- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CỨU VỚT CẢ NHÂN GIAN

08 Tháng Chín 201911:54 CH(Xem: 24291)
hoang chinh9
Tranh- Hoàng Chính

 i... giời đất ôi!” Tiếng rú hoảng kinh của người đàn bà dưới khoang thuyền vọng lên, tiếng được tiếng mất trong gió lộng khi con sóng hung hãn đập mạnh vào lớp vỏ kim loại bên mạn thuyền. Chiếc du thuyền chao chọng, lắc lư như món đồ chơi trong tay đứa trẻ tinh nghịch. Nước văng tung tóe lên cả mặt sàn gỗ đầy vân.

Người đàn ông một tay bám chặt lấy cột buồm, một tay rà lại những nút buộc chiếc áo phao mà gió gắn chặt vào người.

“Không sao đâu,” người đàn bà dán mình vào chỗ ngồi ởđuôi con tàu, chiếc áo phao màu cam sáng rực dưới ánh sáng mờ ảo của một ngày vừa chớm. Chị nghểnh cổ nói vọng xuống khoang. “Du thuyền chứ có phải ghe đánh cá của ngư dân đâu.” Rồi chị lẩm bẩm,“Đến siêu bão cũng chả sao.”

“Cứu mẹ con cháu với!” Tiếng gào khan của một người đàn bà văng vẳng trong tiếng hú của gió.

Người đàn ông nghểnh cổ, nhìn xuyên qua màn hơi nước mờ đục. “Hình như có người kêu cứu.” Anh ta nói lớn. Trái tim quýnh quáng trong lồng ngực.

Người đàn bà trong áo phao màu cam hỏi vọng lại, “Ông nói gì?”

“Có người.” Người đàn ông hét lớn.

“Có nghe gì đâu.” Người đàn bà lắc đầu nguầy nguậy, tay không ngừng vuốt nước loang trên mặt do những con sóng quăng lên.

Người đàn ông nheo hai con mắt trên khuôn mặt rám nắng, quả quyết, “Tiếng phụ nữ rõ ràng.”

Người đàn bà cười. Những chiếc răng trắng đều. “Lại mơ tưởng em út nào rồi.”

Người đàn ông lặng thinh. Anh không muốn gân cổ, cố át tiếng máy tàu để cãi với vợ. Gió vẫn lồng lộng thổi. Những hạt mưa lưa thưa vung vãi trong gió, quất lên mặt như những lằn roi. Bầu trời xám ngoắt như sắp đổ ụp xuống vũng nước mênh mông đen đúa, lô nhô vài mái nhà còn sót lại sau cơn cuồng nộ của mưa lũ và cuồng lưu đêm hôm trước.

“Có cái gì đeo theo mình, ông chủ ơi!” Người tài công hét về phía người đàn ông.

Cái gì là cái gì?” người đàn ông vuốt ngược mái tóc ra sau, nói vọng về phía cuối tàu. “Mày coi xem nó là cái gì.”

Ở phía đuôi chiếc du thuyền sang trọng, một thanh niên gầy gò khoác chiếc áo mưa nhựa trong suốt dính sát vào thân người, lộ rõ chiếc áo thun có những chữ Coca Cola màu đỏ nhanh nhẹn khom mình nhìn xuống nước.

“Có người, ông chủ ạ.”

“Còn sống không?”

Trong một giây chỉ nghe tiếng xình xịch của máy tàu và tiếng gió ào ạt. Rồi tiếng người thanh niên vọng lên, như hụt hơi. “Chết rồi!”

“Sao nó lại đeo theo mình vậy?” người đàn ông nói. “Đẩy nó ra xa đi.”

Người đàn bà áo phao màu cam bỗng lên tiếng, “Đem về chôn dùm người ta không được à?”

“Không còn chỗ.” Người đàn ông ngắt lời người đàn bà.

“Hết chỗ rồi hai bác ạ.” Giọng một người đàn bà vọng lên từ hầm tàu. Và từ cái khoảng tối âm u ấy, vô số giọng nói vọng lên theo. “Hết chỗ rồi. Chật rồi. Đừng đem người chết lên đây hai bác ạ.”

“Bỏ người ta lạnh lẽo thấy tội.” Người đàn bà áo phao màu cam vừa ghì chặt sợi dây bố buộc trên thân tàu vừa lẩm bẩm.

“Chứ đem đi đâu bây giờ. Về nhà mình à?” Người đàn ông hầm hừ.

“Gỡ được rồi, tội nghiệp ông già chết trôi.” Người thanh niên lần theo lan can, đi về phía mũi chiếc du thuyền. Con thuyền chao nghiêng theo cơn gió giật và anh đạp lên đuôi một con chó đốm đang run rẩy nằm co bên cuộn dây thừng. Con vật kêu lên hoảng hốt.

“Sao thế. Cho con chó uống nước chưa?” Người đàn ông hỏi trống, tai anh vẫn nghe văng vẳng tiếng cầu cứu của ai đó. Nhưng anh tự nhủ, suốt mấy tiếng đồng hồ quần quật trong sóng nước, trên chiếc du thuyền mỏng manh, nghe không biết bao nhiêu tiếng kêu cầu cứu, hẳn tai anh đã bị nhiễu loạn bởi những tiếng la hét thất thần.

Anh nghe tiếng vợ anh cười, vàvang vang trong gió lộng cái giọng lanh lảnh, tiếng được tiếng mất, “Chó vừa suýt chết đuối... nước đầy trong bụng... Đúng là chỉ giỏi mê gái!”

“Đàng kia có cái nhà thờ,” người thanh niên cầm lái nói lớn.

“Nhà thờ huyện đấy.” Người đàn ông nói, đủ cho người thanh niên nghe. Nhà thờ huyện, nơi chôn giấu một điều không thể nói cho ai nghe. Tàáo dài trắng quyện trong gió những sớm mai tan lễ ngày Chúa Nhật. Người đàn ông khẽ lắc đầu, như xua đuổi những ý nghĩ rời, đồng thời giũ cho bay những giọt nước vương trên mặt, những giọt nước có vị tanh của cá chết trôi, và xác người chết đuối.

Anh nhìn xuống dòng nước đang cuồn cuộn quanh con thuyền. Những con sóng gồng lên như gân guốc trên cánh tay gã khổng lồ. Những con cá, vô số cá nổi lềnh bềnh, phơi những cái bụng trắng bệch lên mặt nước.

“Con Cúc...”Người đàn bà nói như gắt. Cái tênquen bất ngờ ấy kéo người đàn ông về chuyến cãi cọ rầm rộ của hai người đêm hôm trước. Tưởng đã qua, ai ngờ vẫn còn đó.

“Cái gì?”

“Con Cúc của ông...” Gió gắt và mưa tạt ngắt đôi câu nói của người đàn bà khiến chị phải ngưng ngang để vuốt mặt. “Ra sao rồi?”

“Lấy chồng rồi.” Câu trả lời tuột nhanh ra cửa miệng người đàn ông.

“Thế còn con Lan?”

“Xuất ngoại.”

“Con Hồng?”

“Lấy ngoại kiều.”

“Còn con Phượng nữa?” Người đàn bà vừa hỏi vừa một tay vuốt mặt, một tay bám chặt sợi dây thừng nối từ mạn thuyền lên cột buồm chính. Chiếc du thuyền lướt qua những mảnh mái tranh sũng nước trôi cuồn cuộn theo dòng cuồng lưu. Không nghe được câu trả lời bởi một cơn gió vừa tạt ngang, quăng một vạt nước tung tóe lên sàn tàu.

Người đàn bà hướng về phía người tài công, “Tuấn ơi, khu này nhiều nhà chưa bị nước cuốn.”Chị ngưng nói để phun mảng nước bùn vừa tạt lên mặt. “Đi vòng vòng tìm thêmngười...”

Tiếng dạ của người tài công loãng tan trong gió.

Người đàn bà ngước nhìn cái khối mây sũng nước xám xịt trên cao, rồi ngó sang người đàn ông đang dõi mắt theo những mảng mái tranh trôi bập bềnh. Những vướng mắc từ bao năm tháng qua cứ lẩn quẩn trong đầu, chị gằn giọng, “Sao không trả lời, ông kia?”

“Em lạ nhỉ, đang vớt nạn nhân lũ lụt...”

“Thì sao?”

“Hỏi toàn chuyện gì đâu.”

Người đàn bà trề môi, “Chỉ nói lảng là giỏi.”

“Gia đình ông Noah đâu có vậy...” Người đàn ông nói. Trong góc nhìn của anh, giữa khoảng trời xám đục, anh thấy người tài công đang vừa bẻ lái vừa cố giấu nụ cười.

Người đàn bà liếc nhìn những con mắt tò mò, lấp ló dưới khoang hầm tối mờ, đang dán vào mình, “Cũng lạ...”

Người đàn ông lặng thinh, ngoái cổ nhìn đăm đăm một mảng mái tranh trôi lềnh bềnh trên dòng nước. Cái gìđó xám xịt đeo dính vào mối dây lạt luồn ở một đầu mảng tranh rách tươm trông như con mèo xám. Lụt lội, tai ương, người với vật chung số phận. Ý nghĩ thoáng qua nhanh. Người đàn ông lắc đầu mạnh, vẩy những mảng nước từ trên tóc tràn vào hai mắt, làm nhòe hình ảnh con mèo ướt nhấp nhô trên lưng lũ sóng đen ngòm.

Người đàn bà lên giọng, “Đeo đuổi toàn những hoa là hoa.”

“Em bắt làm từ thiện, em bắt anh đổi tên du thuyền thành Thiện Tâm, em bảo có du thuyền thay vì đi chơi thì đi cứu người chết đuối, em bảo mình là gia đình ông Noah, cứu muôn loài, em bảo em muốn như vợ ông Noah...” Người đàn ông lẩm bẩm một thôi dài - cố lớn hơn tiếng gào của gió, đủ cho vợ nghe được, nhưng không quá lớn để lọt vào tai đám người chết đuối hụt dưới khoang – và nói xong, anh tưởng chừng mình sắp ngất đi vìđuối sức. Anh hít một hơi dài, hít luôn dòng nước chảy tuôn trên mặt. Và anh bật ho sặc sụa.

Chiếc du thuyền lảo đảo lách tránh một thân cổ thụ chỉ còn trơ những cành. Trận bão hôm trước đã vặt sạch hết lá.

“Cứu mẹ con tôi với!” Tiếng gào loãng trong gió. Tiếng một người đàn bà.

“Có người trên cây, có người trên cây!” Giọng người tài công đầy khích động.

“Có nghe thấy gì đâu!” Người đàn bà mặc áo phao màu cam nói, giọng đầy nghi hoặc.

“Có tiếng kêu, tui có nghe cô ạ.” Người đàn bà dưới hầm tàu ló khuôn mặt xương xẩu vào khung vuông tối ám, nói vọng lên.

Ở tuốt dưới hầm mà còn nghe ra được. Người đàn bà áo phao màu cam nheo mắt nhìn vào vũng tối dưới chân. Một bầy nheo nhóc dưới ấy. May mà mình đến kịp lúc chứ không mấy gia đình này bị nước cuốn đi mất rồi. Những gói mì thấm nước mưa, nước sông, nước hồ, và nước mắt… cả bọn đang chia nhau nhóp nhép nhai dưới ấy. Hình ảnh mờ ảo làm sống mũi người đàn bà cay cay. Chị cố nén tiếng thở dài. Nước mưa, nước sông, nước hồ văng tung tóe khắp nơi, cái thứ nước mằn mặn, chan chát, hôi hôi mùi bùn ùa cả vào miệng mỗi khi chịgắt gỏng với chồng. Cứ nghĩ phải uống thứ nước này no căng bụng trước khi chết quả là khốn khổ. Dạo này mưa lũ, bão bùng cứ thay nhau kéo về vùng đất nghèo khó này. Chị chớp mắt. Chị nghĩ đến cơn Đại Hồng Thủy trong Kinh Thánh. Chị nhớ đến gia đình ông Noah. Ông bà Noah cứu được muôn loài nhưng lại bỏ rơi đồng loại. Chị vẫn nói với chồng – cái gã mèo mả gà đồng đang đứng lù lù trên sàn tàu kia - rằng chị mà là vợông Noah hồi đó thì chị sẽ bắt ông ấy cứu vớtcảnhân gian.

“Có người đeo trên cây,” người tài công nhắc.

Chợt bừng tỉnh, người đàn bà mau mắn ra lệnh, “Vậy thì quay lại, cứu người ta làm phước!”

Người đàn ông dán mắt vào cái khung nhòe nhoẹt, mập mờ ẩn hiện trong làn mưa. Trên cái nền xám ngoắt, lờ mờ cái gì đó trông như một thân người gầy gò ôm cứng cái túm nhàu nhòmang dáng hình đứa bé ở chỗ một cành mỏng manh gắn vào thân cây phía trước. Anh vuốt mặt, nheo mắt đăm đăm nhìn. Đúng là một người đàn bà. Tóc dài dính bết vào hai má. Hai con mắt sâu. Đôi vai mỏng. Đứa bé nằm yên trong cánh tay gầy guộc. Con mắt nhắm nghiền. Nước cuồn cuộn xoáy quanh thân cây khiến hai hình hài ấy cùng thân cây đu đưa bồng bềnh. Và trong một giây, ngực người đàn ông thắt lại. Âm thanh câu hỏi ban nãy của vợ rổn rảng trong óc anh. Còn con Phượng nữa. Còn con Phượng nữa…

Vợ anh cũng dán mắt vào khoảng không xám xịt. Thân cây gầy gò hằn rõ trên bầu trời. Hình ảnh càng lúc càng rõ nét. Thân người mỏng manh. Sống mũi cao và thẳng. Hai con mắt thất thần nhưng đẹp. Hai con mắt hút hồn đàn ông.

Bỗng dưng người đàn bà gằn giọng, “Quay trở lại!”

Người tài công ngơ ngác nhìn bà chủ rồi nhìn qua ông chủ. Không thấy ông chủ nói gì, anh ta đăm đăm nhìn bà chủ, “Nhưng... có hai người…”

“Quay lại ngay! Tao bảo quay lại ngay!” Người đàn bà đóng đinh giọng nói vào bức tường u uất của bầu trời.

Chiếc du thuyền đổi hướng thật gắt khiến mọi người chao nghiêng. Ai đó ậm ọe nôn mửa dưới hầm tàu.

Người tài công liếc nhìn ông chủ. Ông chủ cắn môi lặng thinh.

Người con gái có tên loài hoa học trò. Những năm tháng cách xa, tưởng sẽ không bao giờ gặp lại. Và đứa bé nữa. Nó có tội gì đâu.

“Em à, cứu mẹ con cô ấy một lần này thôi.” Người đàn ông cố gài chất dịu dàng vào giọng nói phải hét to để át tiếng gió và tiếng máy chiếc du thuyền có hai chữThiện Tâm màu huyết dụ vẽở bên hông.

Người đàn bà nhìn xăm xoi vào khoảng xám của bầu trời nhòe nhoẹt, lặng thinh.

“Anh với cô ấy đâu còn gì.” Người đàn ông nói, như van nài.

Người đàn bà vẫn lặng thinh. Hai hàm răng cắn chặt lấy nhau khiến chiếc cằm bạnh ra trên khuôn mặt - trước đó – tròn, đầy nét phúc hậu.

“Em muốn anh thay đổi, làm ông Noah trong Thánh Kinh, đi cứu người, em muốn làm vợ ông Noah,”người đàn ông kể lể. “Em đòi cứu vớt cả nhân gian!”

Người đàn bà vẫn lặng thinh. Hai mắt xoáy vào khung xám của bầu trời, nơi cất giấu những tháng ngày mòn mỏi mong người đàn ông của mình trở về.

Người đàn ông chập choạng bước về phía người đàn bà, và ngồi thụp xuống, đặt tay lên đầu gối vợ, “Hay là đem giùm mẹ con cô ấy...”

“Đem đi đâu?” Người đàn bà sẳng giọng.

“Lại nóc nhà thờ huyện, để người khác cứu.”

“Quay du thuyền lại, Tuấn!” Vừa nói người đàn bà vừa gạt tay người đàn ông ra như gạt một con sâu đáng tởm.

Chiếc du thuyền đổi hướng thật gắt. Tiếng máy gầm rú như con thú bị thương. Sàn gỗ đầy vân rung lên bần bật. Người đàn ông chống cả hai tay xuống sàn tàu cho khỏi bị quăng giạt ra lan can. Anh loạng choạng trở về phía mũi tàu, cốkhông đạp vào con chó lông sũng nước, đang co quắp run bần bật và rên ưử bên cuộn dây thừng. Bám chắc vào cây cột buồm, người đàn ông phun phì phì chỗ nước bùn vừa văng trúng mặt, con mắt xoáy vào khoảng mịt mùphía trước. Những mảng mái tranh nâu trôi lều bều giữa những con cá phơi bụng trắng hếu. Những ngọn cây lao đao. Cảnh vật chung quanh chuyển động không ngừng. Và gió, như gã say quần quật thổi.

Xa xa, mái nhà thờ loang lở những khoảng ngói bị nước cuốn trôi. Những thân người co cụm trên phần ngói đen xám. Những cánh tay vật vờ vẫy gọi.

“Tới chưa, sao lâu thế?” Giọng chủ cả của người đàn bà.

“Dạ… đã qua chỗ ấy, nhưng... không thấy cái cây…”

Người đàn ông vuốt mặt liên tục để lau sạch những giọt nước và như để lau những vết mờ đọng trên võng mạc khiến anh không thấy rõ được người thiếu phụ và đứa bé đu đưa trên ngọn cây èo uột.

Nhưng thân cây ấy đã không còn giữa mênh mông con nước.

“Nước cuốn rồi!” Người tài công phụ nói.

Người đàn bà nhìn quanh. Chỉ có mặt nước đen cuồn cuộn chảy và bầu trời xám ngoét trên cao.

Và chung quanh, bồng bềnh những xác người.

Và chung quanh, bập bềnh những con cá chết phơi bụng trắng hếu.

“Chắc cóai cứu,” người đàn bà nói.

Người đàn ông hùa theo, giọng mềm như sũng nước, “Chắc mẹ con cô ấy lên thuyền ai khác rồi!”

Người đàn bà ném cho chồng cái nhìn bén ngót. Chị không thích lối nói ví von – cái kiểu xuống thuyền, sang sông - đầy tình tứ và lãng mạn ấy nhưng chị không muốn cãi cọ thêm. Cái cô Phượng ấy sang thuyền ai chị không biết và cũng không cần biết, nhưng chị biết rõ từ sáng sớm.

 - lúc họ ra đây để cứu nạn nhân lũ lụt - đến giờ, chị chẳng thấy một chiếc ghe cấp cứu nào.

Hoàng Chính

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 20196:18 CH(Xem: 23120)
Trong thời gian tôi ở trại, hắn luôn gởi đồ thăm nuôi cho tôi qua tay ông Thái trưởng tù. Lần nào tới tay tôi cũng bị tay Thái xén bớt ngay trước mặt tôi nhưng biết làm sao. Thời ấy mỗi cử mỗi động đều bị rà soát mà hắn là một cán bộ công an còn tôi lại là một phạm nhân. Rồi tôi theo bạn tù chuyển lên Quang Hiển để lao động, hắn cũng theo lên, cũng gởi đồ cho tôi. Xin cho tôi được làm đầu bếp, em tôi lùa vịt, công việc nhẹ nhàng hơn các người tù khác. Nhưng sau tôi khẳng khái cương quyết không nhận tình thân của hắn dành cho tôi và không muốn gặp hắn nữa. Chúng tôi lại xa nhau...
21 Tháng Chín 201912:15 SA(Xem: 24829)
Hắn bị đụng xe vào buổi chiều và đưa vào phòng cấp cứu của một bệnh viện huyện.Hắn hôn mê từ đó cho đến sáng hôm sau mới hồi sức nhưng vẫn ở trong trạng thái mê tĩnh. Đôi mắt khẻ lay động, cơ thân muốn rướn lên nhưng có một sức mạnh vô hình trì níu lại, đôi môi khô khốc, hắn khao khát được một vài giọt nước , tôi bón cho hắn từng giọt từng giọt và tay luôn nắm bóp trên vầng trán, vùng ngực gây cho hắn cảm giác êm dịu, ru vào giấc ngủ chập chờn.
11 Tháng Chín 201910:25 CH(Xem: 23562)
Đầu tiên là triệu chứng khó thở kéo dài nhiều giờ. Đó là điều khó hiểu với một người không phải là cuờng tráng song sức khỏe có thể được gọi là sung mãn như ông. Bác sĩ riêng đã loại trừ ngay cái bệnh buộc phải lập tức i-zô-lê( biệt lập), hoành hành bởi con vi trùng mang tên một nhà bác học Đức. Nơi ông ở cũng chưa đến nỗi phải suốt ngày đeo mõm chó cả khi ra đường lẫn ở trong nhà như thành phố Bác - Ki nọ mù mịt bụi khói gần đây mà ông thường thấy trên phim, ảnh.
06 Tháng Chín 20193:37 CH(Xem: 24417)
Camie là người nữ đồng nghiệp duy nhất trong số các đồng nghiệp nam làm chung một group gồm chỉ có ba người : hắn , Dick và Dan, cả ba đều là người Việt Nam. Camie là người Philippines , nước da trắng, mắt to, tóc dài, thân hình thon gọn, eo nhỏ mông to. Nhiều lần lão Dick thèm thuồng nói với hắn - Camie sống cô đơn độc thân một mình đang khao khát một tình yêu.
28 Tháng Tám 20193:20 CH(Xem: 22367)
Ở đây, tất cả nhân viên, dù là người địa phương tình nguyện đến làm việc, hay nhân viên chính thức, đều mặc cùng một bộ đồng phục màu xám, áo vest xám, váy đầm hình chữ A màu xám, áo chemise lụa trắng bên trong. Trắng và xám. Đó là 2 màu chủ đạo sau buổi sáng 5.46' ngày 17 tháng 1 năm 1995.
19 Tháng Tám 20193:54 CH(Xem: 24272)
Tôi đứng một mình bên cửa sổ. Đêm lặng. Ngọn đèn hành lang rọi xuống chậu cây chi mai đang nở hoa trắng, tạo thành một quầng sáng đơn độc. Tôi vốn có thói quen đọc sách khuya. Những lúc đêm khuya thanh vắng, khi người đời đã chìm trong mộng mị, là lúc tôi thả hồn mình lang thang với những con chữ. Đọc đến một lúc nào đấy, cảm thấy đầu mình u mê, tôi hay tới bên cửa sổ, đứng khoanh tay nhìn ra ngoài hiên. Tôi thường hay nhìn một cách vô định vào bóng cây sấu già đang chập chờn cô đơn khua lá. Như là một phép dưỡng sinh cho mắt. Từ hôm có chậu chi mai thì hồn tôi trút cả vào chậu cây nhỏ xinh đang nở hoa trắng xoá. Tôi say mê ngắm. Tôi đang mê đắm vẻ đẹp của một loài hoa đã từng được bao thi nhân từ cổ chí kim ca tụng…
16 Tháng Tám 201910:07 CH(Xem: 25998)
Gần 5 năm mới nhận được tác phẩm thứ hai của Nguyễn Trung. Truyện của ông rất đặc biệt, với lối hành văn cuốn hút, mạch truyện chuyển đổi gọn nhanh như những đoạn phim ngắn. Không khí truyện huyền ảo nhưng rất gần với xã hội chúng ta đang sống. Mời quý độc giả và văn hữu cùng vào không gian truyện “Rắn xanh chấm đỏ” của nhà văn Nguyễn Trung. Tạp Chí Hợp Lưu
14 Tháng Tám 20199:09 CH(Xem: 26276)
Mẹ tôi có tính tiết kiệm, ăn uống lúc nào cũng nhường món ngon cho chồng cho con ăn. Khi ba tôi mất, quần áo mới mẹ cứ cất tủ cho đến khi mất còn mới tinh, có cái mẹ chưa mặc. Tôi bây giờ y chang như mẹ, lâu rồi tôi cứ nghĩ rằng mình không có chồng có con nên đâu cần chưng diện làm gì. Con gái tôi thương mẹ nên nó sắm cho mẹ toàn bộ quần áo, son phấn... Tôi đơn giản không phấn son chưng diện... Nên đến hôm tôi dọn nhà tôi lôi ra đồ mới còn quá nhiều, áo quần đẹp, cả đồ lót phụ nữ còn nguyên lố lố mới kít. Tôi không thể mang hết vào SG nên tôi cho từ thiện hết toàn bộ. Tôi liên tưởng đến mẹ. Nếu tôi chết, con tôi nó sẽ chôn hết đống đồ này theo tôi như mẹ.
10 Tháng Tám 20197:07 CH(Xem: 23487)
Anh vừa ra được tập thơ. Tiền đi vay, lãi suất năm phần trăm. Trên đời này, hiện giờ không có gì rẻ hơn thơ và khốn khổ như nhà thơ phải ôm sách của mình đi bán lẻ. Khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản, anh nghĩ, việc giải quyết "đầu ra" sẽ tính sau, trước mắt làm sao có được sách đã. Đến khi cầm tám trăm cuốn Đối thoại với dòng sông trong tay anh mới thật sự hiểu thế nào là kinh tế thị trường. Anh nhẫn nhục mang thơ đi phát hành. Bán khắp mọi nơi, bán cả ở những chỗ người ta nhiều tiền nhưng không hiểu thơ và chẳng cần thơ. Cái năm phần trăm của bảy triệu hàng tháng thúc bách anh. Tại một trường phổ thông trung học, khi anh nhờ mua giúp hai chục cuốn, ông hiệu trưởng lật xem qua rồi bảo :" Chúng tôi sẽ vận động các em mua". Ba tuần sau, anh trở lại, ông hiệu trưởng khả kính mang ra chồng sách phủ dầy bụi, nói như người có lỗi :" Ông thông cảm, học sinh bây giờ không thích thơ
09 Tháng Tám 201910:17 CH(Xem: 25189)
Nghe tiếng cót két dưới sân, tôi biết ngay thằng bạn trời đánh vừa tới. Chiếc xe đạp khô dầu, nói bao nhiêu lần là chỉ cần xịt vào đó chút dầu hoặc không có dầu thì quết lên sợi dây xích chút mỡ bò là trơn tru, mà cái thằng nhất định không nghe. Tiếng cót két cứ như tiếng nghiến răng của bà hàng xóm lúc ngủ mê, nghe đến nổi cả gai ốc.