- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mùi

19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 33441)

Mùi 

Con đường mỗi ngày tôi lái xe đến sở làm trên 25 năm qua, vài năm gần đây dọc hai bên đường, rừng thưa dần, ruộng rẫy, nông trại biến mất, thay vào đó là nhà cửa, khu thương mại và xưởng ốc mọc lên. Xác mấy con thú nhỏ bị xe cán trên đường cũng thưa dần, hoạ hoằn lắm mới thấy một chú sóc đen bẹp dí hoặc chú chồn mướp mập lù nằm vô hồn với bộ lông mướt rượt, phất phơ trong nắng lung linh. Những lúc đó, lòng tôi lại bồi hồi, xốn xang và có ý… mừng thầm. Không phải tôi mừng thấy mấy con thú hoang nhỏ bé, hiền lành, vô tội bị xe cán chết mà tôi mừng là vì mỗi lần nhìn thấy chúng, như mấy chục năm nay tôi vẫn quen mắt nhìn thấy, lòng lại cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái; cái an nhiên chạy theo tôi suốt dọc đường đến sở hay về nhà.

Như sáng nay chẳng hạn. Vừa chạy qua khỏi dốc cầu nghĩa trang tôi chợt thoáng ngửi được… mùi thú hoang mà đã lâu tôi không còn ngửi thấy. Lập tức tôi nín thở rồi hít hít vô mấy cái. Một thoáng nghi ngờ về mùi vị tan mau. Sau khi xác định đó không phải là mùi… tử thi tôi khoan khoái vươn vai, rướn cổ, phồng mũi ra hít thật sâu vào lồng ngực cái mùi mà đã hơn năm sáu năm trời tôi không ngửi được mùi của nó hay nhìn thấy nó: con skunk.

 

"Tây Sẹo"

 

"Tây sẹo" là hỗn danh của cố hạ sĩ hải quân Lê Văn Tây. Gọi "Tây sẹo" vì trên mặt anh có một vết sẹo in đậm từ gò má trái kéo dài xuống cằm. Vết sẹo làm gương mặt Tây lai đẹp trai của anh trông "ngầu" hơn. Nhưng thật ra Lê Văn Tây rất hiền lành và vui tính. Tây sinh quán tại Banmêthuột, có cô em kế tên Đầm, một thời là vợ của Nguyễn Đức Tấn, cố Trưởng du ca Lòng Mẹ Banmêthuột. Hồi học ở bậc Tiểu học rồi lên Trung học đệ nhất cấp, Tây và tôi chơi với nhau rất thân. Cuối tuần thường rủ thêm năm ba thằng bạn đi đá banh, bắn chim, câu cá hoặc tắm hồ, tắm suối. Về sau có thằng theo gia đình đổi lên Đà Lạt, thằng thì chuyển trường theo mẹ ra Pleiku, còn tôi về Sài Gòn trọ học. Không hẹn mà rã đám. Tuổi trẻ vô tư lự mau quên nên có lẽ tôi cũng như tụi nó, khi không còn gặp nhau thì chẳng thằng nào nhớ tới thằng nào. Cho đến năm 1970, tôi trở về quê quán dưới hình thù của một anh lính thời chiến khi có chút thì giờ thì đến sinh hoạt với Đoàn Du Ca Lòng Mẹ Banmêthuột. Gặp Đầm, cũng là thành viên Du Ca, tôi thăm hỏi mới biết Tây đã là thủy thủ.

Tháng Giêng năm 1974, lúc đóng quân ở Vịnh Cam Ranh, tôi nghe tin tức trên đài cũng như đọc báo thấy hình ảnh hạ sĩ hải quân Lê Văn Tây, một trong 59 chiến sĩ Hải quân QLVNCH đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến chống Trung Cộng chiếm Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, làm tôi giựt mình. Thì ra là "thằng Tây sẹo!". Bạn bè cùng trường thời thơ ấu lớn lên trong chiến tranh đã lần lượt gục ngã ngoài chiến trường vào mùa hè đỏ lửa 1972 một Thiếu úy Bộ Binh Phan Hồ Khánh, một Thiếu úy Thiết Giáp Lê Văn Lai, một Thiếu úy phi công trực thăng Luân Đôn, một Trung sĩ nhất Tiểu Khu Daklak Đỗ Đặng Nhiễu; đứa sống sót trở về như thằng Còn, thằng Xoài thì cụt què mẻ sức. 10 thằng tiêu hết 7. Bây giờ tới phiên Lê Văn Tây, tức "anh hùng Tây sẹo", người lính trẻ sôi nổi và lòng đầy nhiệt huyết như báo chí phong danh.

Chuyện mới đó thoắt một cái đã 34 năm ròng. "Thằng Tây sẹo", như ngày xưa tụi tôi thường gọi, nếu còn sống năm nay cũng đã ngoài 60.

Khi nhà thơ nổi giận

 

Có lần vợ chồng tôi lái xe đi Montreal cách Toronto khoảng 6 giờ đường xe, ăn đám cưới của con gái nhà văn Song Thao. Mỗi lần có dịp đến thành phố này chúng tôi đều ghé thăm gia đình anh chị nhà thơ Luân Hoán hàn huyên tâm sự và nghỉ qua đêm. Lần đi này gặp con cháu anh chị bên Mỹ về thăm nên chúng tôi qua nhà Bích, con gái út của nhà thơ nghỉ tạm trong một khu chung cư gần đó. Chồng Bích vui vẻ cười toe đưa cho tôi hai chìa khóa chung cư và chìa khóa cửa phòng ở tầng ba.

Tiệc cưới tàn về đến nhà trời đã quá khuya. Ngoài đường không một bóng người lai vãng. Lúc lui cui mở cửa vào chung cư thì ô hô, xoay trở cách nào, kiểu nào, kiên nhẫn mở đi, mở lại cách mấy vợ chồng chúng tôi cũng không tài nào mở được. Nhướng mắt nhìn đồng hồ đã gần 1:30 sáng. Lạ nước lạ cái làm gì biết đường xá, khách sạn ở đâu mà tìm, hơn nữa, giờ này không muốn gọi điện thoại làm phiền giấc ngủ của cặp vợ chồng trẻ hiền lành, tốt bụng, chúng tôi phom phom lái xe tới một góc khuất… ngủ đại. Cũng may cuối tháng 9 trời không đến nỗi… lạnh lắm.

Sáng ra vừa gặp mặt tôi nhà thơ "quạt" liền. Thì ra lúc giao chìa khoá, Dũng chồng Bích quên dặn làm sao để mở cửa vào chung cư. Người trẻ tuổi cười gượng "Biết ý một chút là chú mở được liền hà". Thì ra là vậy. Nhưng mà việc gì thì cũng đã xong rồi, chỉ còn bộ mặt của nhà thơ vừa liếc qua là làm tôi mắc cười. Đôi con mắt vừa trợn lên đã vội vàng dịu xuống. Cặp chân mày vừa nhíu lại liền giãn ra. Cái giọng gắt gỏng vừa phun ra phèo phèo mấy tiếng đã mau mau rớt lộp độp xuống nền nhà. Cái thoáng giận dỗi của nhà thơ chẳng những không làm ai phật lòng mà vợ chồng tôi còn nhe răng ra cười trừ. Chơi thân với nhà thơ gốc Quảng Nam này trên 20 năm chẳng bao giờ tôi nghe thấy anh nỡ giận ai bao giờ. Là vì bản chất của nhà thơ Luân Hoán vốn lương thiện từ cái thuở nhân chi sơ.

Hê hê! Chỉ có "rứa"thôi. 

Phan Ni Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 100220)
Ngày cúng thành hoàng làng Nghi An năm đó (1890), tiên chỉ, lão làng đang dâng hương cầu xin quốc thái dân an, nghi lễ cúng bái trang trọng và thành tâm, thì có một thằng bé đứng bên ngoài nói lớn: -“Quốc thái dân an” là do mình tranh đấu mới có. Cớ sao lại xin xỏ tầm phào như vậy? Nói xong thằng bé đó bỏ chạy.
13 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 107038)
Tên anh là gì tôi không biết, nhưng tôi quen anh qua một trang tìm bạn bốn phương với cái tên đẹp đẽ Vũ Quang.
10 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 88430)
Nhiều tiếng nổ ầm ì vẳng lại từ xa. Tiếp theo những loạt phản pháo chấn dội phát ra từ khu rừng trước mặt. Một đoàn xe nhà binh mở đèn từ phía Tân Cảng Sài Gòn rầm rộ tiến trên xa lộ Bình Dương, kéo lê theo sau những thùng sắt khổng lồ chứa đựng quân lương và đạn dược.
28 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 101313)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng tạp chí Hợp Lưu.Thạc sĩ, nhà văn Vũ Đảm hiện là Phó tổng biên tập Tạp Chí Nhà Văn tại Hà Nội Việt Nam, chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện ngắn "Chín Tháng Mười Ngày" của Vũ Đảm đến quí độc giả và văn hữu Hợp Lưu. TCHL
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 32141)
Phải công nhận hắn đẹp trai. Dáng cao tre, trúc. Tóc rừng lá mùa thu. Mười ngón tay học trò. Mắt biển xanh mùa hạ. Nếu phải nhìn vào đôi mắt ấy một lúc nhiều cô gái sẽ xây xẩm mặt mày như trúng gió. Biết rõ như thế nên nàng ngó đi chỗ khác khi hắn hỏi có phải cô là người Trung quốc không.
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 29745)
- Anh yêu em, chúng mình sẽ có con, một đứa bé gái giống em như hai giọt nước. Ký ức thoáng hiện về như nửa tỉnh, nửa mê. Nằm một mình trên chiếc giường một bằng sắt được sơn bằng một thứ sơn màu xanh đậm, bên cạnh là một con búp bê bằng vải xinh xắn có mái tóc tết xam buông thõng.
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 33912)
LTS: Vũ Thị Huyền Trang là một người viết trẻ sống và làm việc tại Hà nội. Trong số báo nầy chị gởi đến quí độc giả Hợp Lưu sáng tác "Lỗ hút", văn của chị trầm tĩnh, lôi cuốn, đưa câu chuyện đi từ góc riêng tư của một gia đình đến không gian bàng bạc của đời sống mà bi kịch và nỗi buồn như "một hố sâu hút gió". TẠP CHÍ HỢP LƯU
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 34451)
Ta là con của trời. Ta là chúa của đất. Ta còn đủ tỉnh táo để nhận ra những ý đồ đen tối của bọn chó má. chúng vô lại. Chúng mưu mô xảo quyệt. Ta căm hận chúng.
22 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 28848)
Trên Phật đài, một vị sư trẻ nện chày trên một cái mõ lớn để giữ nhịp. Giọng sư rền rền rất tốt (tưởng có thể hát opéra được). Tóc sư mọc lún phún một lớp dày, không nhẵn thín như các nhà sư tôi thấy ở chùa hồi nhỏ. A di rị đa... dà dà na...
04 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 102707)
Khách phong lưu vẫn ngồi ở quán cà phê bên hồ vắng. Không thấy mẹ nàng đâu. Có lẽ mẹ nàng đi kiếm củi trên dãy núi bên hồ chưa kịp về. Nàng cũng không còn ngồi xoã tóc. Nàng lúi húi bên tách cà phê đang pha dở cho khách. Mùi cà phê ủ trọn cái lạnh giá đầu mùa đông, quyện chặt lại, nén hương rồi dậy lên trong mê muội.