- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đêm

26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 45001)
ngocluong3_0_211x300_1LTS: Sau ba truyện ngắn "Cát hoang" (HL 86), "Xóm bờ mương "(HL87), "Lơ lững trên cao" (HL90), Phạm Ngọc Lương đã được nhiều bạn đọc yêu thích. Hợp Lưu 91 hân hạnh gởi đến qúi độc giả truyện ngắn"Đêm", một sáng tác đầu tay của Phạm Ngọc Lương được viết vào tháng 7 -2005 tại Hà Nội.

TCHL

Tôi dắt tay một người nào đó chạy, chạy mãi. Đằng sau tôi có tiếng léo nhéo. Ai đuổi? Tôi không biết. Chạy cùng ai? Tôi không biết. ý trời đấy, ý trời. Mi đã làm lộ thiên c ơ. Sầm lại. Tối quá. Này, đâu là đường? chạy đâu bây giờ? Tôi không thấy mệt, người bên cạnh tôi cũng không thấy mệt. Tối. Sao lại có toà nhà chắn ngay đường? Trên cao kia có ô cửa sổ, có ánh sáng, có tiếng người nói lao xao. A. Thầy đấy , tôi nói với người bên cạnh, thầy tôi đang giảng bài, thôi tôi vào học đây, chào nhé. Người bên cạnh không đáp lại. Tôi không nghe thấy người ấy nói, mặt người ấy tôi không thấy, tay người ấy tôi không cảm nhận được. Người ấy là ai? Thầy giảng bài, lớp đang chờ, tôi phải lên học thôi, chào nhé. Cầu thang. Mờ quá. Leo lên cầu thang, thầy dạy ở tầng trên. Cầu thang, nhiều cầu thang, lối nào cũng lên, cái nào cũng song song nhau, góc nào cũng có. Muộn giờ rồi, thầy về mất. Chạy nhanh lên. Lao đại vào một lối . Chạy, chạy mãi. Lại chạy. ồ sao chạy thế mà không mệt nhỉ? Tôi không mệt. Tim không đập dồn dập, miệng không thở hồng hộc. Chẳng có lớp học, thầy không đợi nữa, tôi đến muộn rồi, thầy về rồi, về rồi, chỉ có cầu thang thôi. Đen quá, tối quá. Không. Tôi nhắm một mắt, rồi nhắm hai mắt, rùng mình. Cái gì chạy dài từ đốt sống lưng lên trên đỉnh đầu, lạnh, lạnh. Nỗi sợ hãi đang đến, nó trườn dốc từ đêm tối. Người chạy cùng tôi đâu? Sao tôi có một mình? ý giời, ý giời đấy, ngươi đã làm lộ thiên cơ. Léo nhéo, lèo xèo. Có ai đang nói à? Nhắm mắt lại, nhắm cả hai mắt lại. Thôi được rồi, mở mắt ra đi . Ai đấy? Ai đang nói chuyện với tôi đấy? Đâu thế này? Căn phòng. Sáng quá. Có điện. Bốn bên tường đều có bóng đèn. Thế sao chỉ một bóng sáng? Tìm công tắc đi, bật hết điện lên . Tôi lập cập, lò dò. Công tắc ở đâu, điện ở đâu, gió ở đâu lạnh quá? Căn phòng không lớn, rộng mươi bước nhưng dài. Cửa sổ dài, cửa sổ mở, trên cửa sổ có lọ hoa. Lọ hoa không đung đưa, hoa đung đưa. Gió lặng. Hoa vẫn đung đưa. Đóng cửa sổ nào. Cửa sổ bốn cánh. Khép hai cánh hai bên, còn hai cánh giữa không đóng được . Kệ nó. ừ, kệ nó, hoa đung đưa. Tìm công tắc nào . Tôi đang tìm công tắc. Nhanh lên . Đừng có giục. Công tắc. Đây, bên phải cửa sổ. Bật lên. Sáng rồi. Sao công tắc đầu này bóng đèn lại đối diện? Đừng tò mò, tìm tiếp đi . ừ tìm đây, đang tìm. Căn phòng dài, cửa ra vào cũng dài. Những gióng sắt đan chéo nhau, cửa xếp. Bên trái cửa có một công tắc. ừ, tới ngay. Cạch... cạch...Tôi thót người. Cái cây đập vào cửa. Cây khô khốc, trụi lủi cành, bật cả rễ. Rễ không có đất. Khổ, thảo nào nó chết. Lá rụng đầy xung quanh, đầy trên đường. Đường. Sao ngoài đường sáng thế? Đường cũng có đèn. Cây đèn đường lửng lơ. Nó chao đảo, nhưng vẫn sáng. Cây đèn đường không có bóng, nhưng vẫn sáng. Trong phòng vẩn lên từng chùm tối, chỗ sáng, chỗ tối. Nhanh lên. Tại sao nhanh? Nhanh lên, ý trời, ý trời đấy . Thì nhanh. Tôi đứng gần công tắc, nhiều chậu cây quá, cái cao cái thấp, loè xoè. Tôi không nhìn rõ cây gì nhưng nó chạm vào tôi, đan xen nhau, mềm mại, mềm thật, cây gì mềm thế. Tôi giơ tay lên công tắc. Thịch thịch... tim tôi giật lên. Ai túm ống quần? Tôi quay lại. Khỉ, hai con khỉ, một con giật ống quần tôi. Chúng mặc đồ đẹp quá, sặc sỡ quá. Một con đứng ở cầu thang. Lại cầu thang. Sau lưng tôi hoá ra có cầu thang. Dốc xuống dưới, một con khỉ đứng đó, nó không nhìn tôi, nó nhìn con kia, còn con kia ngước nhìn tôi. Cầu thang sâu và tối hun hút. Chẳng có gì cả, chẳng có ai cả. Về đi, tôi bảo nó, về đi. Tôi đá vào nó. Nó chần chừ. Đến giờ rồi, về đi. Tôi bảo. Kệ nó, bật công tắc nhanh lên . Thì bật. Tôi xoay người, đưa tay vào núm công tắc. Phụt. Tối quá, a tối quá.

U...u...u...

Bạn tôi đâu hết rồi? T. ơi! N. ơi! T. sao gọi mãi, gào mãi không có ai đến bên tôi. T. ơi, ở đâu, sợ, sợ quá, cứu với. Mở mắt ra . Mở mắt. Dìu dịu, ánh sáng dìu dịu, xung quanh tôi dìu dịu. ánh sáng trong veo, trong veo như muôn ngàn màu sắc dìu dịu hoà vào nhau. Tôi ngước nhìn, cao thẳm phía trên là khối sáng ảo vời, không phải trăng, trăng không đẹp thế, những luồng màu nhàn nhạt khẽ khàng chuyển động va chạm, hoà lẫn rồi lại tách riêng. Tôi ở trên một cánh đồng rộng mênh mông cũng dịu một màu. Cánh đồng không là lúa, không hẳn hoa, cánh đồng hun hút về mọi chiều, và tôi nằm trên nó, không ấm cũng không lạnh. Bầu trời không có sao, chỉ một khối sáng. Tôi đứng dậy, giang hai tay, tôi muốn chạy, chạy thật mạnh, thật nhanh. Không ai đuổi tôi, không gì làm tôi sợ, tôi không tìm kiếm, nhưng tôi muốn chạy, chạy trên cỏ và tôi chạy trên cỏ, cao hơn cỏ, tôi chạy cao hơn cỏ. Càng ngày tôi càng rời xa mặt đất, hai cánh tay giang ra thẳng băng. Tôi ngẩng mặt lên. Tôi đang bay. ồ bay. Chân tôi không chạy nữa, nó duỗi. Tôi muốn cao hơn, gió nâng tôi cao hơn. Tôi chao nghiêng, vút lên rồi sà xuống, lượn những vòng xoáy. Mắt tôi trợn to, da căng hưng phấn, bên tai tôi vun vút tiếng động, âm thanh ồ ồ. Tôi chao lượn, không giới hạn, không rào cản, không ràng buộc. Tôi biết bay, tôi được bay, tôi bay. Tự do, tự do, ôi tôi bay lên, hơn, hơn, cao hơn, rồi hạ thấp, vùi xuống đất, nằm sấp, ôm lấy đất. Lá ẩm cọ vào da tôi lành lạnh. Lạnh nhỉ. Tôi lại bay, bay mãi không chán. Một toà nhà. Tôi gợn đến căn nhà lúc nãy. Toà nhà đẹp, kiểu dáng và thật đẹp. Của tôi? Tôi ngọ nguậy chân. Của tôi, dành cho tôi. Tôi có cảm giác rất thân quen, đúng nhà tôi rồi, người thân tôi trong đó, có cha mẹ tôi, anh em, bạn bè. Tôi tin như thế. Cửa từ từ mở, cánh cửa gỗ nặng nề rin rít trên bản lề han gỉ. Tôi bước vào. Những chùm đèn trên trần bật sáng. Cầu thang với những bậc trải thảm đỏ ở giữa chờ đón nhưng tôi không bước mà nhún người bật cao rồi vút lên. Tôi xoải hai cánh tay giữ thăng bằng rồi nhìn xuống dưới. Mắt. Không. Cổ họng tôi bật ra những tiếng nghèn nghẹn. Dưới đó là một màu đỏ, máu ngập hành lang, ngập thảm, ngập mọi thứ, máu tràn ra lênh láng, phun lên tường, ộc thẳng vào khứu giác tôi tanh ngòm. Tôi lao vun vút. Người thân tôi đâu, bạn bè tôi đâu. Máu. Khắp nơi chỉ thấy máu. Máu chảy tong tỏng, máu nhỏ giọt, máu tuôn xối xả, máu vón cục… Tanh một mùi máu… Tôi gào lên, thảm thiết, cả toà nhà biến thành máu ụp xuống. Tiếng gào vút lên, oà ra, rồi bị nuốt gọn giữa thinh không.

Nhịp tim. Không có. Nhịp tim không có. Tôi không nghe thấy nhịp tim nữa.

Tối. Lại tối. Tôi sợ cả mở mắt ra tìm. Bên tai tôi láo pháo, lào phào tiếng người nói. Tôi không muốn nghe. Tiếng nói to hơn. Tôi không nghe. Tiếng nói lọt vào tai tôi. Ôi rõ là tiếng nói, những người nói. Họ nói.

" Ngươi là ai?"

" Để tôi yên".

" Ngươi là ai?"

" Để tôi yên".

" Câm đi, ngươi là ai?".

Bật dậy giữa đêm tối. Xung quanh tôi vẫn một màu tối. Và lại tối.

PHẠM NGỌC LƯƠNG

Hà Nội 7- 2005

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14797)
Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng. Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm). Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?
27 Tháng Mười 202012:02 SA(Xem: 14838)
Nàng vốn tính mơ mộng và lại sống khép kín nên không đi đâu ra khỏi nơi chốn mẹ sinh ra mình. Hồi nhỏ nàng hay chép thơ, chép nhạc và đọc những gì mà cho là hay hay thì chép vào tập giữ làm kỷ niệm. Hồi đó nàng khoái cái câu: " Sống là để nuối tiếc dĩ vãng, chán nãn hiện tại và mơ về tương lai". Bây giờ nhờ có gu gồ, có fb luôn nhắc nhở phương cách sống đúng là "phải luôn sống trọn vẹn trong hiện tại, quên đi quá khứ và đừng lo cho tương lai" ngồi ngẫm lại nàng thấy hồi xưa sao mình khờ đến vậy ...
07 Tháng Mười 202012:40 SA(Xem: 14762)
Phủ Tây Diêm Vương đèn xanh lét. Tổng ma đầu mặt trắng như bôi vôi. Toàn thân cũng trắng xóa. Trắng từ đầu đến chân. Ngồi trầm tư trước bàn. Trên bàn trống trơn nhẵn thín, không có một thứ gì. Tổng ma đầu cứ ngồi yên như thế rất lâu. Rất lâu… Đầu lĩnh ma lướt vào nhẹ như gió sông Nại Hà. Khác với Tổng ma đầu, Đầu lĩnh mặt đen như sắt nguội. Đầy nếp nhăn nhúm dọc ngang, mắt lập lòe đỏ đọc. Khúm núm...
24 Tháng Chín 202010:46 CH(Xem: 15276)
Trong khu dinh thự nguy nga và duy nhất có cổng mang tên “Ô Y Hạng”(1) của phường Bích Câu - Thăng Long, sáng nay có một không khí náo nhiệt khác lạ, qua những dáng người vội vã, những gương mặt tò mò, những lời thì thào háo hức… Mặc dù không có đèn treo hoa kết, người ngoài cũng có thể đoán được rằng nơi đây sắp diễn ra một nghi lễ quan trọng.
23 Tháng Chín 20202:10 SA(Xem: 17589)
Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao. Hương mở lời: -Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
15 Tháng Chín 20201:02 SA(Xem: 19362)
Truyện của Phan Nhật Bắc là bức tranh về “giao thời” ở miền Nam sau 1975, “Tôi Đi Tìm Trầm” gần như một “tự truyện” lời lẽ bộc trực không triết lý lừa mị. Với lối viết mộc mạc nhưng gần gũi và sâu sắc của tác giả đã đưa chúng ta qua từng câu chuyện, từ mạo hiểm tìm Trầm, đổi tiền, buôn thuốc Tây, đến vượt biên tìm tự do… đọc truyện của anh, như xem lại cuốn phim mà trong đó thấp thoáng bóng dáng một phần đời của chính mình trong quá khứ.
08 Tháng Chín 20209:23 CH(Xem: 13867)
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
03 Tháng Chín 20202:59 CH(Xem: 16464)
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
20 Tháng Tám 20208:01 CH(Xem: 15481)
Dì Hương là vợ thứ hai của chú Thông. Vợ đầu của chú cũng tự tử ở kè đá, lúc cô ấy hai mươi ba tuổi, ở với chú Thông được năm năm. Ba năm sau, chú Thông nhờ người mang trầu cau đến hỏi dì Hương. Năm ấy dì mới hai mươi nhăm tuổi. Nhưng nhan sắc có phần khiêm tốn. Con gái làng tôi, ngày xưa, chỉ mười ba là cưới. Nay thời mới, nếu không đi ra ngoài, thì cũng chỉ mười tám là lấy chồng hết lượt. Bọn bạn ngoài trường đại học với tôi vẫn bảo, gái làng mày rặt đĩ non! Thế mà dì tôi năm ấy vẫn ở nhà cấy mấy sào lúa với ông bà ngoại tôi, coi như đã ế. Ông ngoại tôi cố dấu tiếng thở dài, gật đầu đồng ý gả dì tôi cho chú Thông. Bà ngoại tôi than: “Nhà ấy nặng đất lắm, về đấy rồi biết sống chết ra sao” Ông gắt: “Bà này hay nhỉ, nhà người ta cũng đàng hoàng, bề thế. Con Hương nhà mình vào cửa ấy tốt chứ sao”.
15 Tháng Tám 202010:08 CH(Xem: 15657)
Trong một chuyến xe ca Tây Bắc - Hà Nội chạy từ bến T, tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Cạnh tôi là mấy cô giáo sinh của một trường sư phạm miền núi về xuôi nghỉ phép hè. Sở dĩ tôi biết ngay được “tung tích” của các cô là bởi vì các cô thường trao đổi chuyện trò với một người ở hàng ghế trên phía trái mà các cô gọi là “thầy Quý” – một người có những vẻ ngoài khá tiêu biểu cho hầu hết những giáo viên Tây Bắc lâu năm: điềm đạm, khắc khổ, ít nói cười và hay trầm tư. Thầy giáo Quý đi cùng cô vợ trẻ (dễ kém anh ta đến mười lăm tuổi) và một đứa con nhỏ khoảng một tuổi.