- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mùi

19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 33434)

Mùi 

Con đường mỗi ngày tôi lái xe đến sở làm trên 25 năm qua, vài năm gần đây dọc hai bên đường, rừng thưa dần, ruộng rẫy, nông trại biến mất, thay vào đó là nhà cửa, khu thương mại và xưởng ốc mọc lên. Xác mấy con thú nhỏ bị xe cán trên đường cũng thưa dần, hoạ hoằn lắm mới thấy một chú sóc đen bẹp dí hoặc chú chồn mướp mập lù nằm vô hồn với bộ lông mướt rượt, phất phơ trong nắng lung linh. Những lúc đó, lòng tôi lại bồi hồi, xốn xang và có ý… mừng thầm. Không phải tôi mừng thấy mấy con thú hoang nhỏ bé, hiền lành, vô tội bị xe cán chết mà tôi mừng là vì mỗi lần nhìn thấy chúng, như mấy chục năm nay tôi vẫn quen mắt nhìn thấy, lòng lại cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái; cái an nhiên chạy theo tôi suốt dọc đường đến sở hay về nhà.

Như sáng nay chẳng hạn. Vừa chạy qua khỏi dốc cầu nghĩa trang tôi chợt thoáng ngửi được… mùi thú hoang mà đã lâu tôi không còn ngửi thấy. Lập tức tôi nín thở rồi hít hít vô mấy cái. Một thoáng nghi ngờ về mùi vị tan mau. Sau khi xác định đó không phải là mùi… tử thi tôi khoan khoái vươn vai, rướn cổ, phồng mũi ra hít thật sâu vào lồng ngực cái mùi mà đã hơn năm sáu năm trời tôi không ngửi được mùi của nó hay nhìn thấy nó: con skunk.

 

"Tây Sẹo"

 

"Tây sẹo" là hỗn danh của cố hạ sĩ hải quân Lê Văn Tây. Gọi "Tây sẹo" vì trên mặt anh có một vết sẹo in đậm từ gò má trái kéo dài xuống cằm. Vết sẹo làm gương mặt Tây lai đẹp trai của anh trông "ngầu" hơn. Nhưng thật ra Lê Văn Tây rất hiền lành và vui tính. Tây sinh quán tại Banmêthuột, có cô em kế tên Đầm, một thời là vợ của Nguyễn Đức Tấn, cố Trưởng du ca Lòng Mẹ Banmêthuột. Hồi học ở bậc Tiểu học rồi lên Trung học đệ nhất cấp, Tây và tôi chơi với nhau rất thân. Cuối tuần thường rủ thêm năm ba thằng bạn đi đá banh, bắn chim, câu cá hoặc tắm hồ, tắm suối. Về sau có thằng theo gia đình đổi lên Đà Lạt, thằng thì chuyển trường theo mẹ ra Pleiku, còn tôi về Sài Gòn trọ học. Không hẹn mà rã đám. Tuổi trẻ vô tư lự mau quên nên có lẽ tôi cũng như tụi nó, khi không còn gặp nhau thì chẳng thằng nào nhớ tới thằng nào. Cho đến năm 1970, tôi trở về quê quán dưới hình thù của một anh lính thời chiến khi có chút thì giờ thì đến sinh hoạt với Đoàn Du Ca Lòng Mẹ Banmêthuột. Gặp Đầm, cũng là thành viên Du Ca, tôi thăm hỏi mới biết Tây đã là thủy thủ.

Tháng Giêng năm 1974, lúc đóng quân ở Vịnh Cam Ranh, tôi nghe tin tức trên đài cũng như đọc báo thấy hình ảnh hạ sĩ hải quân Lê Văn Tây, một trong 59 chiến sĩ Hải quân QLVNCH đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến chống Trung Cộng chiếm Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, làm tôi giựt mình. Thì ra là "thằng Tây sẹo!". Bạn bè cùng trường thời thơ ấu lớn lên trong chiến tranh đã lần lượt gục ngã ngoài chiến trường vào mùa hè đỏ lửa 1972 một Thiếu úy Bộ Binh Phan Hồ Khánh, một Thiếu úy Thiết Giáp Lê Văn Lai, một Thiếu úy phi công trực thăng Luân Đôn, một Trung sĩ nhất Tiểu Khu Daklak Đỗ Đặng Nhiễu; đứa sống sót trở về như thằng Còn, thằng Xoài thì cụt què mẻ sức. 10 thằng tiêu hết 7. Bây giờ tới phiên Lê Văn Tây, tức "anh hùng Tây sẹo", người lính trẻ sôi nổi và lòng đầy nhiệt huyết như báo chí phong danh.

Chuyện mới đó thoắt một cái đã 34 năm ròng. "Thằng Tây sẹo", như ngày xưa tụi tôi thường gọi, nếu còn sống năm nay cũng đã ngoài 60.

Khi nhà thơ nổi giận

 

Có lần vợ chồng tôi lái xe đi Montreal cách Toronto khoảng 6 giờ đường xe, ăn đám cưới của con gái nhà văn Song Thao. Mỗi lần có dịp đến thành phố này chúng tôi đều ghé thăm gia đình anh chị nhà thơ Luân Hoán hàn huyên tâm sự và nghỉ qua đêm. Lần đi này gặp con cháu anh chị bên Mỹ về thăm nên chúng tôi qua nhà Bích, con gái út của nhà thơ nghỉ tạm trong một khu chung cư gần đó. Chồng Bích vui vẻ cười toe đưa cho tôi hai chìa khóa chung cư và chìa khóa cửa phòng ở tầng ba.

Tiệc cưới tàn về đến nhà trời đã quá khuya. Ngoài đường không một bóng người lai vãng. Lúc lui cui mở cửa vào chung cư thì ô hô, xoay trở cách nào, kiểu nào, kiên nhẫn mở đi, mở lại cách mấy vợ chồng chúng tôi cũng không tài nào mở được. Nhướng mắt nhìn đồng hồ đã gần 1:30 sáng. Lạ nước lạ cái làm gì biết đường xá, khách sạn ở đâu mà tìm, hơn nữa, giờ này không muốn gọi điện thoại làm phiền giấc ngủ của cặp vợ chồng trẻ hiền lành, tốt bụng, chúng tôi phom phom lái xe tới một góc khuất… ngủ đại. Cũng may cuối tháng 9 trời không đến nỗi… lạnh lắm.

Sáng ra vừa gặp mặt tôi nhà thơ "quạt" liền. Thì ra lúc giao chìa khoá, Dũng chồng Bích quên dặn làm sao để mở cửa vào chung cư. Người trẻ tuổi cười gượng "Biết ý một chút là chú mở được liền hà". Thì ra là vậy. Nhưng mà việc gì thì cũng đã xong rồi, chỉ còn bộ mặt của nhà thơ vừa liếc qua là làm tôi mắc cười. Đôi con mắt vừa trợn lên đã vội vàng dịu xuống. Cặp chân mày vừa nhíu lại liền giãn ra. Cái giọng gắt gỏng vừa phun ra phèo phèo mấy tiếng đã mau mau rớt lộp độp xuống nền nhà. Cái thoáng giận dỗi của nhà thơ chẳng những không làm ai phật lòng mà vợ chồng tôi còn nhe răng ra cười trừ. Chơi thân với nhà thơ gốc Quảng Nam này trên 20 năm chẳng bao giờ tôi nghe thấy anh nỡ giận ai bao giờ. Là vì bản chất của nhà thơ Luân Hoán vốn lương thiện từ cái thuở nhân chi sơ.

Hê hê! Chỉ có "rứa"thôi. 

Phan Ni Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 37028)
...Cánh tay người đàn ông khắc đá đưa lên hạ xuống nhẹ nhàng trông thiện nghệ như nghệ sĩ xử dụng nhạc cụ quen thuộc của mình. Khi ấy đám hoa tuyết luân chuyển càng lúc càng nhanh theo hướng gió biến khoảng không rộng lớn trong công viên thành bức tranh sống động lạ thường.
18 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 28273)
Buổi chiều tôi đi vào nghĩa trang, nhìn quanh quất thấy lòng quạnh hiu. Lúc nầy đây có người thân nào đó, chắc họ nghĩ tôi chán đời, cô độc. Thời hạn hết, tôi ở lại. Một học sinh du học cô ky như tôi có gì, có ai là người thân quen biết, nằm trong nghĩa trang nầy cho lý do thăm viếng. Nếu là em, em sẽ nghĩ tôi không bình thường ở một lúc nào đó chăng?
18 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 30843)
Như một cánh cung, phố Hàng Hành bên hồ Hoàn Kiếm dài hơn trăm mét có đến mấy chục hàng ăn, hàng café, gallery, shop quần áo. Nghe nói ngày xưa đây là nơi bán hành tỏi, sau chuyển sang nghề tiện gỗ. Đền thờ tổ nghề tiện gỗ ở trong nhà số 11. Nghề tiện gỗ vốn là nghề truyền thống của làng Nhị Khê quê hương Nguyễn Trãi.
18 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 41579)
Mấy ngày qua tôi liên tiếp nhận được video clip "Chị Mùi" do bạn bè gửi tới. Chị Mùi, nếu viết đầy đủ tên họ thì là Lý Thị Mùi, nhưng tôi lại chỉ muốn gọi là "chị Mùi".
18 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 34371)
Lần đầu tiên trở thành đàn bà chị đã khóc. Người đó ôm chị vào lòng vỗ về như một đứa trẻ.
18 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 41842)
...Cô giơ bàn tay ra nắng, nắng rất ấm, lung linh trên tay, trên vai và thả những khoang nắng trên mặt cô. Cô ngồi xuống bên thành hồ, thong thả ném từng nắm thức ăn cho cá....
15 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 28980)
Khúc bãi hình cánh cung. Phần cuối bãi đá ngầm lởm chởm khuất lấp với xóm chài Merang bởi một ngọn núi trọc kéo dài từ những cánh rừng dừa lả ngọn tới sát chân sóng. Ngọn hải đăng chót vót trên đỉnh núi trần trụi.
15 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 34863)
Nỗi vui mừng vỡ òa trong tôi phút đó khi đã nhận ra Luân, Luân trên kia, Luân đứng đó, bắt tôi phải chạy bay lên mới đúng. Nhưng trước bấy nhiêu con mắt cùng chăm chú ngó xuống người lạ mặt như một cái đích, họ chưa nhận ra ai, tự nhiên tôi thấy ngượng, ngượng đến nỗi nóng bừng cả mặt mũi.
23 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 31851)
Tháng ba, cây gạo bắt đầu nở hoa, những bông hoa chúm chím rồi đỏ rực như những ngọn đuốc sáng cả một khu không gian, lũ chim bồ các không biết bay từ đâu tới đậu trên ngọn kêu nháo nhác. Cây gạo già nua, đứng trơ trơ trên bãi sông, cành cây khúc khuỷu, gốc to chừng ba người ôm và nổi lên những cái u sần sùi như mặt quỷ...
22 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 35730)
Thật ra, tôi lắm chuyện, chứ chỉ cần vẫy tay thì mông Trang tôi cũng úp mặt vào được ngay, đã muốn thổn thức thì sao không thổn thức ngay tại chỗ cho tiện, từ xa để làm gì. Nhưng tình cảm con người không có đơn giản như vậy, cho tôi diêm dúa một chút chứ. Người ta thích chó thích mèo, vì tình cảm nó đơn giản. Người ta thích đàn ông đàn bà, vì tình cảm nó phức tạp.