- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đêm

26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 44902)
ngocluong3_0_211x300_1LTS: Sau ba truyện ngắn "Cát hoang" (HL 86), "Xóm bờ mương "(HL87), "Lơ lững trên cao" (HL90), Phạm Ngọc Lương đã được nhiều bạn đọc yêu thích. Hợp Lưu 91 hân hạnh gởi đến qúi độc giả truyện ngắn"Đêm", một sáng tác đầu tay của Phạm Ngọc Lương được viết vào tháng 7 -2005 tại Hà Nội.

TCHL

Tôi dắt tay một người nào đó chạy, chạy mãi. Đằng sau tôi có tiếng léo nhéo. Ai đuổi? Tôi không biết. Chạy cùng ai? Tôi không biết. ý trời đấy, ý trời. Mi đã làm lộ thiên c ơ. Sầm lại. Tối quá. Này, đâu là đường? chạy đâu bây giờ? Tôi không thấy mệt, người bên cạnh tôi cũng không thấy mệt. Tối. Sao lại có toà nhà chắn ngay đường? Trên cao kia có ô cửa sổ, có ánh sáng, có tiếng người nói lao xao. A. Thầy đấy , tôi nói với người bên cạnh, thầy tôi đang giảng bài, thôi tôi vào học đây, chào nhé. Người bên cạnh không đáp lại. Tôi không nghe thấy người ấy nói, mặt người ấy tôi không thấy, tay người ấy tôi không cảm nhận được. Người ấy là ai? Thầy giảng bài, lớp đang chờ, tôi phải lên học thôi, chào nhé. Cầu thang. Mờ quá. Leo lên cầu thang, thầy dạy ở tầng trên. Cầu thang, nhiều cầu thang, lối nào cũng lên, cái nào cũng song song nhau, góc nào cũng có. Muộn giờ rồi, thầy về mất. Chạy nhanh lên. Lao đại vào một lối . Chạy, chạy mãi. Lại chạy. ồ sao chạy thế mà không mệt nhỉ? Tôi không mệt. Tim không đập dồn dập, miệng không thở hồng hộc. Chẳng có lớp học, thầy không đợi nữa, tôi đến muộn rồi, thầy về rồi, về rồi, chỉ có cầu thang thôi. Đen quá, tối quá. Không. Tôi nhắm một mắt, rồi nhắm hai mắt, rùng mình. Cái gì chạy dài từ đốt sống lưng lên trên đỉnh đầu, lạnh, lạnh. Nỗi sợ hãi đang đến, nó trườn dốc từ đêm tối. Người chạy cùng tôi đâu? Sao tôi có một mình? ý giời, ý giời đấy, ngươi đã làm lộ thiên cơ. Léo nhéo, lèo xèo. Có ai đang nói à? Nhắm mắt lại, nhắm cả hai mắt lại. Thôi được rồi, mở mắt ra đi . Ai đấy? Ai đang nói chuyện với tôi đấy? Đâu thế này? Căn phòng. Sáng quá. Có điện. Bốn bên tường đều có bóng đèn. Thế sao chỉ một bóng sáng? Tìm công tắc đi, bật hết điện lên . Tôi lập cập, lò dò. Công tắc ở đâu, điện ở đâu, gió ở đâu lạnh quá? Căn phòng không lớn, rộng mươi bước nhưng dài. Cửa sổ dài, cửa sổ mở, trên cửa sổ có lọ hoa. Lọ hoa không đung đưa, hoa đung đưa. Gió lặng. Hoa vẫn đung đưa. Đóng cửa sổ nào. Cửa sổ bốn cánh. Khép hai cánh hai bên, còn hai cánh giữa không đóng được . Kệ nó. ừ, kệ nó, hoa đung đưa. Tìm công tắc nào . Tôi đang tìm công tắc. Nhanh lên . Đừng có giục. Công tắc. Đây, bên phải cửa sổ. Bật lên. Sáng rồi. Sao công tắc đầu này bóng đèn lại đối diện? Đừng tò mò, tìm tiếp đi . ừ tìm đây, đang tìm. Căn phòng dài, cửa ra vào cũng dài. Những gióng sắt đan chéo nhau, cửa xếp. Bên trái cửa có một công tắc. ừ, tới ngay. Cạch... cạch...Tôi thót người. Cái cây đập vào cửa. Cây khô khốc, trụi lủi cành, bật cả rễ. Rễ không có đất. Khổ, thảo nào nó chết. Lá rụng đầy xung quanh, đầy trên đường. Đường. Sao ngoài đường sáng thế? Đường cũng có đèn. Cây đèn đường lửng lơ. Nó chao đảo, nhưng vẫn sáng. Cây đèn đường không có bóng, nhưng vẫn sáng. Trong phòng vẩn lên từng chùm tối, chỗ sáng, chỗ tối. Nhanh lên. Tại sao nhanh? Nhanh lên, ý trời, ý trời đấy . Thì nhanh. Tôi đứng gần công tắc, nhiều chậu cây quá, cái cao cái thấp, loè xoè. Tôi không nhìn rõ cây gì nhưng nó chạm vào tôi, đan xen nhau, mềm mại, mềm thật, cây gì mềm thế. Tôi giơ tay lên công tắc. Thịch thịch... tim tôi giật lên. Ai túm ống quần? Tôi quay lại. Khỉ, hai con khỉ, một con giật ống quần tôi. Chúng mặc đồ đẹp quá, sặc sỡ quá. Một con đứng ở cầu thang. Lại cầu thang. Sau lưng tôi hoá ra có cầu thang. Dốc xuống dưới, một con khỉ đứng đó, nó không nhìn tôi, nó nhìn con kia, còn con kia ngước nhìn tôi. Cầu thang sâu và tối hun hút. Chẳng có gì cả, chẳng có ai cả. Về đi, tôi bảo nó, về đi. Tôi đá vào nó. Nó chần chừ. Đến giờ rồi, về đi. Tôi bảo. Kệ nó, bật công tắc nhanh lên . Thì bật. Tôi xoay người, đưa tay vào núm công tắc. Phụt. Tối quá, a tối quá.

U...u...u...

Bạn tôi đâu hết rồi? T. ơi! N. ơi! T. sao gọi mãi, gào mãi không có ai đến bên tôi. T. ơi, ở đâu, sợ, sợ quá, cứu với. Mở mắt ra . Mở mắt. Dìu dịu, ánh sáng dìu dịu, xung quanh tôi dìu dịu. ánh sáng trong veo, trong veo như muôn ngàn màu sắc dìu dịu hoà vào nhau. Tôi ngước nhìn, cao thẳm phía trên là khối sáng ảo vời, không phải trăng, trăng không đẹp thế, những luồng màu nhàn nhạt khẽ khàng chuyển động va chạm, hoà lẫn rồi lại tách riêng. Tôi ở trên một cánh đồng rộng mênh mông cũng dịu một màu. Cánh đồng không là lúa, không hẳn hoa, cánh đồng hun hút về mọi chiều, và tôi nằm trên nó, không ấm cũng không lạnh. Bầu trời không có sao, chỉ một khối sáng. Tôi đứng dậy, giang hai tay, tôi muốn chạy, chạy thật mạnh, thật nhanh. Không ai đuổi tôi, không gì làm tôi sợ, tôi không tìm kiếm, nhưng tôi muốn chạy, chạy trên cỏ và tôi chạy trên cỏ, cao hơn cỏ, tôi chạy cao hơn cỏ. Càng ngày tôi càng rời xa mặt đất, hai cánh tay giang ra thẳng băng. Tôi ngẩng mặt lên. Tôi đang bay. ồ bay. Chân tôi không chạy nữa, nó duỗi. Tôi muốn cao hơn, gió nâng tôi cao hơn. Tôi chao nghiêng, vút lên rồi sà xuống, lượn những vòng xoáy. Mắt tôi trợn to, da căng hưng phấn, bên tai tôi vun vút tiếng động, âm thanh ồ ồ. Tôi chao lượn, không giới hạn, không rào cản, không ràng buộc. Tôi biết bay, tôi được bay, tôi bay. Tự do, tự do, ôi tôi bay lên, hơn, hơn, cao hơn, rồi hạ thấp, vùi xuống đất, nằm sấp, ôm lấy đất. Lá ẩm cọ vào da tôi lành lạnh. Lạnh nhỉ. Tôi lại bay, bay mãi không chán. Một toà nhà. Tôi gợn đến căn nhà lúc nãy. Toà nhà đẹp, kiểu dáng và thật đẹp. Của tôi? Tôi ngọ nguậy chân. Của tôi, dành cho tôi. Tôi có cảm giác rất thân quen, đúng nhà tôi rồi, người thân tôi trong đó, có cha mẹ tôi, anh em, bạn bè. Tôi tin như thế. Cửa từ từ mở, cánh cửa gỗ nặng nề rin rít trên bản lề han gỉ. Tôi bước vào. Những chùm đèn trên trần bật sáng. Cầu thang với những bậc trải thảm đỏ ở giữa chờ đón nhưng tôi không bước mà nhún người bật cao rồi vút lên. Tôi xoải hai cánh tay giữ thăng bằng rồi nhìn xuống dưới. Mắt. Không. Cổ họng tôi bật ra những tiếng nghèn nghẹn. Dưới đó là một màu đỏ, máu ngập hành lang, ngập thảm, ngập mọi thứ, máu tràn ra lênh láng, phun lên tường, ộc thẳng vào khứu giác tôi tanh ngòm. Tôi lao vun vút. Người thân tôi đâu, bạn bè tôi đâu. Máu. Khắp nơi chỉ thấy máu. Máu chảy tong tỏng, máu nhỏ giọt, máu tuôn xối xả, máu vón cục… Tanh một mùi máu… Tôi gào lên, thảm thiết, cả toà nhà biến thành máu ụp xuống. Tiếng gào vút lên, oà ra, rồi bị nuốt gọn giữa thinh không.

Nhịp tim. Không có. Nhịp tim không có. Tôi không nghe thấy nhịp tim nữa.

Tối. Lại tối. Tôi sợ cả mở mắt ra tìm. Bên tai tôi láo pháo, lào phào tiếng người nói. Tôi không muốn nghe. Tiếng nói to hơn. Tôi không nghe. Tiếng nói lọt vào tai tôi. Ôi rõ là tiếng nói, những người nói. Họ nói.

" Ngươi là ai?"

" Để tôi yên".

" Ngươi là ai?"

" Để tôi yên".

" Câm đi, ngươi là ai?".

Bật dậy giữa đêm tối. Xung quanh tôi vẫn một màu tối. Và lại tối.

PHẠM NGỌC LƯƠNG

Hà Nội 7- 2005

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 5828)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 5899)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.
09 Tháng Sáu 20234:17 CH(Xem: 6340)
Thằng anh ngồi trên bậc thềm ngó mông lung về ngọn núi phía bên kia cánh đồng. Mặt trời dần sụp xuống, những ngọn cỏ chuyển sang màu tím thẩm, gió nồm Nam thổi về lồng lộng. Thằng em khe khẽ ngồi xuống bên cạnh, cả hai cùng lắng nghe tiếng bò hụ từng hồi trên con đường trở về chuồng. Ba, mẹ nó đã từng ngồi như thế…
19 Tháng Năm 20234:11 CH(Xem: 5600)
Ngày chị Tư gặp tôi ở San Jose, chị mừng ứa nước mắt hai hàng. Vừa lấy tay quẹt ngang mắt, cái điệu quen thuộc i như ngày xưa, chị vừa cười: - Gặp cô ba tui mừng quá à. Lâu lắm rồi tui mới khóc được. Vừa khóc mà vừa cười. Tôi nhìn chị trân trân. Chị Tư Trợn da đen nhẻm ẳm tôi ngang hông ngày xưa bây giờ trắng da dài tóc, không hẹn nhau trước chắc tôi không thể nhận ra. Lúc chia tay chị, tôi hỏi: - Em kể chuyện của chị được không? - Chuyện đời tui có chi đâu mà kể, dị òm. - Em kể chuyện mộ gió nha. - Ờ, cô ba còn nhớ chuyện mộ gió hả- mắt chị chợt buồn xa xăm- tui thì quên lâu rồi. Sao mà tôi quên chuyện mộ gió được.
30 Tháng Tư 20233:45 SA(Xem: 6310)
Con gái hắn, ở tuổi 17 đã hỏi sau một giờ học môn lịch sử: “Bố ơi, thế điều gì có tính quyết định khiến ông Nguyễn Thái Học đứng ra thành lập tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng ạ? Sao còn trẻ thế mà ông ấy lôi cuốn được nhiều người vậy? Bí mật gì, hở bố?”.
12 Tháng Tư 20239:53 CH(Xem: 5898)
Có lẽ, phải vào lúc sống một mình giữa không gian tối tăm, sau hai ngày cả mấy cha con bị xích tay vào trại tạm giam, ông mới sực láng máng nhớ đến cái khái niệm “Tư tưởng của Ruồi” mà một nhà báo nhà văn có số má từng nói với ông gần 10 năm trước. Nó được thốt ra, đúng hơn là được nhắc lại, giữa men rượu Tây hảo hạng do ông chiêu đãi tại một restaurant sang trọng bậc nhất Sài Thành, giữa các nhà văn nhà báo ông sưu tập được qua mấy năm kinh doanh vào quy mô khủng, mà trung tâm là tay nhà văn cộm cán từng kiếm nhiều tiền nhất của gia tộc ông và các doanh nghiệp nổi như cồn, có biệt danh “Ruồi Trâu” do anh ta tự đặt.
20 Tháng Ba 20235:55 CH(Xem: 5808)
Lần đầu tiên anh đến, Mẹ chỉ nhìn anh một lần, từ góc nhà rồi im lặng.Trong khi cô quấn lấy anh, mắt môi ngơ ngơ chìm đắm. Đêm đó, nằm cạnh cô, mẹ khẽ khàng nói; - Khí chất nồng nàn, nhưng tính cách rất lạnh. Mắt rất lạnh nhưng tia nhìn lại giấu kín. Tia nhìn giấu kín, nhưng sắc bén như dao, xuyên thấu tâm can người khác. Con mắc nợ tiền khiên với người này.
08 Tháng Ba 20235:31 CH(Xem: 6128)
Nhân ngày Tết trung thu, trùng với thứ bảy, chủ nhật, Trung phóng xe máy về Cần Giờ. Con đường từ phà Bình Khánh về thị trấn Cần Thạnh được mở rộng, đường vắng, xe cứ phóng thả ga. Hai bên đường, suốt hơn bốn chục cây số chỉ thấy rừng là rừng. Những cây đước vươn thẳng tắp, cành lá xòe ô che kín bầu trời, xe chạy trong màu xanh ngút ngàn của rừng cây như trôi trong không gian huyền thoại.
26 Tháng Hai 202310:19 CH(Xem: 6495)
Tôi yêu em. Thật là lố bịch khi một kẻ như tôi nói ra câu ấy, nhưng tôi yêu em. Cồn cào trong tôi nỗi nhớ được nhìn thấy em vào khoảnh khắc ngắn ngủi trống trải khi chiều tàn. Tình yêu của tôi đến muộn và mặn mòi. Nhỏ giọt như những tin nhắn tôi gửi cho em. “Hôm nay em muốn gặp ở đâu?” Tôi ẩn dấu tình yêu của mình trong những điều nhỏ nhặt, và cần mẫn góp nhặt từng hạt cát. Thứ tình yêu tội lỗi. Mẹ đã từng rì rầm hàng đêm vào tai tôi thứ bà gọi là tội lỗi này. Và giờ, tôi vướng vào nó như một lời nguyền không phép màu hoá giải. Độc dược làm tôi yếu đi mỗi ngày. Còn em, thứ thuốc giải duy nhất vẫn cứ thơm ngát đầy quyến rũ trước mắt mà không thể chạm vào.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 6403)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…