- Nghề Gốm
- Thư Tòa Soạn 90
- Nguyễn Phạm Hùng: Tính Toàn Vẹn Của Lịch Sử Văn Học
- Gặp Gỡ Thụy Khuê Trên Một Chặng Bút Trình - Phần 1
- Gặp Gỡ Thụy Khuê Trên Một Chặng Bút Trình - Phần 2
- Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ “Trung Quân” Sang “Ái Quốc” - Phần 2
- Đặng Thị Hảo: Nhận Diện Thơ Tình Cổ Trung Đại
- Lá Bạc Đầu
- Mùa Mơ
- Hoàng Nguyên Nhuận: Một Cõi Đi Về Cho Trịnh Công Sơn?
- Thử Tìm Vài Đặc Điểm Của Văn Xuôi Tự Sự Quốc Ngữ Nam Bộ Trong Bước Khởi Đầu
- Ngủ Đi Nhé À Ơi, Cái Sâu Làm Tổ ...
- Đêm Thức Dậy Làm Thơ
- Hành Lý
- Lơ Lửng Trên Cao
- Thế Uyên: Chủ Đề Tình Yêu Bộ Ba Với “trưa Nắng Hàm Ninh” Của Phùng Khánh Minh
- Mảnh Vỡ (Riêng Cho Giọt Nước Mắt Màu Sen Trắng)
- Trên Phiến Mòn Ký Ức
- Thấp Thoáng Trương Chi
- Thơ Thanh Xuân: Giấc Mơ, Giả Mộng Và Bóng Căng
- Vợ Dại
- Ba Tôi
- Ăn Sống
- Văn Hữu Và Bạn Đọc: Thư Của Ông Tô Hoài Dương
- Phần 1
- Phụ Trang
Sacramento ngày 19 -07-06
Kính gời ông Đặng Hiền, chủ biên Tập san Hợp Lưu
Thưa ông,
.........................................................................................................................................
(Trang 2 & 3)
…trong Hợp Lưu 88 tôi thấy có bài biên khảo chính trị- lịch sử Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 của tác giả Chính Đạo. Bài được viết công phu, có viện dẫn rất nhiều tài liệu tham khảo. Nhưng thật không ngờ, nằm lẫn những cái điểm có cơ sở vững chắc, tôi phát hiện ra một cái điểm có vẻ không ổn. Một điểm thôi nhưng nó di chuyển đó đây nhiều nơi trong bài, để lại nơi độc giả cái ấn tượng nó không phải là kết quả của một sự sơ suất vô tình của tác giả trong tiến trình thu thập và nguyên cứu tài liệu. Cái điểm mà tôi muốn nói tới chính là trường hợp Thierry d’ Argenlieu qua sự trình bày của tác giả Chính Đạo. Bài Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 dài 54 trang (từ trang 95 đến trang 148). Ở 9 trang đầu , tác giả Chính Đạo có đề cập 9 lần đến Thierry d’ Argenlieu và gọi ông ta theo chức vụ cao ủy (3 lần) hoặc gọi trổng là d’ Argenlieu, không nêu chức vụ (6 lần). Tới trang 104, ông Chính Đạo thêm một chi tiết như sau về d’ Argenlieu:
“Được de Gaulle đích thân chọn làm Cao Uỷ, và đặc cách lên Phó Đô đốc trước khi nhiệm chức, linh mục d’ Argenlieu coi Tuyên ngôn 24-3-1945 như một thánh kinh thứ hai.”
Tác giả Chính Đạo gọi d’ Argenlieu là linh mục và nói d’ Argenlieu được De Gaulle đặt cách lên phó đô đốc trước khi nhiệm chức (cao ủy), nên câu trên đây chỉ hiểu theo một cách thôi: Thierry d’ Argenlieu đang là linh mục thì được De Gaulle đặt cách phong làm phó đô đốc, rồi bổ nhiệm là cao ủy Đông Dương.
Từ trang 104 đó tới cuối bài ở trang 140, ông Chính Đạo có gọi tên d’ Argenlieu 72 lần, gọi trổng không có kèm theo chức vụ chính trị hay cấp bậc quân sự chi cả. Nhưng ngoài 72 lần đó ra, ông Chính Đạo có đề cập tới d’ Argeulieu hai lần (hoặc nhiều lần hơn thế nhưng tôi không thấy hết) không bằng cách gọi tên, cũng không bằng cách gọi chức vụ chính trị hay quân sự mà bằng kết hợp chức vụ chính trị với chức vụ tôn giáo! Ở trang 132, ông Chính Đạo gọi D’ Argeulieu là linh mục Cao ủy, còn ở trang 136 ông gọi d’ Argeu lieu là Cao ủy Linh mục.
Đây là lần thứ hai mà tôi thấy có người kết hợp lại nơi Thierry d’ Argenlieu chức vụ cao ủy và giáo phẩm linh mục.Lần thứ nhất tôi thấy chuyện đó trong báo Mẹ Việt Nam số 102 ngay 15-08-1998, bài Nghĩ Về Cái Chết Của Vị Vua Cuối Cùng ký bút hiệu Người Thuận Quảng……
(Trang 5)
Như thế, tuy có khác ông Người Thuận Quảng ở chỗ đã nói “linh mục” Thierry d’ Angenlieu được phong cấp bậc quân sự trước khi nhiệm chức cao ủy, nhưng ông Chính Đạo xem cấp bậc nầy là hoàn toàn tượng trưng, không đáng nhắc tới quá một lần. Ngoài ra ông Chính Đạo không vội vã lên án giáo hội công giáo như ông Người Thuận Quảng đã làm. Ông Chính Đạo đợi 28 trang sau( trang 132) mới gọi d’Argenlieu là linh mục cao ủy, rồi qua trang 136 ông gọi d’Argenlieu là cao ủy linh mục. Tới trang 137 ông mới bắt đầu nôi kết tính xấu cuả d’Argenlieu với giáo hoàng Alexander VI, cũng như với nguyên tắc Ki tô:
“Lập luận của d’Argenlieu vào hạ tuần tháng 4/1946–rằng đòi hỏi thống nhất lãnh thổ của Việt Nam không có cơ sở địa lý, lịch sử, kinh tế–là một thứ lý luận của kẻ mạnh, kiểu Thánh lệnh 1493-1494 của Giáo Hoàng Alexander VI (129)–chỉ cho phép vũ trụ hiện hữu theo thành kiến tiên thiên của mình”
………………………………………………………………
“Là người chỉ có thể phân biệt thiện (good) và ác (evil) theo nguyên tắc Ki-tô–tức chỉ có phe ta là thiện, và không phải phe ta là ác quỉ–d’Argenlieu không đủ khả năng nhận hiểu hoặc tảng lờ tính chất bì phu [nominal] của những người tự nhận theo một ý thức hệ hay tôn giáo nào tại Việt Nam.”
………………………………………………………………
(Trang 11&12)
Về phần tính tình của D’ Argenlieu mà ông Chính Đạo mô tả như là kẻ độc đoán, ngạo mạn, đầy định kiến, tôi cũng thấy có vấn đề. Ông Chính Đạo bước đi hơi nhanh khi ông đánh gía tính xấu của D’ Argenlieu như là kết quả của tinh thần Ky-tô-giáo của giáo phẩm linh mục mà không dẫn bằng cớ cụ thể. Biết bao người không hề là linh mục, không hề là tín đồ ky-tô-giáo mà vẫn cố chấp, hẹp hòi. Ngược lại. không ít linh mục đã tỏ ra dân chủ, phóng khoáng, có thể phóng khoáng hơn một số tăng sĩ của Phật Giáo mà tôi là tín đồ.
……bài Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 là một công trình biên khảo dành cho tập san văn học nghệ thuật biên khảo Hợp Lưu. Tiếc là tác giả Chính Đạo không dằn nén được nên đã để lộ ra nơi công trình biên khảo cái quan điềm đối kháng của ông với tập thể công giáo; quan điểm nầy đặt ở nơi khác có lẽ thích hợp hơn.
Đáng tiếc nhất là quan điểm nầy được khéo léo triển khai nhiều nơi trong bài và sự triển khai đó lại được khởi động từ một dữ kiện không đúng với sự thật. Bởi thế nên độc giả phải bị mất đi một phần hứng thú khi thưởng lảm bài viết.
TÔ HOÀI DƯƠNG
(Sacramento ngày 19-7-2006)
--------------------------
Phúc đáp ông Tô Hòa Dương
Được tòa soạn Hợp Lưu chuyển lá thư khá dài của ông góp ý về vấn đề Linh mục/Cao ủy Georges Thierry d’Argenlieu, trong bài “Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946” đăng trên Hợp Lưu số 88 (Tháng 4 & 5/2006), xin có đôi hàng phúc đáp như sau:
I. Gọi Linh Mục/Cao Ủy d’Argenlieu có hợp lý chăng?:
1. Ông Georges Thierry d’Argenlieu vừa là linh mục, vừa là Cao ủy Đông Dương. Mặc dù d’Argenlieu được Giáo hội Vatican, qua Khâm mạng Vatican ở Paris và sau này trở thành Giáo Hoàng Jean XIII (1958 - 1963), chấp thuận yêu cầu của chính phủ Pháp cũng như d’Argenlieu cho tạm rời nhà dòng để qua Đông Dương nắm giữ một chức thuộc thế quyền, ông ta trên cơ bản vẫn là một linh mục. Bởi thế gọi d’Argenlieu là linh mục/Cao ủy chẳng có gì không hợp lý.
2. Chúng tôi dùng tước hiệu Linh mục hay Linh mục/Cao ủy riêng cho d’Argenlieu, chẳng do một hậu ý nào. Những tước hiệu trên cũng chỉ sử dụng ở vài đoạn cần thiết:
Thứ nhất, khi nhắc đến việc Thủ tướng Charles de Gaulle đích thân chọn d’Argenlieu cầm đầu cuộc tái chiếm Đông Dương, và đặc cách d’Argenlieu lên cấp Phó Đô Đốc một ngày trước khi ký nghị định bổ nhiệm ông ta vào chức vụ trên
Và thứ hai, khi phân tích quan điểm chống Cộng của d’Argenlieu.
3. Chủ đề bài biên khảo là Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946, không phải tiểu sử d’Argenlieu. Bởi thế chúng tôi chỉ phân tích quan điểm thương thuyết của d’Argenlieu trong giai đoạn này, tránh đi sâu một cách vô ích về đời tư người cầm đầu cuộc tái chinh phục Đông Dương nói chung, và Việt Nam nói riêng. Chúng tôi cũng không đào sâu vấn đề “thánh chiến chống Cộng” một chủ đề đã trình bày khá đầy đủ trong tập Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, tập I (Houston: Văn Hóa, 2004).
Riêng về khối giáo dân Việt chiếm thiểu số tại Việt Nam, và được Pháp coi như có thể khai thác chống lại Hồ Chí Minh tôi đề cập sơ lược ở đoạn nói về Khâm sai Vatican Antonin Drapier. [tr. 113] Trong một tương lai gần, qua tập III bộ Hồ Chí Minh: Con người và huyền thoại, chúng tôi sẽ có dịp trình bày rõ ràng hơn về thảm kịch 30 năm nội chiến 1945 - 1975 đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa hai ý thức hệ nhập cảng từ Tây phương, tức Ki-tô giáo và Cộng Sản.
4. Tôi không hiểu ông Tô đã căn cứ vào đâu để nhảy vọt đến kết luận rằng việc dùng hai tiếng Linh mục/Cao ủy có hàm ý ghét bỏ hay chống lại khối giáo dân Ki-tô? [tr. 12]
Sự việc d’Argenlieu là Linh mục và đồng thời cũng là Cao ủy Đông Dương là những sự thực lịch sử. Chính ông Tô cũng đã tự đi tìm hiểu thêm về cuộc đời d’Argenlieu qua tự điển nhân vật Larousse và tác phẩm của Tướng Y Graves, và xác nhận cả hai điều này. Nhưng hình như ông Tô quan niệm rằng một Linh mục khi nắm giữ chức Cao ủy, ông ta không còn là Linh mục nữa? Nếu thế, đây là một quan niệm cần xét lại. Một Linh mục, người được huấn luyện và tự nguyện hy sinh để chăn giắt linh hồn của giáo dân Ki-tô trong giáo xứ mình suốt đời là linh mục. Với một linh mục, ít nhất trên lý thuyết, chỉ có việc vinh danh lời chúa và làm sáng danh đạo chúa mới quan trọng nhất. Tâm niệm này nằm trong lời nguyện (thề) của lễ thụ phong. Hơn nữa, con người không phải là một cái máy. Tách biệt hoàn toàn vai trò linh mục và vai trò Cao ủy nơi d’Argenlieu là điều không tưởng, nếu chẳng phải phản khoa học và hồ đồ. Một thi sĩ từng tu theo đạo Phật thường bị ảnh hưởng về thiền và Phật pháp, và chẳng có gì nghịch lý khi gọi ông ta là đại đức thi sĩ, hay thiền sư thi sĩ nhất là trong trường hợp phân tích tư tưởng và cuộc đời ông ta.
Linh mục d’Argenlieu là giáo sĩ Ki-tô Pháp đầu tiên chỉ huy cuộc tái chiếm thuộc địa ở Đông Dương. Nhưng ở những vùng đất khác trên thế giới thì nhiều linh mục/Tư lệnh đã đi trước ông ta ba bốn thế kỷ. Ông Tô có thể tìm đọc lịch sử Nam Mỹ hay Philippines sẽ thấy không thiếu linh mục mang chiến thuyền đi mở rộng đất Chúa. Và nếu nhắc đến điều này chẳng có gì là xúc phạm đến khối giáo dân: Nếu không nhờ những Giáo lệnh của Giáo Hoàng Alexander VI, chẳng hạn, làm gì có nhà thờ và giáo dân Ki-tô ở Mỹ châu hay Á châu?
Trang Tử từng viết: Ngọn gió thổi qua núi cao, phát ra muôn ngàn âm thanh khác nhau. Tôi không thể ngăn cản những cảm nghĩ trong ông khi đọc thuật ngữ Linh mục/Cao ủy hay Cao ủy/Linh mục, nhưng tôi thiển nghĩ ông đã đi quá nhanh và quá xa để đặt tên cho chủ đích của người viết mà chắc hẳn ông không thể biết hoặc không muốn tìm hiểu.
Chúng tôi cũng không được vinh hạnh là một trong hai người nhắc đến “linh mục” d’Argenlieu như ông nhận xét. Hơn 60 năm trước, báo chí và đài truyền thanh Việt Nam nhiều lần gọi d’Argenlieu là “tên thày tu phá giới.” Học giả thế giới cũng nhiều lần nhắc đến điều này. Bernard Fall, một học giả Mỹ gốc Pháp chẳng hạn, từng mô tả d’Argenlieu như một khối óc xuất sắc của thế kỷ XII, nhưng phải đương đầu với phong trào giải thực của thế kỷ XX. Nếu cứ theo lập luận của ông Tô thì những người như Fall, hay các Tướng Salan, v.. v... đều chống đạo Ki-tô cả.
5. Ông Tô hình như cũng đọc không kỹ những điều tôi viết về d’Argenlieu, hoặc cố tình sửa lại những đoạn tôi viết để bẻ cong theo ý ông muốn.
Đoạn văn mà ông Tô trích dẫn nơi trang 5 chẳng có gì nói đến “tính xấu” của d’Argenlieu hay chống Ki-tô giáo. Nó chỉ nói lên những sự thực sử học: đó là lối ngụy biện sỗ sàng của d’Argenlieu về lịch sử Việt Nam, cùng những sắc lệnh cho phép vua Espania chiếm đoạt đất đai của kẻ ngoại đạo, tàn sát hoặc bắt dân ngoại đạo làm nô lệ đã xảy ra trong thời Trung Cổ. Trong hai phụ chú 129 và 130, chúng tôi có ghi những tài liệu để tham khảo. Ông Tô thử tìm đọc xem có gì là “tính xấu” của d’Argenlieu hay chống Ki-tô giáo chăng?
Đoạn văn trên cũng chẳng liên hệ gì đến “tính tình độc đoán, ngạo mạn, đầy định kiến” của d’Argenlieu hay chống Ki-tô giáo mà ông tự đặt điều cho chúng tôi ở trang 11 - 12. Thực ra, vì một lý do nào đó ông Tô đã cắt xén những câu trên ra khỏi đoạn kết luận của bài viết.
Xin trích đăng nguyên văn đoạn kết trong bài Hiệp ước sơ bộ, với những chữ nghiêng đã bị ông Tô cắt bỏ:
Không ai có thể phủ nhận được rằng cuộc chiến Đông Dương đã khởi đi từ tháng 9/1945. Từ ngày này, với đa số người Việt, một cuộc kháng chiến chống Pháp đang tiến hành; và vấn đề đặt ra là hòa hay tiếp tục chiến đấu. Tách biệt cuộc kháng chiến ở miền Nam với khối dân tộc Việt ở những phần đất còn lại là một sai lầm chiến lược của các viên chức Pháp. D’Argenlieu và một số tác nhân lịch sử Pháp chẳng phải không hiểu rõ điều đó. Nhưng họ cố giải thích cuộc kháng chiến của người Việt ở miền Nam như một cuộc nổi loạn, hay những hành động cướp bóc, khủng bố vì mục đích riêng: Đó là không chấp nhận một chính phủ Việt Nam độc lập, thống nhất do HCM cầm đầu, vì lý do này hay lý do khác. Lập luận của d’Argenlieu vào hạ tuần tháng 4/1946 rằng đòi hỏi thống nhất lãnh thổ của Việt Nam không có cơ sở địa lý, lịch sử, kinh tế là một thứ lý luận của kẻ mạnh, kiểu Thánh lệnh 1493 - 1494 của Giáo Hoàng Alexander VI (129) – chỉ cho phép vũ trụ hiện hữu theo thành kiến tiên thiên của mình”(130)
Hơn nữa, Cộng Sản và chống Cộng là hai khuynh hướng chính trị đang lôi cuốn cả thế giới vào một cuộc đương đầu gay gắt sắp tới. Bài diễn văn “Bức Màn Thép” của Winston Churchill chưa được đọc, nhưng sự hợp tác chống khối Trục Phát xít giữa các siêu cường đang rạn nứt dần từ sau Hội nghị Potsdam. Tại Trung Hoa, dù Stalin đang cố dàn xếp một giải pháp liên hiệp giữa Tưởng và Mao, viễn tượng nội chiến tiềm ẩn từng ngày. Tại Việt Nam, dù Hồ đã giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng d’Argenlieu khó thể dung thứ hay lãng quên dĩ vãng Hồ. Là người chỉ có thể phân biệt thiện (good) và ác (evil) theo nguyên tắc Ki-tô–tức chỉ có phe ta là thiện, và không phải phe ta là ác quỉ–d’Argenlieu không đủ khả năng nhận hiểu hoặc tảng lờ tính chất bì phu [nominal] của những người tự nhận theo một ý thức hệ hay tôn giáo nào tại Việt Nam. Điều khiến Hồ Chí Minh và nhóm cầm quyền đáng bị ghét bỏ hơn nữa là họ có sức mạnh thực sự, về tổ chức, binh lực, cũng như sự yểm trợ của quần chúng. [tr. 137-138]
Trọng tâm vấn đề chúng tôi muốn nêu lên là d’Argenlieu, ở phương vị một Cao Ủy, đã không đặt quyền lợi tối thượng của Pháp làm trọng, mà bị tinh thần thánh chiến của một linh mục chi phối, nên ra công tố cáo thành tích Quốc Tế Cộng Sản của HCM như một cái cớ hầu dồn đẩy Hồ đến đường cùng, không xét đến kinh nghiệm cá nhân của HCM, qua hơn hai thập niên hoạt động cho QTCS, trước ngày lên cầm quyền, và nhất là quyết định giải tán Đảng CSĐD ngày 11/11/1945.
II. Trong khi phân tích các dữ kiện, kỹ thuật viết sử chỉ cho phép chúng tôi trình bày các vấn đề mà không phê phán các tác nhân. Bởi thế thật ngạc nhiên chẳng hiểu ông Tô tìm ở đâu ra chi tiết tôi đánh giá d’Argenlieu là “độc đoán, ngạo mạn, đầy định kiến.” [tr. 11] Dĩ nhiên, theo chỗ tôi biết, những người theo phe Leclerc, Sainteny (kể cả Raoul Salan và Bernard Fall) hoặc phe Vichy không ngớt dùng những tiếng có tính cách phê phán trên. Salan, chẳng hạn, mượn lời Leclerc để gọi d’Argenlieu là “Un Monsieur vilain.”
III. D’Argenlieu Có Xin Phép Vatican Đi Làm Cao Ủy Chăng?:
Điểm then chốt trong lá thư dài 12 trang của ông THD chỉ nhắm vào chi tiết: Thủ tướng de Gaulle đặc cách d’Argenlieu lên chức Phó Đô Đốc, và xin phép Giáo hội Vatican cho d’Argenlieu tạm rời nhà dòng qua Đông Dương.
1. Ông Tô hoài nghi chi tiết trên. Chỉ đáng tiếc là sự hoài nghi của ông sai lầm. Tài liệu văn khố Pháp cũng như hồi ký của d’Argenlieu in năm 1985 đều ghi rõ. Trong tập Việt Nam Niên Biểu, I-A: 1939 - 1946 (Houston: Văn Hóa, 1996), tr. 247, chúng tôi đã ghi rõ xuất xứ các tài liệu về việc này.
Ông Tô chưa đọc hoặc nghe đến các tư liệu trên nên tốn thì giờ trong việc lập luận qui nạp (kiểu “không thể nghĩ khác hơn,” v.. v...) nhằm bác bỏ sự thực lịch sử trên. Không có cơ hội tới văn khố Pháp, ông Tô đáng lẽ nên vào thư viện Đại học Sacramento hay Berkeley tìm đọc hồi ký của d’Argenlieu, có tựa Chronique d’Indochine, 1945 - 1947, xuất bản năm 1985, mà tôi trích dẫn khá nhiều trong bài viết về Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946. (Xem Phụ chú 2, bài Hiệp ước sơ bộ)
Trang 33 của hồi ký trên giải thích lý do tại sao d’Argenlieu phải xin phép Vatican trước khi đi nhận chức Cao ủy: Dù là một Đề đốc chính qui từ năm 1944, ông ta vẫn là một linh mục. Bởi vậy, d’Argenlieu phải nhờ Ngoại trưởng Georges Bidault giới thiệu cho gặp Hồng y Roncalli ngày 20/8/1945.
Trang 414 - 415 sđd trích đăng một thư Bộ Ngoại Giao Pháp gửi Vatican, đề ngày 24/8/1945, chính thức xin cho Linh mục d’Argenlieu làm Cao ủy. Tài liệu này có thể tìm thấy trong hồ sơ kho Indochine Nouveaux Fonds [INF], carton 131, dossier 1173.
2. Thực ra, cuộc đời tu hành của d’Argenlieu chỉ bắt đầu sau Đệ Nhất Thế chiến. Đi tu từ năm 1920, d’Argenlieu trở thành cha xứ năm 1932. Nhưng 7 năm sau, vì là cựu sĩ quan Hải quân, d’Argenlieu bị tái động viên khi chiến tranh Thứ Hai bùng nổ. Ít tháng sau nữa, Pháp đầu hàng Germany, d’Argenlieu bị cầm tù. Rồi ông ta vượt ngục theo phe Pháp tự do của Thiếu tướng Charles de Gaulle tại London, mau chóng trở thành người thân cận của “Grand Charles” [Charles vĩ đại].
Tháng 8/1945, đang phục vụ trong Bộ Tư lệnh Hải quân, Đề Đốc d’Argenlieu được de Gaulle chọn làm Toàn quyền Đông Dương khi Nhật đột ngột đầu hàng không điều kiện. Tuy nhiên, d’Argenlieu xin được bổ nhiệm chức Cao ủy–nghĩa là vừa có toàn quyền chính trị, vừa là Tổng tư lệnh quân lực Đông Dương. Vì Đại tướng Leclerc đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương từ tháng 6/1945, và tái bổ nhiệm ngày 16/8, de Gaulle phong d’Argenlieu lên chức Phó Đô Đốc để cũng có 4 sao như Leclerc.
Vì d’Argenlieu là một linh mục, dù đang giữ chức Đề đốc, Bộ Ngoại Giao Pháp và cá nhân d’Argenlieu phải xin phép Giáo hội Vatican cho tạm thời rời chức Linh mục qua Đông Dương làm Cao Ủy. Hồng y Roncalli, lúc đó đang là Khâm mạng Vatican ở Paris và sau này trở thành Giáo Hoàng Jean XIII (1958 - 1963), tiếp d’Argenlieu ngày 20/8/1945, chấp thuận yêu cầu của chính phủ Pháp cũng như d’Argenlieu.
3. Tài liệu văn khố Pháp chưa giải mật đầy đủ để tìm hiểu tại sao de Gaulle đã chọn d’Argenlieu thay vì Leclerc, người hùng giải phóng Paris gần một năm trước. Nhưng không thể không nghĩ đến khả năng muốn lôi kéo khối giáo dân Ki-tô Việt–ít nhiều được Paris đánh giá như “thân Pháp.”
4. Đáng ghi nhận thêm là khó thể tách biệt các tước vị “linh mục,” “Cao ủy” hay “Đô đốc” khỏi con người d’Argenlieu. Khi thủ vai Cao ủy hay Phó Đô đốc, d’Argenlieu thường thích khoe khoang về mẫu sống đạo đức, đạm bạc của một nhà tu khổ hạnh. Khi đã về hưu, trở lại đời sống tu hành, d’Argenlieu vẫn giữ một ghế trong hội đồng xét xử huy chương Bắc đẩu bội tinh và được gọi là Cao ủy hay Đô đốc.
5. Đáng tiếc là vì chưa tìm hiểu đến nơi đến chốn, ông Tô vội vã dựa theo cảm tính của mình, nhảy vọt đến kết luận vô bằng cớ rằng chúng tôi dựa trên “một dữ kiện không đúng sự thực” hay “không đè nén được quan điểm chống giáo dân Ki-tô” khi dùng tước hiệu kép Linh mục/Cao ủy hay Cao ủy/Linh mục.
6. Ông Tô cũng không thuộc hàng giáo phẩm Ki-tô, nên không hiểu giáo pháp Vatican. Thành ra khi ngụy biện để bênh vực “khối giáo dân Ki-tô,” ông vô tình khiến những giáo mục rõ giáo luật cũng phải mỉm cười, lắc đầu.
CHÍNH ĐẠO
Houston, 9/8/2006