- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hoa Của Núi

11 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 31014)

hoacuanui_0_300x198_1LTS: Thu Hương sống và viết tại Hà nội, lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Luu

Tòa nhà có thiết kế rất giống một chiếc hộp khổng lồ, bốn bề nhôm kính, tường đã được quét sơn lại hai, ba lần vẫn không giấu nổi nhôm nhoam. Trên nóc nhà găm một giàn anten tua tủa, luộm thuộm. Ban đêm những bóng đèn cháy mất khoảng 2/3 nên dòng chữ ở trên nóc không đọc nổi là chữ gì, trông giông giống con mèo mướp đã xấu xí lại còn chột mắt. Thang máy có không gian chật chội, nền đã bong tróc trông nhờ nhờ một màu vàng vàng, trăng trắng. Ngày ngày, mấy chục con người bước vào đây để tỏa đi các tầng, cặm cụi và tận tụy, một vòng quay đã được lập trình sẵn, cực kỳ đơn điệu và tẻ nhạt.

Cuộc sống văn phòng cứ đều đều trôi đi trong sự bình lặng, mơ hồ; vậy mà một ngày có tới 6 tiếng ngủ đêm, 8 tiếng cho văn phòng ( có ngày nhiều hơn). Nếu sống và gò mình vào cái hộp này thì có khác gì gà công nghiệp? Thôi thì lạc lõng cũng được, cứ sống theo kiểu của mình- Thủy nghĩ như vây. Góc làm việc nhỏ, đằng sau màn hình máy tính là vô vàn những thông tin, lúc rảnh rỗi lang thang vào đọc một, hai cái gì đó, lúc buồn đi ra hành lang nhìn xuống đường, triệu triệu người đi lướt qua, lướt qua; thiên nhiên vẫn vậy: khi nắng thì rạng rỡ, khi mưa thì u buồn...chỉ người người là khác. Lúc cần tìm chỗ dựa để tiếp tục sống thì đừng ép mình vào thứ đức hạnh triệt tiêu mọi xúc cảm làm người ta không còn ra người, cứ yêu – miễn là yêu thật, không phải cố...

Cả ngày công việc lôi xềnh xệch đi rồi cũng qua những ngày, những tháng...đêm về Thủy nghĩ lại, thấy cả ngày bận rộn mà hình như mình chưa làm được gì. Thủy bỗng sợ khi nhận thấy công sở là nơi rất dễ làm con người trì trệ, mọi thứ trong mình rồi cũng dần cùn đi. Những ý nghĩ thấp "lè tè" đang dần ngự trị, con người cứ như thế mà đi xuống mà thời gian thì nghiệt ngã. Tầng cán bộ lãnh đạo luôn bận rộn với những ý tưởng và lo liệu mọi điều để thực hiện ý tưởng, tầng vừa vừa đến hẹn lại lên yên vị trong chút chức tước nhỏ nhoi, tầng cán bộ thường dân thì yên ả trong sự nhạt nhẽo, trừ trường hợp trả giá để đổi lấy một cái gì đó...

Một ngày từ trong tòa nhà này nàng bỗng bắt gặp người đàn ông của mình. Người đàn ông mà nàng kiếm tìm suốt nhiều năm, người đàn ông mà phải rất nhọc nhằn nàng mới thấy. Bỏ qua mọi thứ tính toán theo kiểu chức quyền, giàu sang hay đẹp đẽ về hình thức... nàng chỉ cần Người ấy hiểu nàng, đồng cảm và chia sẻ được với nàng. Người đàn ông này khác xa với một người (người ấy) luôn ở bên cạnh Thủy nhưng lại chưa phải là người tình.

Không ai biết mối quan hệ giữa họ. Buổi sáng, đến cơ quan, người ấy sẽ đưa mắt tìm và bằng mọi cách xem Thủy ở đâu, giao việc hoặc có việc gì đó buộc phải trao đổi thì thường bằng những câu không bao giờ có chủ ngữ, ngồi cạnh để sửa một văn bản trên máy tính, cả hai đều căng thẳng, gượng gạo tới mức 20 phút là phải tìm cách đứng lên làm một cái gì đó rồi mới tiếp tục… Mỗi lần thoáng thấy Thủy buồn, người ấy hỏi "em sao vậy?". "Không, chỉ tại em cứ nghĩ thái quá mọi thứ…", một lát sau trên mặt bàn là những nét chữ điệu đàng của người ấy "Hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống…".

Bắt đầu một mùa đông nữa lại đến, cây bàng trước cửa đã trút bỏ những chiếc lá tím thẫm cuối cùng xuống đường.. Cái lạnh ập về nhanh như trở mặt, mới nắng vàng mơn man thoắt cái đã bao phủ một màu xám xịt khắp không gian. Mưa làm cái giá lạnh se sắt thêm. Người ấy đón Thủy trong chiếc xe ô tô màu ghi sẫm. Thủy nhận thấy khoảng cách giữa hai người cứ ngày một rộng mãi, Thủy cần một tình yêu nồng đậm chứ không thể nhờ nhờ, nhàn nhạt, Thủy cần một cái gì thực chất chứ không thể là vẻ hào nhoáng, bề ngoài và bỗng thấy lòng trống rỗng... 

Lại thêm vài năm,

Buổi sáng công sở chưa có ai đến, Thủy cặm cụi tại bàn làm việc. Người ấy hỏi: "Em có bầu?". Thủy thoáng đỏ mặt. "Cũng phải thôi, em nữ tính thế phải có thêm em bé, làm sao khác được" – người ấy tự trả lời trong một trạng thái cực kỳ khó diễn tả, nửa như hờn ghen, nửa cam chịu. Rồi những ngày tiếp theo hai người tránh gặp nhau. Người ấy lặng lẽ không giao việc để cô có thời gian nghỉ ngơi – còn về phần mình, người ấy tỏ ra rất buồn, đôi lúc giận dỗi vô cớ. Một vài nhân viên xì xào: "Dạo này sếp cáu quá, nhiều khi cáu vô lý, sao thế nhỉ" và kín đáo đưa mắt đầy ngụ ý về phía Thủy.

Thủy trôi vào một trạng thái bồng bềnh, vô thức của một điều khác hệ trọng hơn là nghĩ xem tình cảm với người ấy như thế nào- Đó là đứa con của cô. Đứa con ra đời trong đớn đau, tủi cực, trong tột cùng của cùng quẫn…

Thêm vài năm trôi đi, bất hạnh của người ấy tăng lên thì tình yêu dường như lại thôi thúc. Lúc này Thủy cũng choàng tỉnh sau một thời gian dài nén chặt mọi xúc cảm. Họ tưởng đến được với nhau, mà không phải.

Khác quá, khác tới độ không cố được.

Thủy nhận ra rằng, người đàn ông của cô trái ngược với người ấy. Thủy cần những hiểu biết tinh tế, những chăm chút ẩn chứa sâu nặng từ bên trong, một cái gì đó toát lên sự bền bỉ, có thể an lòng vững tin rằng; anh giống như một ngọn núi vững chãi có thể đặt tình yêu, lòng tin và mọi thứ…cảm giác này không có và không bao giờ có với người ấy, người ấy đã không làm Thủy tin, dù đã được chứng minh bằng cả một thời gian quá dài.

Tình yêu luôn có tiếng nói riêng, không lý giải được; đồng cảm và hơn thế nữa, phải gọi là gì nàng không gọi đúng được. Chỉ biết rằng vẫn tồn tại bên nhau suốt một thời gian dài trong cái hộp khung kính với đủ mọi biến động này, rồi hàng ngày lướt qua nhau…Rồi đến một ngày Trời định – cả hai dừng lại, nhận thấy Trời sinh ra hai người là để cho nhau. Người đàn ông đã có tuổi, đã qua mọi gian khổ, qua mọi cung bậc của đời người – chỉ tình yêu là chưa có, cho đến khi gặp nàng…

Bất chợt có một niềm vui hay nỗi buồn Thủy muốn nói với anh, tự nhiên thấy anh như một người tri âm tri kỷ; không khoảng cách, vừa giống một người cha, người anh lại vừa là một người tình với đúng nghĩa nhất của từ này.

Bắt đầu là bóng đá. Nghe có vẻ phi lý, buồn cười. Anh thích bóng đá đến thế nào cô không biết, còn Thủy những đêm dài khó ngủ, nửa nằm nửa ngồi trên giường tay bấm vô thức điều khiển tivi: phim giả tưởng và phim ma là thứ Thủy thậm ghét, phim Hàn Quốc rề rà đôi khi đến khó chịu, phim VN không phải bàn – cho qua luôn, một vài phim khác hoành tráng nhưng nội dung cẩu thả, không thích hợp cho một kẻ chỉ muốn nhìn để ru mình vào giấc ngủ – Vậy thì bóng đá là lựa chọn hơn cả. Một vài lần tuyệt vọng, nàng rủ mấy đứa em vào sân xem và hò hét – thấy cũng hay. Cuốn vào sự cuồng nhiệt của những người xung quanh, lấp đầy chỗ trống trong lòng được tới hơn 90 phút. Quá hay!

Tất nhiên đi xem bóng đá với anh thì phải là Trời định, có nằm mơ cũng không ra cảnh Thủy – một người phụ nữ nhu mỳ, sợ đủ thứ, e dè cả khi chỉ có một mình mà lại nhận lời đi xem với một ai đó…trong nhiều trường hợp; Sau cuộc điện thoại rằng: "Em không đi được đâu" thì rủ ai đó hoặc bỏ đi một vé, đằng này anh lại cầm xuống phòng với một vẻ rất lãng tử "Em cầm đi, đi hay không tùy em, không đi em bỏ luôn".

Dòng người cuồn cuộn đổ về sân vận động Mỹ Đình. Đi qua đường, như một bản năng bảo vệ phái yếu của người đàn ông, anh cầm tay Thủy băng qua dòng xe cộ. Bỗng dưng Thủy có cảm giác có cái gì lan tỏa trong cơ thể giống như có một dòng điện chập đúng cường độ ở đâu đó trong người. Người đàn ông dường như không để ý, việc của anh lúc này là làm sao đi qua đường an toàn, làm sao cho kịp giờ….

Đúng là trời chẳng cho ai cái gì trọn vẹn. Có một phát hiện về nhau thì lại phải xem một trận bóng đá cực dở, dở đến độ sau này Thủy không sao thích nổi (thậm chí không thèm xem) đội Braxin nữa. Xem xong, trên đường về Thủy rụt rè để yên tay trong bàn tay anh và thử nghĩ xem đúng là "điện giật" không, hay lúc trước là ảo giác?.

Trong những hồi ức xa xôi của Thủy hiện về những lần người ấy đặt bàn tay trên tay Thủy khi thì vuốt nhẹ, khi thì bóp bóp đầy âu yếm nhưng sao Thủy chưa một lần thấy xốn xang, không tìm được cảm giác thực? Từ ngày hôm sau Thủy bắt đầu ngẫm nghĩ và hoài nghi: sự may mắn trong tình yêu chẳng lẽ lại giản đơn đến thế?.

*

Gần 20 năm sống với nhau cuộc sống vợ chồng thì một nửa trong số đó là những tháng năm cực nhọc, lúc nào cũng hớt hải mưu sinh. Thu vén, tha lôi về tổ những mẩu vật chất, rồi xây, rồi đắp, cộng thêm chút may mắn rồi họ cũng tạm ổn một cuộc sống. Chiều chiều về căn nhà của mình, Thủy đã làm tất cả nghĩa vụ, bổn phận của một người vợ, người mẹ. Góc của riêng mình cứ thu hẹp mãi lại, đến độ không có niềm vui cá nhân, nếu có vui chỉ là: chồng vui gì, con vui gì. Hai đứa con, đứa lớn xa cách về tính đối với Thủy. Đối ngược như có lần chính chồng nàng nói: "Tại anh sai lầm, em quá tuyệt thế mà anh lại đặt tên nó ngược với tên em, bao nhiêu cái dở vào nó cả." Thủy thương cái vô tâm và cái tính dở ấy của con với ý nghĩ rồi nó sẽ khổ? Con bé thứ 2 nhạy cảm giống mẹ và gấp lên 10 lần nữa khiến nàng xa xót. Tối tối, 2 đứa đi ngủ trong tiếng càu nhàu hoặc la hét vô lý của đứa chị, tiếng thỏ thẻ cam chịu của con em…

Chiều đến Thủy thường ngồi trong chiếc ghế trên sân thượng, góc yên ả nhất của ngôi nhà, nhìn ráng chiều đỏ ối từ biệt một ngày. Có một tổ ong rất to treo lơ lửng, nàng thấy chúng rất chăm chỉ, cần mẫn, tất bật như nàng; chỉ khác một điều là chúng làm say mê còn nàng thì vô thức như trời sinh ra nàng đầy nữ tính để nàng làm những việc ấy như bản năng thôi vậy.. Tối, căn phòng lung linh hư ảo, nhạc trữ tình thoảng nhẹ, cốc sữa nóng lúc 11 giờ đêm, bóng điện ấm cúng trong góc giường, ga, gối, đệm chăn …ấm áp và thơm tho. Chồng nàng chăm chú ngồi bên máy tính, Anh cũng không nghe thấy sự trăn trở, thổn thức của người đàn bà đằm thắm, da thịt mát lạnh, căng tràn sức sống, đang cần hơi ấm từ chồng và cũng không nhìn lọ hoa violet, thứ hoa đồng nội giản dị mà nàng rất thích đặt ngay ngắn trong góc phòng. Rồi Anh đi như trốn chạy khỏi căn phòng mà bao người mơ ước... Anh đã luôn cảm thấy hài lòng và an tâm khi có nàng, có 2 đứa con, có cuộc sống mà ai gặp cũng trầm trồ rằng: anh may mắn và anh cũng tự bằng lòng một cách thực lòng khi thổ lộ: "đời mình có một may mắn lớn nhất đó là có Thủy là vợ" và không cần biết Thủy cần gì? Thủy có cam chịu mãi thế không? hay biến được vợ thành người cam chịu tới vô cảm- thế là an tâm? 

Những chuyến công tác của anh hóa ra lại làm Thủy dễ chịu hơn. Đêm đêm làm những việc mình thích, rồi quên đi – Tất cả đã tạo thành thói quen. Phần lớn con người sống bằng thói quen.Thói quen phải sống như hơn 10 năm qua Thủy chịu đựng tuy có đặc biệt hơn nhưng suy cho cùng cũng chỉ là thói quen mà con người buộc phải chịu đựng như một kiểu thích ứng hoặc bản năng sinh tồn. Chẳng lẽ không chấp thuận? Rũ bỏ hết? Hoặc chết cho xong? Tất cả các giải pháp đều không thích hợp với Thủy – chịu đựng tới mức không coi rằng mình đang chịu đựng. Những cơn choáng váng qua rất nhanh, nàng dửng dưng và lạnh lùng nhìn thời gian, tuổi xuân trôi qua như chấp nhận sự sắp đặt của bà chúa số phận keo kiệt, nghiệt ngã - và cũng có thể, trong thế giới đàn ông vĩ đại kia không thể tìm được người đàn ông nào có cùng tần số mọi mặt với mình, để mà giúp mình vứt bỏ đi một thói quen cố hữu. Đêm đêm không tìm được hơi ấm của một ai đó (dù chỉ là trong tưởng tượng) có thể kéo mình không quay lưng lại mà gục mặt vùi vào..

Thói quen tạo thành một người đàn bà chai lì, không nhớ mình là đàn bà... cho đến một ngày "điện giật" bản năng đàn bà khao khát trỗi dậy bên trong, đánh thức nàng dậy, và mọi thứ nổ tung ra, nổ tung đến độ cuồng nhiệt và bất chấp. 

Thủy tìm được cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng khi nói chuyện với một người biết lắng nghe, chia sẻ, hóm hỉnh và lấp lánh trí thông minh. Những lần gặp gỡ ít ỏi đủ để cảm nhận này nhanh chóng ăn vào tiềm thức, và thật tự nhiên hai người gắn kết vào nhau và yêu nhau cuồng si lúc nào chẳng rõ. Anh viết những gì anh cảm nhận, anh viện dẫn những nhân vật mà Thủy đã đọc từ lâu lắm, nhưng qua anh những nhân vật ấy sống lại rõ nét như vừa đọc xong. Anh cảm nhận những điều xung quanh... những nhận xét, những suy nghĩ ...trùng hợp khác thường. Anh có một sức sống mạnh mẽ, lạ lùng – cái sôi nổi ấy truyền sang Thủy, xóa đi cảm giác chán nản, kiệt sức của nàng và biến nàng thành một người khác hẳn. 

Vẫn hộp kính khổng lồ hàng ngày đón nhận gần 100 con người đến cặm cụi làm việc. Bây giờ, từ khi có anh, mọi thứ trở nên gần gũi, gắn bó và có cảm giác ấm lòng khi cả hai biết rằng: đến đây có một người mình yêu, khao khát được ở bên người ấy cho đến cuối cuộc đời. Liều thuốc xốc lại tinh thần, khát vọng và nàng cảm thấy phía trước là những ngày đáng sống.

Thu Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 14674)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 16927)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 18782)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13299)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 15874)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 14964)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15132)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.
13 Tháng Tám 20204:54 CH(Xem: 16734)
Còn hơn một tuần nữa là bắt đầu công việc mới ở một bệnh viện khác, Na tự thưởng cho mình một chuyến du lịch ở Hawaii. Lúc mua vé không để ý, Na phải ngồi cạnh lối thoát hiểm nên không có cửa sổ nhìn ra ngắm cảnh. Cạnh Na là một chàng người Mỹ tuổi khoảng ngoài ba mươi, dáng vẻ tầm thước, mắt nâu hạt dẻ trông rất hiền, đang lặng lẽ coi phim tài liệu về thiên nhiên bằng iPad. Na cảm thấy buồn chán nên đợi lúc người ta phát đồ ăn, Na đánh bạo hỏi “mắt nâu” làm sao mà có phim coi, anh ấy bảo phải tải app của hãng hàng không về thì mới coi được phim của họ mà không cần wifi. Giờ phi cơ đang bay nên phải chờ khi có internet kết nối thì mới tải được. Thôi vậy, Na đành đọc báo và ngủ suốt chuyến bay.
17 Tháng Năm 20206:43 CH(Xem: 16697)
Quang “bản phủ”, vốn là chánh án ở Toà án nhân dân huyện. Nhưng hình dáng bên ngoài, giống y như nhân vật Bao Thanh Thiên bên tàu trong bộ phim truyền hình nhiều tập chiếu trên đài. Tối hôm trước xem phim, sáng hôm sau đến toà, từ bị can, đương sự đến nhân viên, thư ký toà…giật mình thon thót, nhìn lên ghế chánh án, cứ như thấy ông Bao Chửng ngồi trên thật. Cũng tai to mặt lớn đen sì.
23 Tháng Tư 20207:45 CH(Xem: 15598)
Cách đây ba tuần, khi con vi khuẩn độc ác xâm nhập, tấn công ồ ạt vào lãnh thổ Hoa kỳ, lúc ấy mọi người đã bắt đầu thức tỉnh lo sợ trước một cuộc chiến vô cùng gian nan, một mất một còn với kẻ thù vô hình có sức mạnh tấn công tiêu diệt hàng loạt sinh mạng con người mà loài người vẫn chưa có vũ khí chống lại chúng. Chúng không biết phân biệt già, trẻ, lớn bé hay người ấy là ai, nếu không may đến gần chúng, đụng phải chúng, coi như chúng đã chiếm đoạt cái số phận của người ấy, quyết định sống hay chết là do sự chống trả của một có thể cố gắng đánh bại chúng.