- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Điều Tra Viên Văn Hóa Và Kẻ Viết Chui

17 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 43218)

ngh_0_224x300_1- Ông cần gặp ai?

- Tôi muốn gặp bà Nguyễn Thị Thầu Dầu.

- Dạ tôi đây. Còn ông là….

- Công An văn hóa, cục XL chuyên ban SML.

- Nghe như size áo quần. Mời cán bộ vào nhà.

- Chị ở đây một mình?

- Dạ đúng.

- Nhà này của chị?

- Nhà tôi thuê ở để tiện đi làm.

- Thảo nào tôi đến địa chỉ thường trú của chị theo lý lịch chúng tôi nắm, người ta bảo chị đã chuyển đi chỗ khác không có đăng ký tạm trú tạm vắng.

- Tôi vẫn về chỗ đó rất thường để thăm cha mẹ già. Cán bộ gặp tôi có việc gì?

- Chúng tôi cần điều tra một vài trường hợp dân sự….

-..................................

- Hiện nay chị làm nghề gì?

- Tôi dạy học.

- Chị có viết lách gì không?

- Thỉnh thoảng tôi cũng viết.

- Nghe nói gần đây chị có một số bài viết đăng ở các tạp chí phản động nước ngoài. Các bài ấy chưa được đăng trong nước có nghĩa là chưa qua sự kiểm duyệt của nhà nước. Chị làm như vậy có ý gì?

- Trước hết tôi không thuộc hội đoàn nào trong lĩnh vực sáng tác để phải qua khâu kiểm duyệt; thứ hai tôi không phải là người viết chuyên hay kiếm sống bằng ngòi bút; tiếp theo tôi chỉ viết chuyện tiếu lâm không đả kích chế độ hay phê phán cá nhân nào ngoài chính tôi; sau cùng các báo trong nước không thèm đăng bài của tôi.

- Chị có gửi cho các báo trong nước sao?

- Không trực tiếp với người chủ biên nhưng nhờ bạn bè có tên tuổi – những người đi chân vòng kiềng – bắc cầu gạ gẫm dùm. Hai lần đều thất bại.

- Hẳn họ có giải thích tại sao bài không được chọn đăng?

- Cũng qua trung gian bạn bè - lần thứ nhất họ nói truyện phản ánh hiện thực tiêu cực; lần thứ nhì họ phê kỳ thị địa phương, phân biệt giai cấp với lại …cọ quẹt thuần phong mỹ tục.

- Chị có thể nói rõ hơn về hai truyện ấy?

- Trời ơi, tôi cà rỡn cho vui chứ đâu có chi. Truyện đầu kể vụ con tôi bị một thằng nhóc lang thang giật mất cái lồng đèn ngay đêm Trung Thu. Truyện thứ hai viết về một người đàn bà bỏ chồng do không ăn được nước mắm, ngoài ra hắn ta còn nuôi rận trong người.

- Chị nói nghiêm chỉnh chứ?

- Nghiêm chỉnh, mặc dù cà rỡn.

- Thế độc giả bên kia của chị là những ai?

- Chắc chắn là người Việt Nam vì tôi viết tiếng Việt mà! Còn tuổi tác, giai cấp, thành phần xã hội thì tôi chịu.

- Chị gửi tác phẩm ra ngoài mà không cần biết độc giả của mình là ai, làm sao cung khớp với cầu?

- Trước hết tôi cũng rất thèm biết những ai đọc truyện của tôi nhưng không có điều kiện để biết; thứ hai, tôi không viết theo luật cung cầu vì đây chỉ là vấn đề nhu cầu bản thân – đói ăn khát uống vậy thôi!

- Chị có thể nói rõ hơn về nhu cầu cá nhân này? Hay chị ám chỉ khó khăn kinh tế? Họ trả cho chị như thế nào?

- Không phải kinh tế. Nhu cầu giải tỏa – giống như người hát thèm sân khấu, thợ mộc nhớ đinh nhớ búa, thợ may ghiền kim chỉ. Tiền bạc ư? Nói không ai tin chứ họ chẳng trả tôi đồng xu teng, đã vậy còn hối bài. Được cái thỉnh thoảng họ gửi báo biếu, so le đến nửa năm là thường.

- Như vậy động lực nào thúc đẩy và khích lệ nào nuôi dưỡng lý tưởng viết lách của chị?

- Ứ hự, đã nói là đói ăn khát uống mà! Nhưng cán bộ yên tâm dạo này tôi xực thứ khác rồi! Có người dọn nhà vứt cho một mớ đồ bỏ, trong đó có mấy ống màu, thế là tôi cứ vẽ nhặng xị cả lên.

- Chị đã được đào tạo ngành hội họa à?

- Nói không ai tin chứ trước giờ tôi làm toàn các thứ mà không qua trường lớp đào tạo chính quy. Ngó sơ cũng biết. Chữ nghĩa thì đâu có được học trường viết văn Nguyễn Du hay tham gia trại sáng tác quốc gia; nhạc nhiếc, chưa hề bước chân vô nhạc viện ngoại trừ thỉnh thoảng có trà trộn trong giới trưởng giả đến nghe nhạc hòa tấu theo giấy mời; vẽ vời thì tôi bắt đầu nguệch ngoạc truyện tranh từ hồi tiểu học, để bán cho mấy đứa trong lớp…

- Vậy còn nghề dạy học của chị? Không qua đào tạo sao được nhận vào dạy Đại Học?

- Tôi dạy lậu thôi, nhờ quen biết gửi gấm giới thiệu. Vừa dạy vừa học. Ai cắc cớ hỏi đến bằng cấp chắc tôi ú ớ bởi không có miếng giấy chứng nhận lận lưng.

- Theo như chị tường trình nãy giờ, chị có vẻ một kẻ đứng bên lề?

- Ý cán bộ nói tôi đứng ngoài vòng pháp luật? Chậc, lòng lề đường đã có người chiếm hết rồi. Tôi chỉ dạy ở trường theo hợp đồng, làm ăn cò con ở nhà. Nói chung lương thiện, không lừa gạt cưỡng bức ai. Tự người ta đọc truyện tôi viết, mua tranh tôi vẽ, học lớp tôi dạy… Ngoài ra tôi luôn sống và làm việc theo pháp luật, tôn trọng phép đi đường, nghiêm chỉnh bỏ phiếu mỗi cuộc bầu cử, có chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú do chính quyền địa phương cấp, tham gia họp tổ đều đặn, hàng năm được giấy khen đoạt chuẩn gia đình văn hóa. Ủa mà tôi có vi phạm gì để nhà nước phải cử người xuống điều tra?

- Tôi lập lại: chị viết bài cho các tạp chí phản động ở hải ngoại.

- Là tạp chí nào?

- Những tạp chí trong đó người đọc có thể gặp các loại chính kiến; đặc biệt các bài viết không có lợi cho chính sách chủ trương của nhà nước ta.

- Vậy mà lâu nay tôi tưởng diễn đàn tự do là nơi người ta muốn nói cái gì thì nói, người nghe có quyền bịt tai hoặc bỏ đi chỗ khác chơi.

- Không đơn giản như chị nghĩ. Địch luôn luôn rình mò để phá hoại.

- Mình ngon thì việc gì phải mặc cảm hay lo sợ?

- Rõ ràng chị không biết gì về chính trị.

- Thì tôi đã nói mà!

- Như chị có phát biểu lúc nãy, bây giờ chị "xực" thứ khác nghĩa là thôi không viết nữa, chỉ vẽ. Chị vẽ gì?

- Cán bộ ngó trên vách tường thì biết. Văn chương – mặc dù không treo được tòn teng như tranh – có thể phanh thây nhân vật làm văng miểng tá lả thậm chí khiến những kẻ bàng quan nghĩ mình cũng bị trúng. Với hội họa, người vẽ lẫn người xem đều an toàn; dĩ nhiên đừng bày đặt vẽ bôi bác hay dùng photoshop, biếm họa, chú thích toen hoẻn rằng đây là Nguyễn văn A đang ăn hối lộ hay Trần Thị B đang ngoại tình. Ba cái thứ này đã có máy quay phim, máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại di động đa chức năng.

- Có nghĩa là tranh của chị mang nhiều ẩn dụ?

- Nữa! Đây nè cán bộ ngó coi. Bức này tôi chép của Georgia O’Keffee. Bà ta vẽ hoa diên vỹ nở tòe loe toét loét khiến ai nhìn cũng nói giống âm hộ. Còn bức này tôi sao của Magritte vẽ đôi tình nhân trùm kín mặt mũi – dạo thập niên 50, nhưng ai cũng bảo y hệt bọn khủng bố thế kỷ 21.

- Hóa ra chị chỉ chép tranh chứ không sáng tác?

- À, tôi vừa chép vừa học. Có khi phóng tác. Như bức này tôi chôm của Dali, xong bố trí cho chàng chui ngược vào cửa càn khôn. Tất cả những bức còn lại có chữ ký là của tôi. Đại loại tôi trộn lộn các trường phái cùng các chất liệu cho nó đa dạng, còn tôi thì biệt dạng ở trỏng.

- Có người nói chị tung hỏa mù trong những bức vẽ của chị…

- Nữa! Mệt ông này quá. Ý ông muốn nói tôi vẽ tranh cho người mù coi?

 

 

Cuộc điều tra đến đây tạm ngưng.

Cán bộ nghỉ phép 10 ngày đón Tết con chuột.

trần thị ngh.
tháng 1.2008

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 14656)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 16908)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 18774)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13288)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 15857)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 14940)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15113)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.
13 Tháng Tám 20204:54 CH(Xem: 16722)
Còn hơn một tuần nữa là bắt đầu công việc mới ở một bệnh viện khác, Na tự thưởng cho mình một chuyến du lịch ở Hawaii. Lúc mua vé không để ý, Na phải ngồi cạnh lối thoát hiểm nên không có cửa sổ nhìn ra ngắm cảnh. Cạnh Na là một chàng người Mỹ tuổi khoảng ngoài ba mươi, dáng vẻ tầm thước, mắt nâu hạt dẻ trông rất hiền, đang lặng lẽ coi phim tài liệu về thiên nhiên bằng iPad. Na cảm thấy buồn chán nên đợi lúc người ta phát đồ ăn, Na đánh bạo hỏi “mắt nâu” làm sao mà có phim coi, anh ấy bảo phải tải app của hãng hàng không về thì mới coi được phim của họ mà không cần wifi. Giờ phi cơ đang bay nên phải chờ khi có internet kết nối thì mới tải được. Thôi vậy, Na đành đọc báo và ngủ suốt chuyến bay.
17 Tháng Năm 20206:43 CH(Xem: 16688)
Quang “bản phủ”, vốn là chánh án ở Toà án nhân dân huyện. Nhưng hình dáng bên ngoài, giống y như nhân vật Bao Thanh Thiên bên tàu trong bộ phim truyền hình nhiều tập chiếu trên đài. Tối hôm trước xem phim, sáng hôm sau đến toà, từ bị can, đương sự đến nhân viên, thư ký toà…giật mình thon thót, nhìn lên ghế chánh án, cứ như thấy ông Bao Chửng ngồi trên thật. Cũng tai to mặt lớn đen sì.
23 Tháng Tư 20207:45 CH(Xem: 15578)
Cách đây ba tuần, khi con vi khuẩn độc ác xâm nhập, tấn công ồ ạt vào lãnh thổ Hoa kỳ, lúc ấy mọi người đã bắt đầu thức tỉnh lo sợ trước một cuộc chiến vô cùng gian nan, một mất một còn với kẻ thù vô hình có sức mạnh tấn công tiêu diệt hàng loạt sinh mạng con người mà loài người vẫn chưa có vũ khí chống lại chúng. Chúng không biết phân biệt già, trẻ, lớn bé hay người ấy là ai, nếu không may đến gần chúng, đụng phải chúng, coi như chúng đã chiếm đoạt cái số phận của người ấy, quyết định sống hay chết là do sự chống trả của một có thể cố gắng đánh bại chúng.