- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Footballmania

17 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 97511)
world-cup-trophy_0_200x300_1Góc nghĩ: FOOTBALLMANIA 

 Mười sáu năm trước, chúng tôi có cái hân hạnh được Liên đoàn các công ti bảo hiểm Pháp (Fédération des socìétés françaises d’assurance), qua thỏa thuận với bộ tài chánh CHXHCN Việt nam, gởi về nước cùng với đồng nghiệp Pháp giảng dạy bộ môn còn mới này ở bên ta. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt chưn trở lại nơi chôn nhau cắt rún, sau 44 năm trời đằng đẵng buộc phải lập nghiệp và sanh sống ở xứ người (1).

 Vào giờ giải trí ngay hôm khai giảng trong trường Đại học Tài chính và Kế toán (nay đổi tên thật oai là Học viện Tài chính) ở Đông ngạc, Từ liêm, Hà nội, hầu hết 39 học viên nam nữ trong lớp bỗng vụt vây quanh chúng tôi, cười tươi, tò mò, thân mật chào hỏi. Rồi đột nhiên :

 - Thầy, thầy, sáng mai thầy cho tụi em nghỉ, nghen.

 Thật là bất ngờ. Chúng tôi như bị cấm khẩu, lặng thinh, chẳng biết phải trả lời như thế nào. Sao lại kì cục vậy kìa, chưa chi mà đã xin nghỉ ? Họ ngán nghe giảng bài bằng tiếng Pháp chăng ? Nhưng có người thông dịch kèm theo kia mà. Hay là vì thông dịch không thông, khúc mắc, khó hiểu ? Hay vì bộ môn mới mẻ quá sức ? Thấy chúng tôi có vẻ bỡ ngỡ, chưa hiểu, họ bèn lặp lại lời yêu cầu, giải thích :

 - Tối nay có mấy trận World Cup truyền trực tiếp trên vô tuyến, tụi em phải coi cả đêm, không thể bỏ qua trận nào. Dậy trễ, nên không tới trường sớm được.

 Thì ra họ cả trai lẫn gái phải thức suốt đêm, mê mệt theo dõi các trận đá trong dịp Coupe du Monde de football (Cúp bóng tròn Thế giới, hay World Football Cup) do Fédération Internationale de Football Association (Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Bóng tròn, viết tắt là FIFA) tổ chức lần đầu tiên năm đó ờ Hoa kì, từ ngày 17 tháng Sáu tới 17 tháng Bảy 1994. Trùng khít thời gian đoàn giáo viên Pháp chúng tôi giảng dạy ở Hà nội và ở Sài gòn (không ghé vô Huế, chẳng hiểu vì lí do gì), khiến cho thành quả về sau thật khó lường, chắc không đạt tới mức mong muốn. Lạ một điều là hiện nay, vào năm 2010 này, đại đa số thảy đều quyển cao chức trọng, cửa rộng nhà sang, xe hơi xe máy, trong khi chúng tôi vẫn cứ là một thầy gíáo quèn, tuy đã về hưu.

Tha hóa

 Nói nào ngay thì đâu phải chỉ có học viên của chúng tôi ở bên ta mới ghiền coi đá banh như vậy. Xin nói rõ : ghiền xem, chớ không phải ghiền chơi thể thao này. Chẳng có môn nào mà chi phối hoàn cầu bằng môn bóng tròn, từ trẻ con cho tới người lớn, từ hang cùng ngõ hẻm cho tới nước lớn nuớc nhỏ trên trái đất thảy đều say mê xem bóng đá. Chưa có thống kê chánh thức nào cho biết (trước) sẽ có bao nhiêu khán giả đến từ mọi nơi trên thế giới trực diện coi các trận đá tại chỗ, để so với con số ghi trong máy 16 năm trước có tới những 3.587.538 người và con số hàng tỉ ở nhà theo dõi trên vô tuyến năm 1994 là năm học trò của chúng tôi xin phép nghỉ buổi sáng. Áy là chưa kể số người ngồi xem các đội đá banh sát phạt nhau trên màn ảnh trong quán rượu, tiệm càphê, phòng trà, ổ mại dâm trá hình bên ta gọi là karaoke. Các tửu điếm đó thảy đều ăn nên làm ra nhờ đã lắp thêm vô tuyến và dựng thêm mái che để phục vụ khách hàng đặc biệt này. Các con số quá sức tưởng tượng và việc ăn nên làm ra ở các tựu điểm nói trên hiển nhiên biểu hiện cái tật khôn chừa (chúng tôi) gọi là footballmania, cái tật ghiền coi đá banh như ghiền ma túy. Con người đã bị tha hóa, biến chất. Riêng về những cuộc vận động, cổ võ, ủng hộ đội nhà trong (mỗi) quốc gia phụ họa cái tật khôn chừa này thì nó còn là một thứ thuốc phiện miễn phí nhà nước dùng để ru ngủ người dân, hủy hoại, xóa nhòa bản năng suy xét của họ, chẳng khác gì tôn giáo dưới mắt ông Các Mác trước kia. Thật là đáng sợ, đáng buồn khi đầu óc con người bị tình tiết thương tật, tác phong giải trí (2) và mức thu nhập của các cầu thủ xâm chiếm trọn vẹn, trong lúc xã hội vẫn nghèo đói, thiếu ăn thiếu mặc, việc làm khan hiếm và còn có biết bao tệ đoan cần phải diệt trừ. Bị ru ngủ về mặt chánh trị như vậy, mà về mặt thương mãi họ lại còn vô tình làm con mồi béo bở cho những tồ chức tham tiền hám của kiếm chác.

 Cứ lần giở lịch sử Cúp bóng tròn Thế giới từ khi nó được thành lập vào năm 1904 cho tới tháng Sáu tháng Bảy 2010 World Cup diễn ra hiện gìờ ở Nam Phi thì rõ. Chỉ cần sơ sơ kiểm tra cũng đà nhận thấy ngay rằng đằng sau các buổi lễ long trọng và tranh tài đều có bóng dáng các doanh nghiệp đa quốc gia đối tác của liên đoàn thể thao FIFA và đủ loại maphia đua nhau hốt bạc, dành cho mình bao nhiêu quyền lợi không thước nào lường. Đây đâu phải là chuyện bí mật, báo chí và mọi thành phần liên quan đều thấy rõ như vậy. Còn bảo rằng người dân cũng hưởng được chút ít lợi lộc, thì cứ nhìn sự việc xẩy ra trước mắt. Lấy thí dụ mùa World Cup 2010 ở Nam Phi hiện giờ mà coi. Công cuộc dọn dẹp các khu ổ chuột và trục xuất dân cư, đồng thời với công trình hoàn thiện, trang hoàng một số townships (biệt cư dồn nhốt dân da-đen thời apartheid, nay vẫn còn tồn tại) (3) đều nằm trong tay băng đảng không hề chịu chia sẻ nguồn lợi không đáy cho ai hết, nói chi cho cư dân bị họ trục xuất và chiếm đoạt.

 

TRẦN THIỆN - ĐẠO

(Paris, 17/06/2010)

-----------------------------

(1) Xem cùng tác giả : Lạc lõng giữa lòng đất nước (Hợp lưu, số 94, tháng 4 & 5 / 2007) và Chứng từ - Tạp chí Văn trong lòng độc giả (Hợp lưu, số 105, tháng 5 & 6 / 2009 ; Nhà văn, số 6, tháng 12 / 2009).

(2) Vừa rồi, có mấy cầu thủ đội tuyển Pháp bị truy tố đã truy hoan với gái gọi vị thành niên. Chuyện vẫn còn bàn tán rùm beng trên báo chí. Chờ ngày xét xử.

(3) Apartheid, thể chế chánh quyền da-trắng buộc toàn thể coloured people, dân da-đen, kể cả da-màu khác và lai, phải sanh sống trong các biệt cư gọi là township(s). Bãi bỏ năm 1994, khi chánh quyền lọt vào tay người da-đen.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80530)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85570)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88770)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92027)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89730)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110968)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91597)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91078)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81348)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85836)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.