- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Vòng Bán Kết [Semi - Finals, 4 - 5/7/2006] - Pháp Và Italia Vào Chung Kết

26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 9526)
Phần IV [cập nhật ngày 5/7/2006]

Ba tuần lễ đã trôi qua. Nhìn lại bản dự đoán những đội vào bán kết, không thể không ngạc nhiên. Switzerland và Brazil đã về nước. Chỉ còn lại Germany và Portugal. Hai đội Pháp và Italia hoàn toàn ngoài dự đoán của tôi.

Germany và Italia là hai cường quốc bóng đá Âu châu. Cả hai đội tuyển từng đoạt giải vô địch toàn cầu 3 lần. Đội nào cũng có cơ hội để vào vòng trong. Nhưng cay nghiệt là hai đội xuất sắc nhất còn lại phải phân thua thắng bại ở vòng bán kết, trong khi một con ngựa về ngược Portugal hoặc Pháp sẽ có dịp vào vòng chung kết. Và cũng thật bất ngờ khi tối Thứ Ba, 4/7, đội chủ nhà Germany cũng bị sụp đổ đột ngột ở hai phút cuối của giai đoạn đá thêm giờ. Hai bàn thắng trong vòng một phút phù du. Hai mũi tên bắn vào trái tim gần 100 triệu người ái mộ đội Germany.

Sự ưu thắng của làng bóng Âu châu–cùng sự ra đi của hai siêu cường Nam Mỹ và Australia–có thể khiến cơn sốt bóng đá giảm xuống. Khán giả những nước có đội tuyển tham dự sẽ giảm, vì chẳng còn chút ảo vọng nào về đội tuyển nhà.

Lỗi lầm của trọng tài, những ông vua sân cỏ, cũng khiến nhiều hơn một Huấn luyện viên hay cầu thủ than phiền. Một cầu thủ Australia cay đắng cáo buộc ban tổ chức nương tay với các nước lớn (như Italia và Germany) để thu lợi. Các đài truyền hình Tây phương mua bản quyền trực tiếp phát hình cần các công ty quảng cáo. Nước tổ chức cần nhiều khách du lịch, dù tổng số khách đến thăm Germany đã gấp đoiạ con số dự liệu vào khoảng hơn 1 triệu người.

Nhưng hai trọng tài “mặt sắt đen sì” của Giải Toàn Cầu 2006 được chọn điều khiển hai trận bán kết: Benito Archundia của Mexico thổi trận Ukraine-Germany và Jorge Larrionda, người Uruguay (điều khiển trận Italia-Mỹ và Pháp-Togo). Archundia không rút ra một thẻ đỏ nào suốt 120 phút ngày Thứ Ba 4/7. Larrionda chừng còn tồi tệ hơn. Trong trận Portugal-Pháp ngày Thừ Tư, 5/7, Larrionda thưởng cho Pháp được hưởng phạt đền khi Henry đóng kịch ngã trong cấm thành Portugal. Nhờ vậy, Zidane mở tỉ số cho Pháp; và Les Bleus vào gặp Italia trong vòng chung kết tại Berlin. Tổng thống Chirac nên ban cho Larrionda một Bắc Đầu Bội Tinh. Holywood cũng nên tặng Henry một giải Oscar.

Tình trạng phong độ của các cầu thủ cũng là điều đáng chú ý. Ba tuần lễ giao đấu liên tiếp–dưới khí hậu mùa Hè tại Germany–sau cả một mùa bóng dài 9 tháng, khiến các đội tuyển thiếu sự linh động khán giả chờ đợi. Bốn đội tuyển Germany, Italy, France và Portugal còn lại trong vòng Bán kết không thuần vì tài nghệ và may mắn. Các HLV bốn đội trên biết cách sắp xếp và khai thác vấn đề chấn thương cùng sự kiệt quệ tinh thần.

Khi Giải Toàn Cầu bắt đầu năm 1930, chỉ có 13 đội, chơi trong 2 tuần. Hiện nay, vớiÔ 32 đội tham dự, Giải Toàn Cầu kéo dài tới 4 tuần lễ, đó là chưa kể khoảng hai năm đấu vòng loại ở địa phương. Trong khi đó, các tuyển thủ còn có nhiệm vụ chơi cho các đội nhà nghề của họ. Tại Âu châu, mùa bóng đá bắt đầu từ khoảng tháng 8 tới tháng 5 năm sau. Siêu sao Deco của Portugal giúp Barcelona đoạt giải vô địch ngày 17/5, tức một ngày trước khi đội tuyển quốc gia bắt đầu huấn luyện cho Giải Toàn Cầu.

Hậu vệ Italia Gianluca Zambrotta của Italia nhận định: “Hiện nay, vấn đề thể lực rất quan trọng. 95 phần trăm các đội chạy nhiều mang lại chiến thắng. Túc cầu ngày càng thể lực và chơi nhanh hơn.” Sau khi thua ngược Pháp tại vòng Tứ kết, HLV Carlos Alberto Parreira của Brazil cũng tuyên bố: Chúng ta cần thêm ít thời gian chuẩn bị có lẽ về vấn đề thể lực và giúp đội tuyển chơi như một đội.

Nhiều cầu thủ bị thương trong các cuộc giao đấu. Michael Owen của England bị rách đầu gối và có lẽ không thể chơi trong vòng 6 tháng tới. Alessandro Nesta của Italia không dự trận bán kết với Germany sau khi phải ngồi ngoài 2 trận vì bị thương đùi. David Beckham bị kiệt lực phải rời trận Ecuador, và trận tứ kết vì bị thương đầu gối và gót chân. Thủ quân Michael Ballack của Germany phải tạm rời sân vài ba lần vì bọp vẽ. Juan Roman Riquelme không thể đá phạt đền cho Argentina ở trận gặp Germany vì quá kiệt lực.

30 phút đá thêm giờ còn tạo thêm nhiều trở ngại. Ít cầu thủ còn sung sức sau 120 phút giao đấu cật lực. Nhiều cầu thủ không cón tạo nên những cú sút hỏa tiễn hay những đường banh chuẩn xác vào giờ đá thêm. Dẫu sao, họ chỉ là con người, không phải những chiếc máy.

Germany có lẽ là một trong những đội có phong độ nhất sau ngày HLV Juergen Klinsmann thay đổi hẳn lối huấn luyện; nhưng trận gặp Italia cho thấy sự sụp đổ đột ngột ở cuối giờ đá thêm thứ hai–hai bàn trong vòng 1 phút–phần nào phản ảnh sự kiệt lực của các siêu sao Germany. Trong khi đó, hai cầu thủ làm bàn cho Italia là hai cầu thủ dự bị, mới vào sân chưa đầy 45 phút.

Portugal tương đối khỏe mạnh, dù cũng phải trải qua 120 phút quần thảo với England, trước khi giải quyết bằng đá phạt. Pháp có vẻ thoải mái hơn một tháng trước.

Sự căng thẳng thần kinh cũng là một yếu tố quan trọng. Với mục đích thắng bằng mọi giá–hoặc ít nữa thắng là tất cả–từ HLV tới cầu thủ chịu những áp lực thường xuyên để chiến thắng. Từ chơi xấu, chơi bẩn tới vướng mắc vào vòng nghiện ngập ma túy, sử dụng thuốc kích thích. Italia có lẽ là đội có tinh thần mạnh nhất khi giao đấu với lưỡi hái tử thần trên đầu: 5 trong số tuyển thủ quốc gia liên hệ đến vấn đề bê bối bán độ, v.. v... Bảy tuyển thủ khác đang chơi cho các đội nhà nghề như AC Milan, Juventus, v.. v... đang dính bùn tội phạm. Đội banh của họ cũng có triển vọng bị đặt xuống hạng nhì.

Vượt trên sự yêu ghét, ủng hộ và chống đối, không thể không đặt vấn đề thực chăng Italia xứng đáng vào vòng chung kết hay tham dự Giải Toàn Cầu 2006? Khán giả năm châu–nhất là tuổi trẻ–sẽ nghĩ gì và rút ra bài học nào khi thấy một đội tuyển mà quá bán cầu thủ dính líu đến việc cá độ, sắp xếp kết quả các trận đấu, mua bán trọng tài, v.. v...? Đó là những hành phi tội phạm, vượt xa những bàn tay níu kéo, những cú cùi chỏ, lên gối hay móc ngoặc nhằm vô hiệụ hóa đối phương. Phải chăng nên đổi khẩu hiệu của Giải Toàn Cầu 2006 từ “Để Gây Tình Thân Hữu” thành “Để Kiếm Bạc Bằng Mọi Giá?” Tôi vẫn hy vọng FIFA sẽ có quyết định trước ngày 9/7 là liệu Italia xứng đáng được vào vòng chung kết hay chăng.
 
1. Trận Tuyến Giữa Sân:

Trận Germany - Italia thêm một lần chứng minh rắng hàng trung ứng quyết định thắng bại. Vì trung ứng Frings bị treo giò giờ chót–và Kehl không đủ khả năng điền vào chỗ trống–đội tuyển Germany thiếu khả năng mớm banh cho hàng tiền đạo. Cặp bài trùng Klose-Podolski mất hẳn hiệu lực. Dĩ nhiên Germany cũng có phần xui xẻo–như Schneider hụt quả banh đưa vào gần góc khuôn thành Buffon–nhưng mất Frings, đội tuyển Germany không đủ khả năng tấn công hay ngăn chặn những đợt xuống banh nguy hiểm của Italia.
 
2. Bóng đá trên hết

Việc sản xuất các xe hơi Porsches, BMWs và Mercedes-Benzes tạm ngừng trong đêm Thứ Ba. Chủ nhân và nghiệp đoàn nhân công thỏa thuận cho công nhân thuộc ca ba (ca đêm) được nghỉ ở nhà hoặc tụ họp tại các vườn bia theo dõi trận Germany - Italia. Hầu hết giới cá độ và chuyên viên đều nghiêng về phía Germany. Trận Pháp gặp Portugal cũng khiến nhiều công nghiệp Pháp phải đình hoãn ca đêm. Suốt 30 năm qua, làng bóng đá Pháp đã quen thông lệ “bẹo tai, đá đít” Portugal.

Nhiều khán giả và công ty cá độ tin rằng nhất định Pháp sẽ vào chung kết gặp Italia. Sự tự tin quá mức này khiến Lilian Thuram, một hậu vệ lão tướng của Pháp, phải kêu gọi đồng đội hãy thức tỉnh khỏi giấc mơ cô bé bán sữa, đứng hai chân trên mặt đất. Cầu thủ Portugal đầy tài nghệ. HLV Luiz Felipe Scolari là một chiến lược gia bóng đá hàng đầu. Hơn nữa bóng đá chẳng bao giờ là một khoa học chính xác, tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra trong một ngày, một trận banh nào đó. Giải vô địch bóng rổ ở Mỹ, và rồi giải quần vợt Wimbleton tại England và Tour de France đều bị Giải Toàn Cầu làm lu mờ.
 
3. Nhân Quyền:

Cơ quan International Organization for Migration [IOM], đặt trụ sở tại Geneva, cho biết cảnh sát Germany hoạt động hữu hiệu ngăn chặn việc gia tăng đường giây buôn bán người và mãi dâm trong Giải Toàn Cầu 2006.
 
4. HLV từ chức:

HLV Alexandre Guimaraes rời đội tuyển quốc gia Costa Rica vì những lời chửi rủa, nhục mạ, và đe dọa đến thân thể. Trước ngày khai mạc Giải Toàn Cầu 2006, anh được ký giao kèo thêm 4 năm vì đưa đội Ticos vào Giải Toàn Cầu. Nhưng chẳng may, Ticos thua cả ba trận vòng loại. Trong vòng hai tuần lễ, người hùng bỗng trở thành tội nhân. Guimaraes cho biết chỉ muốn bỏ của chạy lấy người, không đòi hỏi bồi thường tiền bạc.
 
5. Danh thủ về hưu:

Nhiều cầu thủ gạo cội tuyên bố về hưu sau khi đội tuyển của họ bị loại. Beckham, thủ quân đội tuyển England, từ chức, có ý định qua Mỹ hành nghề. Roberto Carlos của Brazil tuyên bố rút lui khỏi những giải quốc tế.
 
6. Hậu Chiến Thắng

Dân chúng Italia hân hoan ăn mừng chiến thắng Dortmund bằng cách tràn ra đường phố đêm Thứ Ba, bóp còi xe, la hét, bắn pháo bông. Ngay tại Dortmund, cảnh sát bắt giữ 37 người về tội ẩu đả.

7. Biến Cố Ngoài Túc Cầu:

Số khán giả theo dõi Giải Toàn Cầu 2006 cũng phần nào suy giảm vì nhiều biền cố chính trị đáng ghi nhận trong dịp Quốc Khánh (4/7) của Liên Bang Mỹ.

a. Sự kiện đáng chú ý đầu tiên là Mỹ phóng phi thuyền Discovery, đưa 7 phi hành gia lên không gian trong vòng 12 ngày, tiếp tế và tu sửa trạm không gian quốc tế do các phi hành gia Mỹ - Nga đang tạm trú. Vấn đề những mảnh vụn bị gãy bắn ra khi phóng phi thuyền vẫn chưa giải quyết xong. Lại có những tra vấn về sự an toàn của phi hành đoàn ngày trở lại trái đất.

b. Gây sôi nổi và căng thẳng nhất là Bắc Hàn chọn ngày 4/7/2006 để bắn thử 6 hỏa tiễn. 5 hỏa tiễn tầm ngắn và trung (SCUD) rơi xuống biển Nhật Bản. Hỏa tiễn tầm xa [Taepodong 2], có khả năng bay đến lãnh thổ Mỹ, bị thất bại, rơi xuống biển Nhật. Bạch Cung cho rằng đây là một thái độ khiêu khích của Bắc Hàn, vì từ nhiều tuần trước Mỹ đã cảnh cáo trước Bình Nhưỡng.

c. Trong khi đó, tại Trung Đông, tình hình cũng đầy căng thẳng. Israel chuẩn bị đưa quân vào lãnh thổ Palestine giải cứu một quân nhân Israel bị bắt cóc. Iran công khai chống lại áp lực ngăn quốc gia Muslim quá khích này chế tạo bom nguyên tử.

Tóm lại, “trục ác quỉ” từ Iran tới Nam Hàn đang đặt Tổng thống George Bush và Cố vấn An Ninh Quốc Gia Stephen Hadley vào tình huống khá bối rối. Câu hỏi đặt ra là, “Ngoại giao hay trừng phạt?”

(Tôi nghĩ, nên dành ưu tiên cho ngoại giao; nhưng đã đến lúc tăng cướng cụ thể cho ngoại giao, như xiết chặt hơn việc cấm vận kinh tế, bãi bỏ những chương trình viện trợ ngoài mục tiêu nhân đạo, v.. v... Riêng Iran, có lẽ kế hoạch dùng quân sự lật đổ chế độ giáo phiệt ở đây cần được cân nhắc thận trọng hơn. Sớm hay muộn, Liên bang Mỹ sẽ phải đối đầu với Iran một lần nữa. Tấn công ngay thời gian này, rồi rút quân khỏi vùng Trung Đông là một chiến lược tốt đẹp nhất. Xin xem thêm Chính Đạo, Từ Pearl Harbor Tới New York [Văn Hóa, 2002])
 
Chi Tiết Các Trận Bán Kết: Vòng Bán Kết gồm 2 trận Germany - Italia ngày 4/7, và Pháp - Portugal ngày 5/7.

Thứ Ba, 4/7/2006:

13. Germany 0 - Italia 2

Tại vận động trường Westfalenstadion ở Dortmund–nơi Germany chưa hề nếm mùi bại trận–hai cầu thủ dự bị của Italia tung lưới thủ môn Lehman 2 lần trong vòng 1 phút ở gần cuối giai đoạn đá thêm giờ [overtime] thứ hai, oanh liệt vào chung kết Giải Tòan Cầu 2006. Benito Archundia của Mexico, trọng tài “mặt sắt đen sì” của Giải Toàn Cầu 2006, điều khiển trận đấu.

Germany và Italia là hai cường quốc bóng đá Âu châu. Cả hai đội tuyển từng đoạt giải vô địch toàn cầu 3 lần. Đội nào cũng có cơ hội để vào vòng trong. Nhưng cay nghiệt là hai đội xuất sắc nhất còn lại phải phân thua thắng bại ở vòng bán kết, trong khi một con ngựa về ngược–Portugal hoặc Pháp–sẽ có dịp vào vòng chung kết.

Germany nhiều hy vọng thắng nhờ lợi thế sân và khán giả nhà. Các tuyển thủ Germany cũng có lối chơi toàn đội gắn bó, dù hàng phòng thủ là những dấu hỏi lớn. Hàng phòng thủ Germany gồm Christoph Metzelder (6 foot - 3), Per Mertesacker (6 - 5), với Philipp Lahm (số 16) ở cánh trái, và Arne Friedrich (số 3) ở cánh phải.

Nhưng hàng công của Italia cực kỳ nguy hiểm: Toni không phải là đe dọa duy nhất. Hàng tiền đạo Italia gồm nhiều cầu thủ xuất sắc như Francesco Totti, Alessandro Del Piero, Filippo Inzaghi, Alberto Gilardino và Vicenzo Iaquinta.

Nếu không bị tai nạn trầm trọng nào, khiến một vài cầu thủ gạo cội bị chấn thương, Germany có nhiều triển vọng vào chung kết như HLV Juergen Klinsmann hứa hẹn. Cặp bài trùng Miroslav Klose (số 11) và Lukas Podolski (số 20), với sự tiếp sức của Frings (số 8) và thủ quân Michael Ballack (số 13) đã giúp Germany vào vòng 16 với ba chiến thắng rõ rệt (Costa Rica, Poland and Ecuador).

Nhưng ngày Thứ Hai, 3/7, đội tuyển Germany nhận được tin buồn: FIFA tuyên bố Frings khộng được dự trận bán kết vì đã thụi vào mặt trung phong Julio Cruz của Argentina sau trận tứ kết. Frings bị cấm đấu 2 trận (một trận treo) và phạt $4,075.

Vấn đề gai góc khác với Germany là chưa đủ thời gian hồi phục sức khỏe cho các siêu minh tinh sau 120 phút giao tranh với Argentina ngày 30/6.

Klinsmann đưa ra đội hình sau:

Thủ môn Lehman, người hùng của trận loại Argentina.

Hậu vệ Friedrich ợ(số 3), Mertesacker(số 1?), Christoph Metzelder(số ?), Philipp Lahm (số 16). Mắt Lahm còn bầm tím vì một cú giật cùi chỏ trong trận Argentina.

Trung ứng Sebastian Kehl (số 5), Bernd Schneider (số 19), Tim Borowski (số 18), Thủ quân Ballack (số 13)ợ.

ADVERTISEMENT

Tiền đạo: Lukas Podolski (số 20) và Klose (số 11). Klose đang dẫn đầu trong cuộc chạy đua tranh chức chiếc giày vàng.[ Golden Shoe].

Italia (10W) không xa lạ gì với Germany. Năm 1982, Italia đã thắng Germany 3-1, đoạt giải vô địch tại Espania. Italia cũng từng đoạt giải vô địch 3 lần; và năm nay hy vọng mang cúp về nước lần thứ tư.

Dưới quyền HLV Marcello Lippi đội tuyển Italia [Squada Azzura] có hàng phòng thủ chắc chắn với lối chơi rất thể lực, tiếp cận với lốiÔ “chơi bẩn.” Cú đánh cùi chỏ của Trung ứng Daniele De Rossi trong trận gặp Mỹ chỉ là một thí dụ. Thủ môn Gianluigi Buffon cũng rất xuất sắc. Siêu sao Shevchenko của Ukraine đánh giá Buffon “như thủ môn hay nhất thế giới.” Nhờ vậy, sau 5 trận, cho tới hiện nay chưa đội nào phá lưới được Italia (ngoại trừ việc cầu thủ Italia tự phá lưới),

HLV Lippi của Italia đưa ra đội hình:

Thủ môn: Buffon; Hậu vệ: Gianluca Zambrotta(số 19); Fabio Cannavaro (số 5, thủ quân); Fabio Grosso (số 3); Marco Materazzi (số 23); Trung ứng: Mauro Camoranesi (số 16); Simone Perrotta (số 20); Gennaro Gattuso(số 8); Andrea Pirlo(số 21); trung phong: Francesco Totti (số 10)ợ và Luca Toni (số 9). Alberto Gilardino (số 11), Alessandro Del Piero (số 7) và Vicenzo Iaquinta (số 15) đều ngồi dự bị, lần lượt vào sân khi đấu thêm giờ.

Trong áo trắng quần đen, Germany thiên về thế thủ hơn tấn công. Italia, đồng phục xanh, liên tục mở những đột xuống banh nguy hiểm. Hàng phòng vệ trẻ của Germany và thủ môn Lehmann phải nhiều lần cứu nguy. Thiếu Frings, hàng trung ứng chẳng những không thể giao banh hữu hiệu cho hàng tiền đạo, mà còn gặp khó khăn trong việc tăng cường hàng phòng thủ. Yếu nhất là cánh trái với Lahm. Italia đã không ngừng khai thác lỗ hổng này.

Trong hiệp nhất, Italia có dịp sút ba lần vào khuôn thành, trong khi Germany chẳng tạo được cơ hội nào. Trung ứng Bernd Schneider xông xáo, nhưng hấp tấp và thiếu may mắn, khi có banh cách khuôn thành 20 yeards, thủ môn Buffon đã lỡ trớn, nhưng sút bổng khỏi xà ngang. Phần Italia, những cú đá phạt ở phút thứ 4 của Francesco Totti, cú sút phút thứ 16 của Perrotta, và phút thứ 34 của Luca Toni đều bị Lehmann bắt gọn.

Qua hiệp nhì, Germany bắt đầu tấn công. Tuy nhiên, không gây được nguy hiểm đáng kể nào cho thủ môn Italia. Klose, Podolski cùng Ballack khuấy động khuôn thành Italia đôi lần, nhưng không thể dứt điểm.

Phút 73, Germany đưa Bastian Schweinsteiger (số 7) vào thay Borowski (số 18). Italia cũng thay Toni (số 9) bằng Alberto Gilardino (số 11).

Phút 83, Germany đưa Okondor (số 22) vào thay Schneider (số 19).

Phút 85, Simone Perrotta có dịp làm bàn, nhưng Lehmann kịp thời đấm banh ra ngoài. Hai bên giữ nguyên tỉ số 0-0 ở cuối hiệp hai.

Khởi đầu giờ đá thêm, Italia thay Camoranesi (số 16) bằng Vicenzo Iaquinta (số 15).

Phút 93, Alberto Gilardo đưa bóng xoáy vào góc khuôn thành Germany, nhưng chỉ dội trụ gôn, bắn ra ngoài. Gianluca Zambrotta cũng mất dịp làm bàn trong gang tấc. Cả hai bên đều không mở được tỉ số. Tuy nhiên, các cầu thủ Germany bắt đầu mệt mỏi, chơi rời rạc.

Phút 101, Italia lại đưa Alessandro Del Piero (số 7) vào thay Perrotta (số 20).

Mười phút sau, Germany thay cầu thủ cuối cùng: Oliver Neuville (số 10) vào thay Klose. Người ta bắt đầu nghĩ tới đá phạt đền, và tự hỏi Buffon hay Lehman sẽ trở thành người hùng, viết vé máy bay cho đội tuyển nhà đi Berlin. Nhưng đột biến xảy ra. Sau một pha tấn công thất bại, Germany bị Italia phản công.

Phút 118, Andrea Pirlo khiến Germany phải phá bóng, chịu phạt góc. Sau cú đá phạt, lại chính Pirlo chuyền banh ngang cho Fabio Grosso (số 3) ở gần góc phải khuôn thành. Grosso sửa chéo vào góc trái, khiến Lehman chịu bó tay. Đồng hồ chĩ đúng phút 119.

Nội một phút sau, khi giờ đấu chính thức chỉ còn ít giây đá thêm, Alessandro Del Piero xuyên bứt khỏi hàng hậu vệ Germany, đón trái bóng đá gót ngược của Alberto Gilardino, nâng tỉ số lên 2-0 cho Italia, phũ phàng dập tắt hy vọng vào chung kết của đội tuyển và 80 triệu khán giả Germany.

Trọng tài thổi phạt rất ít. Chỉ có thẻ vàng, không thẻ đỏ.

Thứ Tư, 5/7/2006:

14. Portugal 2 - Pháp 1

Trên sân cỏ Allianz Area tại Munich, hai đội về ngược của Giải Toàn Cầu 2006 gặp nhau tranh ghế chung kết thứ hai. Trọng tài Jorge Larrionda người Uruguay (từng thổi trận Italia Mỹ và Pháp - Togo), và có lẽ là trọng tài dở nhất thế giới điều khiển trận đấu.

Pháp được nhiều người tiên đoán sẽ vào vòng chung kết gặp Brazil. Thực ra, Pháp may mắn lọt vào Toán G khá yếu gồm những đối thủ như Switzerland, Nam Hàn, Togo. Bởi vậy, dù chỉ thắng Togo, Les Bleus vẫn vào vòng trong. Nhưng đội tuyển “Dream Team” nói tiếng Portuguese tại vòng bán kết (và có thể chung kết) lần này là tuyển thủ một quốc gia nhỏ, chỉ khoảng 10 triệu dân, mà không phải cường quốc Brazil ở Nam Mỹ với 180 triệu dân. Portugal được bốc thăm lọt vào Toán D tương đối dễ nhất (Angola, Iran và Mexico). Sau đó, Portugal thắng ngược Netherlands 1-0 rồi England nhờ đá phạt đền.

Hai đội tuyển “như sống trong mơ” này liên tiếp loại hai đội mạnh hàng đầu thế giới làợ England và Brazil vào ngày Thứ Bảy Đen, 1/7/2006. Tại Gelsenkirchen, Portugal thắng đá phạt đền 3 - 1. Les Bleus tạo bất ngờ lớn nhất trong Giải Toàn Cầu 2006 bằng cách loại Brazil tại Frankfurt với tỉ số 1 - 0 mong manh.

Tại Nuremberg, Portugal thắng ngược Netherlands 1 - 0 trong một cuộc giao đấu mà trọng tài Nga Valentin Ivanov phá kỷ lục về số thẻ vàng, thẻ đỏ (16) để duy trì trật tự. Cả hai đội tuyển đều xô đẩy, đốn chân, giật cùi chỏ và diễn xuất bị thương. Cả hai đội đều có cơ hội để vào chung kết. Portugal nhiều hy vọng thắng (14W) nhờ HLV xuất sắc hơn. HLV Luiz Felipe Scolari từng giúp Brazil thắng Giải Toàn cầu lần thứ năm (2002); dẫn Portugal vào chung kết giải Âu châu 2004; và tháng 4/2006, từ chối cầm đầu đội tuyển England khi Sven-Goran Eriksson bước xuống sau Giải Toàn Cầu. Scolari, gốc Brazil, là người đưa đội tuyển Portugal vào bán kết lần đầu tiên từ năm 1966. Scolari cũng đã chiến thắng liên tiếp 12 trận tại Giải Toàn Cầu (với Brazil và Portugal).

Portugal có hàng tiền đạo mạnh, vớiợ Luis Figo (chơi cho Internazionale of Milan) chưa có dấu hiệu lão tướng ở tuổi 33. Deco và Costinha là hai trong những tuyển thủ thượng thặng ở vòng tứ kết. Pedro Pauleta, đang chơi cho Paris-Saint Germain. Pauleta, từng khoác áo đội tuyển 86 lần, ghi được 47 bàn thắng quốc tế, phá kỷ lục của siêu sao Eusebio (41 bàn) năm ngoái. Cristiano Ronaldo (số 17) đang chơi cho Manchester United. Paulo Terreira: (số ?): chơi cho Chelsea

Cả hai HLV Pháp và Portugal đều không tiết lộ danh sách cầu thủ sẽ ra sân trước tiếng còi khai mạc trận đấu.

Portugal:

Ricardo Pereira

Ricardo Carvalho (số 6)[chơi cho Chelsea] Fernando Meira (số 5)

Miguel (số 13) Maniche: (số 18) Costinha(số 20) Nuno Valente(số 14)

Cristiano Ronaldo (số 17) Deco (số 20) Luis Figo (số 7) Pedro Pauleta(số 9)

Hiệp nhì, Thủ quân Simao Sabrosa (số 11) vào sân, thay [?]

Helder Postiga (số 23) vào thay Ricardo Carvalho.

Pháp:

Henry(số 12),

Ribéry (số 22) Zidane (số 10), Malouda(số 7)

Makelele(số 6) Vieira(số 4),

Sagnol (số 19), Abidal (số 3)

Thuram (số 15), Gallas (số 5),

Barthez, (số 16),

Les Bleus giữ nguyên đội hình đã thắng ngược Brazil.

Hàng phòng thủ có Thủ môn Barthez và 4 hậu vệ Willy Sagnol, Lilian Thuram, William Gallas, Abidal.

Hàng trung ứng có Makelele, Vieira(số 4), Malouda, Ribéry(số 22), Zidane(số 10).

Trung phong: Henry(số 12),

“Zouzou”–đã 34 tuổi, với 106 trận khoác áo đội tuyển quốc gia, và được báo chí Pháp mệnh danh là “đại sứ của chủ trương hòa đồng sắc tộc” Pháp–khiến những khán giả khách quan không thể không ngưỡng mộ. Từ hàng trung ứng, Zidane cung cấp những trái banh hiểm độc cho Henry, Ribéry áp đảo khuôn thành Espania và Brazil trong hai trận Vòng 16 và Tứ Kết. Ribéry, cùng Thuram, Abidal, Vieira v.. v... hầu như vô hiệu hóa các cầu vương Nam Mỹ. Ribéry được coi như người sẽ kế vị Zidane trong những năm tới. Henry (số 12) ghi bàn thắng duy nhất cho Pháp, và cũng bàn thắng đầu tiên trong Giải Toàn Cầu 2006.

Dạ tiệc về hưu của Zidane, Barthez, Thuram, v.. v... vẫn còn xanh. Pháp bỗng chơi xuất sắc, nhịp nhàng hơn hẳn ba trận vòng loại.

Hiệp nhất, Pháp và Portugal thay nhau mở những đợt tấn công.

Phút 32, Henry tự mình té trong vòng cấm địa. Trọng tài thưởng Pháp đá phạt đền. Zidane mở tỉ số cho Pháp, 1-0. Nhưng phút 35, khi Sagnol dùng tay đẩy ngã Ronaldo trong cấm địa Pháp, trọng tài không nhìn thấy.

Hiệp nhì, Pháp tấn công mạnh. Phút thứ 48, thủ môn Ricardo may mắn đỡ được một cú sút nguy hiểm của Henry. Một phút sau, Ricardo cũng phải cứu nguy đưa một trái banh vũ bão của Ribéry vượt khỏi xà ngang. Trước khi ra sân vào phút 70, Ribéry tung hoành trước hàng phòng thủ Portugal.

Portugal cũng vùng lên cố gỡ hòa. Nhưng trọng tai hơn một lần tiếp tay Pháp. Các cầu thủ áo nâu, số vàng, cũng tự làm hỏng nhiều dịp bằng vàng. Phút 78, từ ngoài vòng thành 30 yards, Ronaldo sút phạt; banh bổng xoáy dội ra khỏi tay Barthez nhưng các cầu thủ Portugal không can thiệp kịp thời. Figo cũng đội đầu hoặc sút ra ngoài vài quả bóng có thể san bằng tỉ số.

Vào những phút cuối, Portugal vùng lên cố gỡ hòa, dẫm nát khuôn thành Pháp. Thủ môn Ricardo Pereira cũng lên tận trước khuôn thành đối phương tiếp sức. Nhưng kết quả dường đã định sẵn. Màn trình diễn Pháp-Italia có lẽ đắt khách hơn Portugal - Italia.

Thắng trận này, Pháp sẽ gặp Italia tại Berlin ngày 9/7 để tranh giải vô địch. Portugal sẽ gặp Germany ngày 8/7 để tranh hạng ba.

Vòng Chung Kết [8 - 9/7/2006]

Thứ Bảy, 8/7/2006: Tranh hạng ba.

15. 14L [Portugal] v/s 13L [Germany] tại Stuttgart [2PM] - Germany có thể được hạng ba (15W).

Chung Kết [Chủ Nhật, 9/7/2006]:

16. 13W [Italia] v/s 14W [Pháp] tại Berlin [1PM] - Italia hy vọng vô địch.

Nguyên Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12466)
(Xem: 11016)
(Xem: 11051)
(Xem: 10624)
(Xem: 9973)
(Xem: 9417)
(Xem: 10174)
(Xem: 11227)
(Xem: 10882)
(Xem: 10969)