- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGƯỜI BẠN CŨ

12 Tháng Tám 20224:28 CH(Xem: 8597)
canh bướm xanh
Bướm Xanh - ảnh internet

 

 

Thái Thanh       

NGƯỜI BẠN CŨ     

 

Sau khi mãn tang ba, Thy vướng phải một chuyện lùm xùm tranh chấp kiện tụng ở tòa án rất đau đầu. Khoảng thời gian này để tâm vơi bớt muộn phiền, Thy hay về chùa và đi lên mộ thắp hương cho ba và cho bà nội nàng ở Nghĩa địa Phật giáo Qui nhơn - mong tìm chút bình yên. Thường Thy đi chỉ một mình.

Một buổi chiều nhà không có ai vì bà ngoại đã dẫn mấy đứa trẻ con ở nhà đi Sài gòn chơi. Thy đóng lô nghỉ bán đi thăm mộ. Sau khi thắp hương xong ,6 giờ chiều Thy rời nghĩa trang đi về. Cô đi con đường mới mở nó nằm song song với đường Nguyễn thái Học cho đỡ tránh xe vì đường này vắng lắm. Đã vào cuối tháng 7 trời đang chuyển tiết sang thu, gió hiu hiu thổi mát mát dịu dịu làm tâm nàng cảm thấy thơ thới nhẹ nhàng đôi chút. Chợt Thy nghe tronng gió bên tai có tiếng ai gọi mình: " Thy ơi, Thy Thy". Thy nhận ra Hạ cô bạn học cũ hồi tiểu học đang vẫy tay cười với cô bên đường. Thy mừng quá. Mấy mươi năm rồi nàng và Hạ không gặp nhau... Thy có một kỷ niệm rất sâu sắc về cô bạn này làm nàng áy náy mãi suốt mấy năm qua.

...Năm đó Thy học lớp nhì (lớp 4 bây giờ) nàng có một cô bạn không thân lắm nhưng cùng học chung một lớp ở trường tiểu học Đào duy Từ. Cô ấy là Hạ.
Một hôm vì một  điều gì đó mà Hạ cãi nhau với ba má Hạ và tự nhiên cô ấy tới tìm Thy. Hồi đó Thy rất ít bạn, trong lớp nàng chỉ chơi thân với Mai. Mai và Thy thuộc loại nhút nhát sợ ba mẹ mình một phép nên khi lỡ làm sai gì đó mà bị ba má la là không bao giờ dám cãi lại, càng không có cái gan bỏ nhà mà đi. Hôm ấy Hạ đến chơi từ buổi chiều và nó nói đêm nay cho nó ngủ lại luôn. Hôi đó nhà ba má Thy to rộng ở phố chợ lớn Qui nhơn, con cái đứa nào cũng có phòng riêng cả.
Thy kém xử trí vấn đề nên thấy Hạ đòi ở lại cô đâm sợ, đâm lúng túng khó chịu nhưng lại không nỡ bảo Hạ đi. Tới giờ ăn cơm, cả nhà ngồi vào bàn ăn, Thy hỏi Hạ "ăn không?". Hạ ngập ngừng không nói. Thy lại muốn giấu không cho ai biết rằng đêm nay có bạn cô ở trong nhà nên cô lơ luôn.

Đêm đó hai đứa ngủ trong phòng đóng cửa lại. Đến gần sáng Hạ lay Thy dậy mở cửa cho Hạ về? Thy mở cửa hông nhà mình cho Hạ đi sớm, rồi yên tâm lên ngủ tiếp. Đến sáng lúc xuống nhà ăn sáng cô nghe bà Cố kể: Hồi đêm qua lúc nửa đêm bà Cố dậy đi tiểu thấy bạn Thy rón rén xuống bếp. Nó bưng nguyên nồi cơm nguội ngồi xổm và chế chai nước mắm trộn vào ăn. Hình như nó đói ghê lắm mà sợ mọi người phát hiện ra nên ăn ngốn cơm dính đầy mặt, mắt trợn ngược lên vì nghẹn.
Thy điếng người, tự dưng nàng thấy như tim mình bị bóp lại. Nàng thấy thương Hạ quá. Lòng áy náy, xốn xang, ray rức. Thy chờ đến thứ hai đi học sẽ nói lời gì đó mong chuộc lỗi với bạn mình nhưng cô ấy nghỉ học và từ đó không thấy Hạ đến trường nữa. Thy mang trong lòng sự ân hận đó in mãi trong tim mình cho đến lớn.

Mấy mươi năm trôi qua tự dưng vô tình hôm nay lại gặp được Hạ, Thy mừng quá. Cô ấy vẫn như xưa không khác gì cả. Bây giờ Thy đã trưởng thành, đã hiểu và biết cảm thông để sửa sai lầm ngày xưa cũ nhất là với Hạ: Người mà nàng luôn canh cánh bên mình lỗi lầm xưa mình lỡ phạm.
Thy đạp xe đến gần hơn mừng rỡ:

-Trời ơi Hạ lâu ghê mới gặp lại bạn. Bây giờ ở đâu vậy Hạ ?

-Ừ tao ở ngoài quê nay mới đi Qui nhơn mà lỡ đường chưa dìa được nè!

- Vậy tối nay mầy ngủ ở đâu ?

- Chưa biết ở đâu nữa, chắc là nhà trọ!

- Thôi về nhà tao ở đi

-Có gì bất tiện không?

- Không sao hết tao sống có một mình hà. Nhà cũ ba má tao bán rồi, giờ tao ở Hoằng quốc Việt gần chợ Đầm.

- Ờ tao biết rồi!

- Sao biết hay vậy? Tao mới về đây có mấy tháng à.

-Ừ tao nghe nói, mà thôi về nhà mầy đi rồi mình nói chiện cho dzui.

Nó leo xe ngồi sau xe đạp Thy. Có lẽ do Hạ gầy nên xe chạy bon bon trên đường về đến nhà trời đã sụp tối. Căn nhà Thy ở tối om, cô lần tìm công tắc để mở điện.

-Ủa đâu có bị cúp điện đâu! Chết rồi đường dây điện bị hư sao mà mở bóng nào cũng không sáng được vậy kìa?

- Thôi thắp đèn cầy đi. Mai sửa vậy.

- Ủa sao mày biết đèn cầy tao để ở đó mà lấy hay vậy? (Hạ cười không nói)

Thy thắp đèn cầy cho sáng cả nhà rồi giục Hạ đi tắm trước ở phòng tắm trên lầu. Cô bật bếp ga lên nấu vài món cho hai đứa cùng ăn.
Ăn xong Thy rửa chén. Hạ ôm gối trải chiếu ở sân thượng cho hai đứa ngủ.

-Thy nè tối nay mình ngủ ngoài này cho nó mát. À nhà mầy trống trơn trống hoắc mày không thờ ai hết hả?

- Ừ do tao mới về đây, hơn nữa do nhà tao đang tranh chấp, tao đang kiện tụng không biết có lấy lại được không nên chờ ổn rồi tao thờ Phật. Rồi Thy kể vắn tắt chuyện về mình cho Hạ nghe.

- Tội mầy quá. Thiệt thà như mầy dễ bị ăn hiếp. Hai đứa mình cùng tuổi con heo mà sao chả sướng tí nào, long đong khổ sở. Tao sẽ tìm cách giúp mầy nghe.

Thy phì cười.Giúp cách nào được khi Hạ ở tận trên quê chứ nàng nói :

-À mày kể tao nghe chuyện về mày đi?

- Chuyện của tao thì buồn lắm. Mầy thì dù sao cũng có hai đứa con còn tao chưa có đứa nào hết, nghỉ học sớm tao có chồng năm 75 cưới nhau xong thì anh ra trận. Anh ấy là lính Biệt kích dù nên sau 75 bị đi cải tạo. Năm 80 anh trốn trại và vợ chồng tao cùng gia đình chồng vượt biển. Đêm ấy bão to, thuyền vỡ từng mảnh trôi giạt theo sóng mất biệt, cả nhà trôi lạc mất nhau... Tao đi tìm ảnh từ đó đến giờ nhưng mấy mươi năm rồi không tìm thấy được. Ba má tao giờ cũng định cư ở Mỹ rồi chỉ còn có mình tao còn lại nơi này.

Thy ứa nước mắt khi nghe Hạ kể:

- Thỉnh thoảng đi Qui nhơn mày hãy ghé tao nha. Hạ ơi tao xin lỗi mày vì hồi nhỏ mày đến nhà tao, tao nỡ bỏ đói mày đêm đó. Bây giờ thì mầy cứ ghé thăm tao, ăn cơm với tao nha.

- Mày khờ quá ai mà giận chuyện con nít hồi xưa ấy... Thy ơi! Tao sắp đi xa có lẽ không gặp lại mầy. Dù ở chân trời góc biển nào tao cũng nuôi ý nghĩ rằng tìm cho được chồng tao mà không biết đến bao giờ.

Rồi nó ngân nga:

      "Em làm sao xa anh
      Khi bóng anh còn đó
      Một ngày không có anh
      Lòng buồn như vạn thuở
     Tình như chim liền cánh
     Em chẳng sợ đường dài
     Dù gian nan cách trở
     Vẫn có nhau trong đời"

- Mấy mươi năm rồi mà vẫn không tìm thấy chắc anh đã không còn. Mày nên quên đi cho lòng nhẹ nhỏm.

- Vậy mà tao có cảm giác rằng tao sắp gặp lại anh ấy đó... Gặp lại mầy đây không biết đến bao giờ gặp lại nữa Thy ơi.

- Mình vẫn gặp lại đó thôi hì hì!!

-À Thy ơi mầy là dân buôn bán mà sao mầy không cúng cô hồn.

- Hồi trước nhà tao có xe ba lua mỗi chuyến đi về ba tao đều cúng xôi chè gà vịt cho các bác nhưng từ khi tao ra chợ buôn bân tao nghe cái chị bán gần hàng tao nói " mình cúng cô hồn họ cứ đeo theo mình mà đòi, cứ như dân công giáo họ có cúng gì đâu mà họ vẫn làm ăn suôn sẻ đó thôi nà". Thế nên tao hổng cúng, tao ít tin chuyện này.

- Thật ra nếu mày buôn bán mày phải cúng. Tốn công tốn sức có tí thôi nhưng người ta phù hộ mày thu được nhiều hơn nữa.
Người âm họ sợ mình quên họ nên họ cứ làm những điều khiến mình sợ song họ sống cũng khổ đau. Vong hồn họ vất vưởng, đói khát, mong chờ đáng thương lắm... Mày phải mở lòng mình ra, đó chính là mầy đang gieo chủng tử của lòng từ...

- Ừ thôi khuya rồi ngủ đi.

Nhưng Hạ không ngủ nó kể rồi nó hát nó đọc thơ.
Giọng nói của Hạ đều đều êm êm bên tai làm Thy ngủ quên mất. Gần sáng cô bất chợt thức giấc sờ tay sang không thấy Hạ "Có lẽ cô ấy đi vệ sinh". Thy Thy nằm ráng một lát nữa vẫn không thấy bạn lên, gió và sương đêm giữa trời rơi xuống khiến cô thấy lành lạnh.  Cô dậy xếp gọn gối mềm rồi vào nhà xuống cầu thang. Cô thấy đèn ông thần tài sáng đỏ " Ủa vậy là đường dây điện không chạm nữa sao". Cô bật đèn cả nhà đều sáng nhưng không thấy Hạ đâu. Kỳ lạ con bé này đi đâu mà không nói mình, đã bảo sáng qua nhà bên cạnh ăn bún bò mà lại đi mất tiêu...

...Chào buổi sáng, bắt đầu ngày mới. Cô đi tắm rồi chuẩn bị dắt xe đạp đi chợ bán hàng. Khi cửa mở Thy nghe tiếng Quyền, cô bán bún bò gần nhà gọi:

- Chị Thy ơi chị Thy. Cái chị gì bạn của chị hồi sáng có qua em gọi một tô bún bò. Em múc cho chỉ xong, em đưa cho chỉ rồi lúc em lui cui công việc ngẩng lên thấy chị đi đâu mất mà tô bún vẫn còn nguyên đến trưa làm em phải đổ.

- Ủa lúc đó mấy giờ?

- 4g sáng, em bán mở hàng cho chỉ, chỉ nói với em là bạn của chị mà...

- Ồ, vậy sao?

- Dạ, cuối cùng sao chỉ không ăn tô bún còn nguyên em phải dẹp đổ...

- Thôi được để chị trả tiền tô bún đó cho em, chắc do nó đi gấp...

Thy bần thần đạp xe đi, bình minh vừa ló dạng. Một con bướm xám xanh bay bay trước mặt cô, bay lượn ngang đầu rồi mất hút...
Tự dưng Thy liên tưởng đến chiếc áo khoát màu xám xanh Hạ đã mặc chiều hôm qua lòng cô chao lại chút bâng khuâng... bàng hoàng.
Hạ ơi!

Thái Thanh
( Sài gòn tháng 7/Nhâm Dần 2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 20206:43 CH(Xem: 17187)
Quang “bản phủ”, vốn là chánh án ở Toà án nhân dân huyện. Nhưng hình dáng bên ngoài, giống y như nhân vật Bao Thanh Thiên bên tàu trong bộ phim truyền hình nhiều tập chiếu trên đài. Tối hôm trước xem phim, sáng hôm sau đến toà, từ bị can, đương sự đến nhân viên, thư ký toà…giật mình thon thót, nhìn lên ghế chánh án, cứ như thấy ông Bao Chửng ngồi trên thật. Cũng tai to mặt lớn đen sì.
23 Tháng Tư 20207:45 CH(Xem: 16317)
Cách đây ba tuần, khi con vi khuẩn độc ác xâm nhập, tấn công ồ ạt vào lãnh thổ Hoa kỳ, lúc ấy mọi người đã bắt đầu thức tỉnh lo sợ trước một cuộc chiến vô cùng gian nan, một mất một còn với kẻ thù vô hình có sức mạnh tấn công tiêu diệt hàng loạt sinh mạng con người mà loài người vẫn chưa có vũ khí chống lại chúng. Chúng không biết phân biệt già, trẻ, lớn bé hay người ấy là ai, nếu không may đến gần chúng, đụng phải chúng, coi như chúng đã chiếm đoạt cái số phận của người ấy, quyết định sống hay chết là do sự chống trả của một có thể cố gắng đánh bại chúng.
13 Tháng Tư 202011:23 CH(Xem: 17957)
Thế là từ hôm ấy trở đi, trên tất cả các phương tiện truyền thông nước nhà đều dành chỗ, dành thời lượng để tôn vinh ngài Kê. Kiểu như: “Cuộc đời ngài Kê”, “Chuyện ngài Kê”, “Ngài Kê liệt truyện”, “Tấm gương Giáo sư Kê”, “Huyền thoại Kê vàng” vân vân và vân vân. Thôi thì trăm hoa đua sắc, trăm nhà đua nở. Thơ ca nhạc họa, truyện ngắn tiểu thuyết bút ký trường thiên dài kỳ các kiểu. Thậm chí bên bộ dục còn phát động cuộc thi kể chuyện về ngài Kê trong học sinh các cấp, rầm rộ. Có con bé học trò lớp ba mãi trên Mù Căng Chải chưa xuống núi lần nào được giải nhất. Nó kể về công đức ngài Kê với các đồng bào mèo mán lô lô trên quê nó cực hay, nức nở. Hay đến nỗi ngài Kê hôm ấy mở ti vi xem cũng rơi nước mắt.
28 Tháng Ba 20206:12 CH(Xem: 16545)
Ban đầu, ông thấy người gai gai, sốt, chán ăn. Bụng bảo dạ, nhẽ mình lao động hơi quá sức. Chả là vừa tập Gym hồi đêm về sáng trên máy bay với Hải Yến xong, thì tối hôm đó lại về sân hàng chiếu ở Times city thi đấu cả đêm. Bắt buộc phải cả đêm, bởi nếu không thì khó mà sống với phòng nhì đang kỳ lửa nồng được. Dù ông biết thân trước khi lâm trận, đã viện đến bao nhiêu sự trợ giúp, ngay cả từ lúc mới xuống sân bay kia. Thế nên đêm đầu về nhà cũng làm cho em Thuận mãn nguyện. Những đêm sau thì phải cố, cũng qua bài. Gặp mặt Hội 3G, tay bắt mặt mừng ôm hôn thắm thiết, mừng công trình rực rỡ để đời đã hoàn thành. Mừng cú tuyệt tác one in hole trên chín tầng mây, thật là độc nhất vô nhị! Nhưng mấy hôm tiếp theo đi họp hành, tiệc tùng chiêu đãi nhiều thấy mệt mỏi. Càng ngày càng thấy người ốm tệ. Sốt, ho, khó thở... Hay là nhiễm cúm virus corona? Em Thuận hoảng hốt vội gọi xe đưa vào viện khám. Xe đưa ông Nam vừa đi thì cũng có xe khác đến đưa ngay cả hai mẹ con đi cách ly chống dịch.
26 Tháng Ba 202010:54 CH(Xem: 19644)
Raymond Clevie Carver Jr. sinh ngày 25 tháng Năm, 1938, là tác giả Hoa Kỳ chuyên về truyện ngắn và thơ; người được xem như một trong những nhà văn lớn của nước Mỹ. Các tác phẩm chính của Carver gồm có: Will You Please Be Quiet, Please? (1976), Furious Seasons and other stories (1977), What We Talk About When We Talk About Love (1981), Cathedral (1983), Elephant (1988), Where I'm Calling From: New & Selected Stories (1988), Short Cuts: Selected Stories (1993), Collected Stories (2009).
25 Tháng Ba 20209:32 CH(Xem: 16904)
Lúc này, bên những vết tích còn lại của bản Thái hoang tàn, Cư có cảm tưởng lạc vào nơi từng ghi dấu sự tích kể về cô gái con tạo bản đã héo hon mà chết vì mong nhớ người yêu; nhưng mọi người không sao đem nổi xác nàng ra khỏi nhà, bởi hồn nàng quyết không chịu rời đi. Bản bị hồn ma ám, không ai dám ở. Còn chàng trai nghèo thất tình, khi trở về đã ôm ấp nàng suốt bảy ngày đêm mà không biết đó là thi thể giá lạnh, giữa cái bản vắng tanh...
11 Tháng Ba 20209:23 CH(Xem: 16489)
Bây giờ ở nước ta gia đình ngài Giáo sư Kê rất nổi tiếng./ Có thể gọi là nổi như cồn. Nổi nhất nước. Bởi là do hai tay hậu duệ: nghĩa tử Hùng Văn Hạ thì chấp chính Bộ dục- văn- giao còn nam tử Giang Đình Tinh Anh thì nắm Bộ công, hai bộ trọng yếu của nước nhà. Rất hăng hái phát tài. Mà đều còn trẻ, đang đà thăng tiến hứa hẹn chủ chốt nước nhà nay mai. / Ngài Kê sau vụ đi làm chủ tịch hội đồng đào tạo cho nước nhà những ba vạn chín nghìn tiến sĩ thì yên tâm nghỉ ngơi cùng con cháu. Thi thoảng đi du lịch ngao du sơn thủy hữu tình cho vui thú tuổi già. Nghĩ đời mình cũng đã thật hào hùng, thôi nghỉ ngơi tuyệt đối…
02 Tháng Ba 202011:18 CH(Xem: 17379)
Buổi sáng tháng mười năm đó, già Mức đi biển. Một ngày như mọi ngày, không khác biệt. Một buổi hừng đông dong thuyền ra khơi, biển yên lành, gió ngon trớn. Chiếc thuyền nhỏ gắn máy hiệu Yarmar vận hành đều đều, tiếng máy nổ ròn rả đẩy cái thuyền lướt trên con sóng, bánh lái điều khiển kêu xè xè dưới làn nước.
26 Tháng Giêng 20203:45 CH(Xem: 16321)
Đường phố Sapa chìm trong thứ ánh sáng mờ ảo của đèn cao áp lẫn sương mù. Thỉnh thoảng có một hai khách du lịch trở về khách sạn, hoặc một đôi nam nữ Dao đỏ đứng tự tình bên gốc cây. Khí lạnh từ trên đỉnh Fanxipan tràn về thung lũng từng đợt. Hắn hơi co ro, khép chặt lại cổ áo. Hắn đi, lúc thì như người mộng du, lúc thì ra người như cố ý tìm kiếm một ai đó.
24 Tháng Giêng 202012:21 SA(Xem: 17667)
Chiều mùng 3 tết, trời vẫn rét cắt da cắt thịt. Tôi dừng nghỉ ở Đền Mẫu trước khi qua sông để vào bản Cọ, bản Khau. Sông Cầu cạn lắm, nước trong veo và lạnh, nhìn rõ sỏi trăng dưới đáy. Đi thuyền thuyền qua sông hai bên bờ cây lá run rẩy vì rét, hình như xa xôi kia còn sót lại một bông hóa chuối rừng như một ngọn lửa nhỏ thắp lên giữa khu rừng, làm ấm lòng một gã thợ ảnh là tôi, bỏ vợ con nheo nhóc ở nhà, ôm máy ảnh đi kiếm tiền nơi rừng xanh núi đó, khi thiên hạ vẫn đang say sưa đón tết. Chỉ có điều bông hoa chuối rừng này đỏ một cách lạ lùng, như màu máu tươi vậy, tôi đi đến đâu cũng vẫn thấy bông hoa ấy lúc trước mặt, lúc sau lưng, lúc ở đáy sông khi thuyền sang sông.