn. Sau đại hội cho các cổ đông viên trong phòng họp danh dự của hãng, hãng luôn tổ chức một buổi tiếp tân nhỏ tại một trong những nhà hàng có tiếng ở vùng Nam Osaka. Giới giám đốc và quản trị được mời tham dự. Mùa thu năm ấy đã không là ngoại lệ.