- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phượng Vỹ

28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130742)


w-final-portrait__ttt_0_171x300_2- Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm" Phượng Vỹ có làm được đâu chớ!
… Cách đây, ít nhất cũng hơn mười bốn năm rồi thì phải. Ngày xưa xa lắc nào đó, T rất hay theo Phượng Vỹ vào vườn Lục-Xâm-Bảo tìm ý để vẽ (Phượng Vỹ vẽ chứ không phải T). Nhìn những đường bút chì Phượng Vỹ phác họa mà thấy mê. Chưa hết, Phượng Vỹ còn làm thơ, viết văn. Đôi mắt to tròn đen lay láy từ Phượng Vỹ như dung chứa cả mưa nắng mùa hè. Phượng Vỹ đi đến đâu, ngoài T, cũng có một gã con trai theo “tháp tùng”. Hắn nói câu gì là được Phượng Vỹ “kê” ngay câu đó. Vậy mà đi đến đâu, hắn cũng siêng năng lẽo đẽo theo sau. Có lúc mua một cây cà-rem cho Phượng Vỹ (và bất đắc dĩ phải trả tiền luôn phần cà-rem cho T).
Ngày mưa tháng nắng, hắn siêng năng chăm chỉ đưa đón. Mặc cho ai đó không thèm nhìn hắn nửa con mắt. Rồi hắn tập tễnh làm thơ. Vói theo chút hy vọng mong manh như màu lụa trong nắng, trong gió. Cho đến một buổi chiều Chủ Nhật buồn, hắn kêu T ra sân cầu cứu. Hắn than câu chuyện của hắn và Phượng Vỹ sao mà nó dài ơi là dài. Hắn cứ mãi đi trên con đường thẳng song song hoài như thế này thì chắc chắn vài ngày nữa hắn mỏi gãy chân thôi.
Thế mà, cũng đến một lúc nào đó, màu áo lụa mong manh trong nắng, trong gió chao nghiêng. Mùa hè chưa chấm dứt nhưng chút vương vấn trong tim Phượng Vỹ hình như đang xôn xao nhận thức được điều gì đó. Tiếng lá vỡ dưới chân. Tiếng chim kêu trên cành. Những cành cây nghiêng lá. Chiếc ghế hôm nào Phượng Vỹ ngồi ôm giá vẽ hôm nay tự dưng nghe thấy thương lạ. Cả cái phông-tên nước trong vườn Lục-Xâm-Bảo nữa. Mùa hè chưa chấm dứt mà con đường nhộn nhịp những quán cà phê sinh viên như muốn chao nghiêng. Phượng Vỹ đã dám để bàn tay mình trong bàn tay hắn. Con đường hình như chứa chan tiếng nhạc. Con đường uyên ương. Nắng buổi chiều cũng êm đềm, tha thiết hơn. T mang niềm vui giản dị của bạn mình mà treo lên những cành cây tháp lá trong sân. Phượng Vỹ buông tay hắn và lại nắm chặt tay T. Nụ cười bay theo những giấc mơ con gái. Cứ thế mà bay bổng. Những tấm thiệp cưới cũng thế mà theo đường bưu điện đến tay bạn bè. Vậy là trong đám xuân xanh ấy, có Phượng Vỹ bỏ cuộc chơi theo chồng. Coi hắn hiền hiền vậy mà ôm cái lu chạy nước rút lúc nào không hay.
Rồi bẵng đi một thời gian ngắn sau cái hạnh phúc đó là những cơn mưa, cơn bão vây quanh. T ghé thăm Phượng Vỹ vào một buổi chiều cuối tháng mười . Lòng cứ băn khoăn, hồi hộp từ lúc mới vào cổng chánh. Sao lạ ghê, lòng không còn rộn rã, nôn nao như ngày nào nữa. Phượng Vỹ mở cánh cửa nắm tay T kéo vào. Căn nhà với chút ánh sáng rất ít. Màn cửa kéo kín mít. T lách vào nhà bếp. Ngồi trên một chiếc ghế duy nhất. Vài con dán bò hiên ngang dưới chân. Phượng Vỹ nói:
- T mở tủ lấy nước uống đi. Đừng có làm khách!
Phượng Vỹ nhắc hoài câu đó nên T phải đứng dậy đi tìm nước uống. Nhưng khi mở cánh cửa tủ lạnh ra T đóng vội lại ngay. Tủ lạnh không có gì uống. Rỗng tuếch. Buồn hiu hắt. Phượng Vỹ không buồn đưa T đi tham quan căn nhà như thói quen của chủ nhà. Mà hai đứa chỉ ở lì trong nhà bếp. Đứa con gái bé nhỏ khóc lóc vòi vĩnh Mẹ. Phượng Vỹ cúi xuống bồng con lên:
- Cô T có muốn bế cháu không nào?
Ơ, tưởng gì. Muốn lắm chứ. T giang hai tay đỡ lấy cô nhỏ vào lòng.
- Sao cháu nhẹ như bông gòn thế này!
T vô tình hỏi và Phượng Vỹ thản nhiên trả lời:
- Thứ hai này, Phượng Vỹ đem con trở vào nhà thương. Cháu bị ung thư máu…
T không có một kinh nghiệm gì về con nít và bệnh hoạn. Nên ba tiếng “ung-thư-máu” nơi một đứa con nít (mà đứa con nít đó lại là con của Phượng Vỹ nữa), khiến T cảm thấy hụt hẫng lạ lùng. T nhớ mình đã ôm lấy bàn tay bé nhỏ, xanh xao, yếu ớt đó. Một chút vuốt ve. Một chút ngậm ngùi. Thứ hai cháu lại trở về nhà thương rồi à? Mẹ cháu sẽ ở với cháu khi cháu thức. Và chỉ chợp mắt một tí khi cháu ngủ. Còn buổi tối, cháu sẽ ngủ với ai? (Tháng mười ơi, trời mới vào thu mà đã se se lạnh). T không dám hỏi bất cứ điều gì. Chỉ biết chờ đợi nghe Phượng Vỹ kể .
Khi yêu nhau, chưa đi xa đã thấy nhớ (sao lúc nào T cũng nghĩ vậy!) nói chi đến giây phút đợi chờ người quay về. Vậy mà Phượng Vỹ lại nói:
- Hắn bỏ đi rồi. Phượng Vỹ cứ mong hắn đi luôn!
Bàn tay thon dài ngày nào bây giờ thoăn thoắt trộn nhân làm chả giò đem bán trong trường học. Thấy mà đau lòng!
Rồi Phượng Vỹ kể về những chuyện riêng tư. Nguyên nhân sự đổ vỡ (mà T nghĩ, chỉ có hai vợ chồng mới nên biết đến thôi). Phượng Vỹ kể thản nhiên. Hình như tâm hồn Phượng Vỹ không còn chút kỷ niệm êm đềm nào hết. Hình như sân vườn năm xưa, đã xưa lắm rồi vậy. Nếu như ngày nào đó, ngang qua khu vườn ấy T không chắc Phượng Vỹ sẽ còn nhớ ra tiếng chim kêu tha thiết trên những cành cây kỷ niệm. Như khi Phượng Vỹ kể về hắn, T đã không dám nhìn thẳng vào mắt Phượng Vỹ mà chỉ lơ đãng nhìn lên trần nhà. Như tìm kiếm coi có con thạch sùng nào đang chép miệng buồn trên đó không vậy?
Buổi tối, bóng tối, cô đơn như bao trùm hết căn nhà. T ở lại với Phượng Vỹ đêm hôm đó. Thao thức không cách chi dỗ được giấc ngủ. Chỉ mong sao trời mau sáng để lấy chuyến xe lửa sớm về lại Paris (vì chợt nhớ tới căn phòng của mình, nhớ ơi là nhớ.)
Và cái buổi sáng chờ đợi đó cũng đến. T thức dậy, kéo rộng hết màn cửa, mở tung những cánh cửa sổ cho không khí ngột ngạt trong phòng bay đi. Hãy bay xa đi và, trả Phượng Vỹ lại những giấc mơ êm đềm thời con gái. Ôm giá vẽ tươi cười trước gió. Vẽ con trăng thơ mộng ngày nào. T không bao giờ tưởng tượng được gương mặt xinh xắn ngày xưa đó, bây giờ lại in những dấu tay không tự chủ được của một người đàn ông. Người đó lại là hắn. Lũy. Người đã lẽo đẽo theo Phượng Vỹ suốt một mùa hè.
Phượng Vỹ đưa T ra ngoài cửa, giới thiệu T với mấy căn nhà hàng xóm đã từng đóng vai trò “nhân chứng” mỗi khi hắn trở về. Đóng kín mít cánh cửa cuộc đời. Tự giam mình vài ba hôm để nuôi mộng trở thành một nhà Văn lớn!
Con người khi có chút ít tài vặt, thường rất hay thích bước những bước thật dài, vội vã .Tóc tai hãy để rối bù xù. Đời sống hãy đừng thứ tự lắm. Hắn lầm lẫn tưởng rằng muốn mang chút máu nghệ sĩ là phải như thế đó. Khi không đạt được “ước nguyện”, hắn mở tung cánh cửa “nghệ sĩ” của mình ra mà đánh vợ, mắng con. Mượn cơn say. Mượn thuốc lá. Phá tan nát những bình yên.
Hai đứa lại trở vào nhà bếp. Đến lúc đó, Phượng Vỹ mới chợt nhớ ra là mình đã bỏ quên thau nhân làm chả giò ở ngoài hiên từ tối hôm qua. Không cất vào tủ lạnh, thau nhân giờ thành nhân thiu mất tiêu rồi. Phượng Vỹ chắc lưỡi. Ngồi thừ ra trên cái ghế duy nhất trong bếp. Ngó Phượng Vỹ buồn lặng lẽ, chịu đựng, T nói với Phượng Vỹ:
- T có chút quà nhỏ mang theo. Phượng Vỹ giữ đi, rồi mua cái gì cho con cũng được.
Nhưng Phượng Vỹ đã từ chối món quà nhỏ ơi là nhỏ của T vào cái buổi sáng đó! Phượng Vỹ nói:
- Đời sống không phải ngồi như vậy mà thương tiếc hoài. Không có đáng gì mà ngồi tiếc như vậy chứ. Lát nữa Phượng Vỹ ra tiệm thịt mua thịt mới, ngon hơn, rồi về làm nhân lại. Phượng Vỹ chỉ tiếc là không giao hàng được sáng nay thôi.
Rồi Phượng Vỹ ôm vai T, cười nhẹ nhàng:
- Giữ tiền mà đi ăn với bồ đi cô. Làm như giàu sang lắm vậy!
Mười bốn năm. Như một cái chớp mắt.

trang thanh trúc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14804)
Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng. Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm). Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?
27 Tháng Mười 202012:02 SA(Xem: 14844)
Nàng vốn tính mơ mộng và lại sống khép kín nên không đi đâu ra khỏi nơi chốn mẹ sinh ra mình. Hồi nhỏ nàng hay chép thơ, chép nhạc và đọc những gì mà cho là hay hay thì chép vào tập giữ làm kỷ niệm. Hồi đó nàng khoái cái câu: " Sống là để nuối tiếc dĩ vãng, chán nãn hiện tại và mơ về tương lai". Bây giờ nhờ có gu gồ, có fb luôn nhắc nhở phương cách sống đúng là "phải luôn sống trọn vẹn trong hiện tại, quên đi quá khứ và đừng lo cho tương lai" ngồi ngẫm lại nàng thấy hồi xưa sao mình khờ đến vậy ...
07 Tháng Mười 202012:40 SA(Xem: 14768)
Phủ Tây Diêm Vương đèn xanh lét. Tổng ma đầu mặt trắng như bôi vôi. Toàn thân cũng trắng xóa. Trắng từ đầu đến chân. Ngồi trầm tư trước bàn. Trên bàn trống trơn nhẵn thín, không có một thứ gì. Tổng ma đầu cứ ngồi yên như thế rất lâu. Rất lâu… Đầu lĩnh ma lướt vào nhẹ như gió sông Nại Hà. Khác với Tổng ma đầu, Đầu lĩnh mặt đen như sắt nguội. Đầy nếp nhăn nhúm dọc ngang, mắt lập lòe đỏ đọc. Khúm núm...
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 15284)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 17596)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 19367)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13870)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 16468)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 15484)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15659)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.