Lần này, Đức Đạt Lai Lạt Ma [ ĐLLM] đến hoằng pháp ở Úc gặp mùa mưa bão tùm lum. Mưa lạnh khùng luôn làm chính khách nào cũng muốn trùm... mền!
Mới đầu ThT Howard rét quá không tiếp.
Thói thường thấy thiên hạ lạnh thì mình lạnh theo, run thì run theo, thế nên John So Thị Trưởng Melbourne lây rét cũng né luôn không gặp mà chỉ cho Phó Thị Trưởng David Wilson tiếp ĐLLM thôi. Dù cho về phương diện bang giao quốc tế, ĐLLM không chỉ là giáo chủ một tôn giáo lớn mà còn là quốc trưởng của quốc gia Tây Tạng, dù là quốc trưởng lưu vong.
Chỉ có thủ lãnh đối lập Kevin Rudd gồng mình tuyên bố sẽ gặp ĐLLM khi ngài đến Úc.
Mà Howard và So rét quá né không gặp ĐLLM cũng phải. Những người như Howard và So thì mũi rất thính hơi đồng cho nên đâm ngại chọc giận Trung Hoa tẩy chay than đá, quặng mõ, dầu khí, bột mì, trái cây, rượu...thì phiền.
Hoặc TH ngầm ra lệnh cấm nhà giàu đến Crown Casino, nếu có ngứa tay thì qua
Chương trình 7.30 Report của đài ABC ngày 3/4/07 cho biết số du học sinh xài với giá chót mỗi năm xỉn xỉn 10 ngàn đã trở thành một thị trường béo bở. Cho nên các đại học Úc đã không ngại cho huê hồng hậu hĩ mỗi người là 5.000 cho những ai dụ được một du học sinh cho họ!
Các văn phòng cố vấn du học sinh mọc lên như nấm, bất chấp nhiều khi vị văn phòng trưởng không hề biết mặt mũi các bằng đại học hay cổng vào đại học vuông hay méo nữa!
Howard và So ngại là phải. Nhưng rồi Howard đã đổi ý có lẽ vì sắp đến mùa bầu cử?
Tại sao lại khiêu khích một cộng đồng đang lớn mạnh như PG trong đó đa số đều có cảm tình với PG Tây Tạng mà ĐLLM là đại diện?
Thật vậy, kết quả điều tra dân số ở Úc cho thấy PG là tập thể tăng nhanh nhất với tỷ lệ 79% trong thời gian 5 năm từ 1996 đến 2001.
Chủ Tịch Hồ cẩm Đào hay Tòa Đại sứ TQ ở Canberra có đi bầu đâu trong khi 79 % đó đa số đều coi ĐLLM là Phật sống?!
Với lại, trong chuyến du hoá 1996, ĐLLM đã gặp cả ThT Howard, Thủ lãnh đối lập Kim Beazley và Thủ Hiến Bob Carr và chẳng thấy TH cự nự mè nheo gì. Phải chăng cái lo tiên khởi của Howard và So nói cho cùng chỉ là nỗi lo con buôn?
Về PG Tây Tạng, những ai quen với ngoại ngữ thì không lạ gì từ ngữ tantrism hay tantrisme hay occutlisme, esotérisme mà trong Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn gọi là mật giáo, mật tông hay bí tông... ĐTC cũng không dịch chữ tantra hay tantrisme trong khi Từ Điển Phật Học của Chân Nguyên Nguyễn tường Bách thì không dịch chữ này mà để nguyên là tăng-tra.
Với người Việt, PG Tây Tạng thường được gọi là Mật Tông bất kể đó là tantrisme, esotérisme hay occulisme....
Mật tông được xem là một trong ba nhánh của PG, hai nhánh kia là Thiền và Tịnh...
Các phái Thiền, Tịnh tha hồ quảng cáo, ngay cả phái thầy cúng cũng không ngại trưng bảng hiệu như Minh Đăng Quang Như Lai, tục gọi là Cổ Sơn Môn. Nhưng Mật tông thì tuyệt nhiên không, dù ai cũng biết mật tông vẫn còn đó và người dân VN người dân thường nghe đến Mật tông nhiều hơn là thấy biết một vị sư nào đó tu theo mật tông dù cho truyền thuyết về mật tông thì không thiếu chi qua cách tu hành bí mật và bùa chú.
Có rất nhiều truyền thuyết giải thích tại sao vua Tự Đức đã cấm tiệt mật tông hành đạo khiến cho phái này phải rút vào bóng tối. Tất cả chỉ truyền miệng không có tài liệu chính thức nào...
Đọc truyện Kim Dung thấy nói đến các sư lạt-ma giáo, các sư thuộc phái mũ vàng [hoàng cân], xuất quỷ nhập thần từ Tây Tạng, nhưng Kim Dung không nói rõ PG Tây Tạng là gì.
Có dịp đọc Núi Đá Tiên Tri của Z.28, tuy cường điệu nhưng ít ra cũng có một vài ý niệm vể Tây Tạng huyền bí hay ít ra cũng lờ mờ nhận ra lý do tại sao TH nhất quyết nắm cứng Tây Tạng không nhả ra.
Mấy quyển từ điển về PG như Our Religions by Preeminent Scholars from each Tradition dày cộm nhưng chỉ có một chương về PG [chương 2 Buddhism, do Masao Abe viết] chứ không có Mật tông hay PG Tây Tạng.
Quyển Buddhist Dictionary của Nyanatiloka chỉ nói sơ qua về Thanh Tịnh Đạo [Visuddhi hay visuddhi magga] vốn là tên một bộ luận cơ bản của PG có liên hệ đến cách tu hành của Mật tông thôi [sđd tr.248].
Chỉ có Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn là chịu nói rõ về Mật Tông và hoàn toàn khác về định nghĩ Mật tông của Chân Nguyên Nguyễn Tường Bách trong Từ Điển Phật Học [sđd. tr.259].
Theo Đoàn Trung Còn thì tên khác của Mật tông là Lạt-Ma giáo và....
Lạt Ma giáo [Lamaisme] là phái đạo Phật riêng ở Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu.
Đạo Phật ở Ấn Độ chánh thức truyền lên Tây Tạng vào thế kỷ thứ bảy, [nghĩa là hai trăm năm sau khi Tây Tạng trở thành một quốc gia tự chủ độc lập].
Từ đó, đạo Phật ở Tây Tạng mở mang ra mãi và truyền bá ra các nước gần là Mãn Châu, Mông Cổ, Trung Hoa.
Bởi người ta gọi thầy tu là Lạt-ma cho nên người ta xưng nền đạo là Lạt-ma giáo.
Lạt-ma giáo có hai phái.
1-Phái Hồng giáo [thầy tu đội mũ đỏ] là phái cố cựu chuyên luyện các phép thuật, các môn thần bí, dung hòa với tư tưởng bình dân.
2-Phái Hoàng giáo [thầy tu đội mũ vàng] là phái cải cách do đức Tông-Cáp-Ba [ Tsong-khapa] dẫn đạo từ thế kỷ 14. Phái này được chánh phủ công nhận là Chánh giáo, thầy tu có nghi thức đúng đắn hơn, giữ giới hạnh thanh tịnh theo PG, ở trong những ngôi chùa lớn mà ban tăng già có đến hằng ngàn người.
Phái Hoàng giáo tức Lạt-Ma giáo chính thức có hai vị chúa-tể nắm giữ mối đạo, ủng hộ chúng-sanh:
1- Ngài Đạt-Lại Lạt-ma[Dalai-lama] hóa thân của đức Quán Thế Âm, ngự ở điện Bổ-đà-lạc-ca sơn [Potala] tại Kinh thành Lạp-Tát [Lhassa].
2- Ngài Ban Thiền Lạt-ma [Pentchen-lama] là hóa thân của Phật A-Di-Đà, trụ tại Chùa Trát-thập-luân-bố [Trashi-Lumpo] ở thành Shigatsé.
Lời văn đơn sơ chân chất của Đoàn Trung Còn đã vô tình vẽ ra bức tranh lịch sử thế trị của PG Tây Tạng và cho thấy cái khó của đức ĐLLM khi nói đến PG Tây Tạng hay Tây Tạng tự trị.
Ký tên trong lời tựa quyển IMAGES phát hành để kỷ niệm chuyến viếng thăm Úc năm 1996, đương kim ĐLLM ký là Tenzin Gyatso ĐLLM thứ 14 của Tây Tạng và IMAGES lại do FPMT [viết tắt của chữ The Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition - Viện bảo tồn truyền thống Đại thừa] xuất bản.
Những chi tiết đó có thể gây băn khoăn vì thông thường người ta vẫn quen miệng gọi là PG Tây Tạng, nhưng không mấy người nghĩ PG Tây Tạng là PG Tây Tạng nào? Có phải là Mật Tông, có phải là Lạt-Ma giáo mà ĐLLM là đại diện, là giáo chủ?
Thực ra thì Tenzin Gyatso là thế danh của ĐLLM người mà tín đồ Phật giáo Tây Tạng tin là hiện thân thứ 14 của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị thân hộ mạng của dân tộc Tây Tạng.
Tenzin Gyatso là con trai của một gia đình nông dân Tây Tạng tên Lhamo Dhondup và sau được đổi là Tenzin Gyatso, có lẽ vì lý do an ninh.
Theo truyền thuyết PG Tây Tạng thì vị Lạt- Ma đương nhiệm tạ thế sẽ đầu thai trở lại phục vụ quần chúng Tây Tạng.
Ví dụ như ngài ĐLLM hiện nay, ĐLLM thứ 14, tạ thế thì sẽ đầu thai thành ĐLLM thứ 15.
Vấn đề làm sao biết ngài đầu thai ở đâu trong gia đình nào với cha mẹ nào thì truyền thuyết Tây Tạng đã nói rất nhiều, và hấp dẫn như chuyện phong thần trinh thám vậy...
Việc đầu thai trở lại sau khi tạ thế có lẽ bắt nguồn từ việc tôn kính Bồ Tát Quán Thế Âm trong PG Tây Tạng.
Thật vậy, ngoài Bát Nhã Tâm Kinh, bài kinh căn bản của PG Tây Tạng cũng như PGVN chính là bài Chú Đại Bi.
Bài chú này thường không được dịch ra tiếng Tây Tạng hay Việt Ngữ, ngay cả Hán Việt, mà chỉ tụng nguyên văn theo phiên âm Phạn ngữ, trừ phần nhập đề mà cũng là tựa đề bài kinh...
Nhân vật chính trong bài kinh đó là Bồ Tát Quán Thế Âm một thứ trùm ES, [Emergency service] hay ambulance thời nay.
Ai cần cứu trợ khẩn cấp là ngài tới ngay, có mặt ngay, chẳng cần phải gọi ba số 000 hay 911, bất kể nạn nhân là Phật tử có quy y hay không quy y. Điều này giải thích tại sao Bồ Tát Quán Thế Âm thường được gọi là Bồ tát đại bi ngàn tay ngàn mắt [thiên thủ thiên nhãn].
Đẳng cấp trong đạo của Quán Thế Âm là Bồ Tát, sau Phật. Bồ Tát là chữ viết gọn hai chữ Bồ đề và Tát Đỏa. Bồ đề dịch chữ Bodhi là kẻ đã giác ngộ, có trí huệ và Tát đỏa dịch chữ sattva là chúng sanh hữu tình.
Tóm lại, Bồ Tát là một kẻ đã giác ngộ, đã thoát ra ngoài vòng sanh tử, nhưng đã quyết định ở lại thế gian để sẵn sàng giúp những người khác cùng đạt đến sự giác ngộ như mình.
Đó là lý tưởng từ bi cao cả nhất của PG Tây Tạng, của những ai có tâm nguyện Bồ Tát hay bồ tát hạnh, của tất cả những ai nghĩ và muốn sống theo PG.
Theo kinh điển thì Bồ Tát Quán Thế Âm là thị giả hay cận thần của Phật A-Di-Đà chúa tể Tây phương Cực Lạc Thế Giới.
A-Di-Đà là vị Phật đã nguyện bao giờ vũ trụ còn một chúng sinh chưa giác ngộ, nghĩa là còn vướng mắc trong vòng luân hồi sinh tử thì sẽ không nghỉ ngơi. Nơi Ngài nghỉ ngơi cũng là cùng đích tu chứng của Tịnh Độ, của Thiền,, ,của tất cả Phật tử. Thế giới cực lạc!
Nhìn theo quan điểm đó thì sẽ hiểu tại sao có ĐLLM 14 và sẽ có ĐLLM 15!
Và hiểu được nguyên lai của ĐLLM 14 thì có lẽ sẽ hiểu được cái khó của Đức ĐLLM hôm nay trong việc tranh đấu cho nền độc lập và tự chủ của Tây Tạng.
Thật vậy, cũng như VN, tự ngàn xưa, Tây Tạng vốn là một châu huyện của TH như VN thuộc châu Ung, châu Khiêm của TH vậy. Khi nào nội bộ TH ở Bắc kinh loạn thì địa phương độc lập tự trị.
Theo The Hutchinson- Encyclopedia [ p.821-822] thì Tây Tạng là một quốc gia độc lập từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 18 thì bị TH thôn tính. Sau cách mạng Tân Hợi, năm 1912 thì Tây Tạng thu hồi được độc lập.
Năm 1951, Mao Trạch Đông cướp được chính quyền TH thì thôn tính luôn Tây Tạng, triệt hạ quyền lực bản xứ khiến ĐLLM và giới tăng già phải hoàn tục nếu không lưu vong. Giới tăng già vốn chiếm 25% dân số bị tống xuất khỏi các tự viện.
Từ 1951-1959 Tây Tạng thuộc quyền quân quản như là một lãnh thổ tự trị có chính quyền riêng, quốc hội riêng. ĐLLM được trở về nhưng chỉ với tư cách quốc trưởng tượng trưng như Bảo Đại của VN sau 1949 mà thôi, quyền hành quốc gi đều thuộc vể ban quân quản.
Năm 1959, ĐLLM lãnh đạo cuộc nổi dậy toàn quốc bị quân đội thẳng tay trấn áp và ĐLLM phải cùng với 9.000 người Tây Tạng chạy trốn qua Ấn Độ thành lập chính quyền lưu vong ở tỉnh biên giới Ấn-Hoa Dharamsala.
Tây Tạng phải trải qua những ngày sắt máu cãi tạo xã hội chủ nghĩa. Hết đợt sắt máu ấy thì lại đến cơn bão dữ Cách Mạng Văn Hóa...Lạt–Ma giáo gần như bị mấy ông bà Vệ Binh Đỏ chà láng.
Mãi đến năm 1979, phe Đặng Tiểu Bình nắm được thực quyền trung ương đã thực hiện một chính sách sửa sai thực tiễn để cho dân Tây Tạng được tự quyết nhiều hơn, Lạt Ma giáo được cởi trói, quyền lực tâm linh của giai tầng lạt-ma được phục hồi...
Nhưng viễn ảnh một Tây Tạng độc lập tự quyết tách rời TH thì vẫn xa vời trong hoàn cảnh TH luôn luôn cảm thấy hăm dọa một bên là Nga, một bên là Mỹ, chưa kể Ấn Độ.
Ký ức những va chạm biên giới với Nga năm 1960, với Ấn Độ vì năm 1962, chưa kể với Mỹ ở Hàn Quốc năm 1950-53, VN 1960-75... vẫn khó phai mờ trong trí óc các nhà chiến lược TH.
Bigpond đang có một quảng cáo rất ăn khách phát xuất từ nỗi ám ảnh về họa phương Bắc đã hình thành một quái thai lớn nhất nhân loại là Vạn Lý Trường Thành.
Ám ảnh đó có thể nói đã ăn vào gene, vào DNA của TH rồi cho nên cũng chẳng lạ gì khi thấy tại sao TH cứ dựt lên như bị vò vẽ chích mỗi lần nghe nói đến Tây Tạng độc lập tự trị !
Trong chiến tranh cũng như phòng thủ, chiếm được điểm cao là chiếm thượng phong. Diện tích đất đai của Tây Tạng rộng xấp xỉ bốn lần VN dân số chỉ khoảng 1/20 VN nhưng Tây Tạng lại là cao điểm của thế giới. Thế giới có 106 đỉnh núi cao 7.315 mét thì Hy Mã Lạp Sơn chiếm hết 96 đỉnh! Chưa kể là 10 đỉnh núi cao nhất thế giới thì Hy Mã Lạp Sơn chiến hết 9! [The Guiness Book of Most and Least, tr. 17].
Điều này giải thích tại sao TH đã chọn Tây Tạng làm nơi đồn trú lực lượng tổng trừ bị từ 50ngàn đến 100.ngàn quân và thiết lập căn cứ hỏa tiễn nguyên tử lớn nhất ở Nagchuka của Tây Tạng. Chưa kể là Lob Nor của Tân Cương gần đó là kho nguyên tử và khinh khí của THtrong chiến lược MAD, trâu chết thì bò cũng đdứt đuôi!
Nhìn theo quan điểm đó thì thấy cuộc vận động của ĐDLLM hiện nay thật muôn vàn khó khăn.
Khó khăn hơn nữa là sau cuộc tổng khởi nghĩa thất bại năm 1959, Ban Thiền Lạt Ma lại không đào thoát được và đang ở trong vòng kiềm tỏa của TH và không hề lên tiếng đòi Tây Tạng tự trị !
Và theo truyền thuyết thì vai vế của Ban Thiền Lạt Ma lại cao hơn ĐLLM vì Ban Thiền Lạt Ma là hóa thân của Phật A-Di-Đà mà Bồ Tát Quán Âm là thị giả trong khi đương kim ĐLLM được coi là hóa thân của Quán Âm Bồ Tát. Nói thế khác, về phương diện chính trị, Ban Thiền Lạt Ma dù sao cũng ngang cơ với ĐDLLMnếu không muốn nói là trên cơ! Cho nên,ngày về của ĐLLM thật còn xa...
Nhưng Bụt nhà không thiêng, có lẽ thế giới cũng nhờ sự kiện tréo cẳng ngỗng này mà được hưởng công đức của Phật giáo Tây Tạng?
ĐLLM đã mất chức giáo chủ và quốc trưởng Tây Tạng nhưng bù lại ngài đang trở thành hiện thân của từ bi trí huệ là hy vọng cho nhân loại trong thời kỳ tôn giáo đang trở thành gươm đao bom mìn để cho con người trút bao nhiêu bất mãn hận thù lên đầu lên cổ đồng bào đồng loại.
Tiếng cười an nhiên thống khoái của ĐLLM là hiện thân của một con tim rỗng tuếch không cầu lụy, không toan tính, không hận thù, mánh mung. Nghe ông cười, người ta có cảm tưởng như nghe ông nhắc nhở:Ê! Trăm phần trăm, đâu còn có đó, đừng nóng!
PG Tây Tạng hay Lạt Ma giáo nổi tiếng không những với hạnh nguyện bao la của Phật A-Di-Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng PG Tây Tạng còn nỏi tiếng về bùa chú và mạn-đà-la vốn là những hoành đồ thu tóm cả thế giới thiêng liêng hay luân hồi mà kinh kệ thường mô tả.
Nhưng đặc trưng của PG Tây Tạng có lẽ chính la cái nhìn của tôn giáo này về vấn đề quan hệ nam nữ hay tính dục.
Nếu có duyên xem những phim như Samsara hay Xuân, Hạ,Thu, Đông...Xuân thì có lẽ người ta sẽ ghi nhận những đặc trưng này.
Trong Sexual Secrets[ tr.153], Nik Douglas và Penny Singer còn sao lại một bức tranh của Tây Tạng ghi lại sự cố nhập thân của Phật với các không hành nữ hay không hành mẫu [Dakini] ngay sau khi Phật giác ngộ.
Xuất xứ của bản vẽ là bộ kinh Guhyasamaja Tantra mà Chân Nguyên Nguyễn Tường Bách trong sđd tr.57 đã ghi là ...cũng được gọi là Tam Nghiệp bí mật kinh; tantra đầu tiên của PG, được biên soạn giữa thế kỷ 3 và 7, được xếp vào Vô Thượng du-già tan-tra.
Các Tân tăng của Nhật hình như cũng đi theo một đường của các lạt ma Tây Tạng nên rất thoải mái về chuyện nam nữ và không phải bối rối dấu diếm gì. Đại sư Suzuki không hề dấu diếm là mình có bà xã kềm kẹp. Đó là ấn tượng người đọc khi đọc tác phẩm nổi tiếng The Tibetain Book of Living and Dying của Sogyal Rinpoche.
Trong phần phụ lục Các Sư Phụ của tôi[ My teachers, tr.367 và tt.] Rinpoche kể ra bốn vị là 1-Jamyang Khyentse Chokyi Lodro [1896-1959], 2-Dudjom Rinpoche [1904-1987], 3- Dilgo Khyentse Rinpoche [ 1910-1991] và 4- Khandro Tsering Chodron mà Sogyl Rinpoche còn nói rõ là: was the spiritual wife of Jamyang Khyentse Chokyi Lodro and is regarded as the foremost women master in Tibetan Buddhism.
Như vậy là chuyện nam nữ vợ con đối với các lạt-ma Tây Tạng là chuyện tự nhiên? và đó có phải là đặc biệt cho một phái hay cho cả hai phái mũ vàng và mũ đỏ?
Bởi không biết chi tiết này nên năm 1980 hay 81 gì đó, khi có cơ duyên diện kiến đương kim ĐLLM khi ngài đến Sydney và ngụ tại khách sạn Hilton, Bất Hoặc tôi đã không có dịp xin ngài khai ngộ cho.
Dù sao thì mỗi lần vào tửu đường kiêm thiền đường nhìn thấy bản in bức đà-la-ni ngài đã cho mà Bất Hoặc tôi còn tưng tiu với dãi khăn lụa như của trấn bảo, Bất Hoặc tôi vẫn không thầm cầu mong cho hạnh nguyện của ngài viên thành dù biết là khó.
Nhưng khó hay dễ thì hạnh nguyện đó cũng được các Phật tử PG Tây Tạng tái xác nhận mỗi khi họ bắt đầu công phu hay niệm thần chú Lục Đại Tự Minh OM MA NI BAT MI HỒNG.
Hạnh nguyện cao cả đó có thể nói ra như thế này: Quy y Phật, Pháp, Tăng/Đến khi con chứng thành/Quả vị vô thượng giác/Nguyện cho các công đức/Do con tạo tác nên/Như bố thí trì giới/Khiến con được thành Phật/Để cứu độ chúng sinh.
Đó là những lời nguyện mà PT Tây Tạng lẩm nhẩm mỗi khi bắt đầu niệm Lục đại tự minh chú hay bắt đầu cử thiền định quán tưởng mà chủ đề thường là hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm hay cõi Tây Phương Cực Lạc hấp dẫn diệu vợi đã được lạt-ma Tangtong Gyalbo ghi lại và được Sư Viên Lý chuyển Việt trong quyển Pháp Tu Quán Âm [tr.80]
Có đọc sách này thì mới hiểu tại sao có những người mê chết mê sống cái gọi là Tu Pháp Hoa và những lúc ngồi thiền do sư phụ truyền bí kíp cho mà không biết mình đang thực hành cái gọi là... cuồng thiền đầy vị ngã chẳng có chi là từ bi vô ngã cả!
Kẹt thiệt hí?
BẠT - SƠ LƯỢC VỀ MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Vajra
Trong các quốc gia có Phật Tử tu theo Phật Giáo Đại Thừa thì Tây Tạng chỉ tu theo Mật Tông mà thôi. Ở Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính đó là 1)Nyingmapa, 2)Sakyapa, 3)Kagyupa, 4)Gelupa.
Mỗi một tông phái thì đều có phương pháp tu hành khác nhau theo các Kinh Mật Tông khác nhau nhưng tất cả các tông phái đều cùng thực hành 4 bậc Mật Tông đó là: 1)Lễ Bái Mật Tông, 2)Nghi Lễ Mật Tông, 3)Thiền Quán Mật Tông, 4)Tối Thượng Mật Tông.
Mật Tông thì tiếng Phạn gọi là Tantra. Đạo Bà La Môn (Hinduism) cũng có Tantra nhưng mà cái Tantra này không phải là Tantra của trong Kinh Mật Tông dạy.
Đây là sơ lược về 4 tông phái Mật Tông tại Tây Tạng:
1)Nyingmapa:
Tông phái Nyingmapa được khai sáng do Ngài Padmasambhava, là vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7 sau TL. Ngài Padmasambhava đem theo tất cả Kinh Mật Tông bằng tiếng Phạn qua Tây Tạng vì vậy mà hiện nay chỉ có ở Tây Tạng là có đủ tất cả các Kinh Mật Tông. Ngài Padmasambhava đã dịch rất nhiều Kinh Mật Tông từ tiếng Phạn ra tiếng Tây Tạng. Ngài Padmasambhava đã truyền lại giáo lý Mật Tông cho 25 người đệ tử và sự truyền thừa đó vẫn tiếp tục cho đến bây giờ.
Theo truyền thyết thì Ngài Padmasambhava đã hàng phục vị Thần Chủ xứ Tây Tạng cùng nhiều quỷ thần khác để cho họ quy y theo Phật Pháp và trở thành các vị Hộ Pháp tại các tu viện.
2)Kagyupa
Do Marpa Chokyi Lodoe Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 10 sau TL. Ngài Marpa là đệ tử của Ngài Naropa. Ngài Naropa là vị đã truyền dạy về 6 pháp Thiền Quán về Mật Tông và Đại Thủ Ấn cho ngài Marpa và Ngài Marpa đã truyền lại cho đệ tử là Ngài Milarepa và Ngài Milarepa đã truyền lại cho hai vị đệ tử là các Ngài Gampopa, Rechungpa và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.
3)Kadampa
Do Ngài Atisa khai sáng vào giữa thế kỷ thứ 9 sau TL. Ngài Atisa đã cho dịch ra rất nhiều kinh Mật Tông từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Ngài Atisa đã truyền giáo lý Mật Tông cho các vị đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.
4)Sakya
Do Ngài Khon Konchok Gyelpo Khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 11 sau TL. Ngài Khon Konchok Gyelpo đã truyền lại giáo lý và các pháp tu cho các đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.
5)Gelupa
Do Ngài Je Tsongkhapa khai sáng vào đầu thế kỷ thứ 15 sau TL. và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.
Trong các tông phái kể trên thì chỉ có tông phái Gelupa là các vị xuất gia còn các tông phái Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa thì đa số là các vị cư sĩ vì vậy mà rất nhiều người không hiểu biết nói là các sư Tây Tạng có vợ là một sự sai lầm rất lớn.
Giáo lý Mật Tông có hai phần Hiển Giáo và Mật Giáo.
Hiển Giáo: Là tất cả cá giáo lý Tiểu Thừa, Đại Thừa và tất cả các Kinh, Luật, Luận của Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Mật Giáo: Là tất cả các giáo lý trong các kinh Mật Tông thí dụ như là phương pháp Thiền Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, phương pháp Chuyển Hoá Thân Thành Thân Bổn Tôn, phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, phương pháp Tự Thọ Quán Đảnh, phuơng pháp Truyền Pháp Quán Đảnh, phuơng pháp Chuyển Di Thần Thức, phương pháp Cung Thỉnh Chư Bổn Tôn, phương pháp Câu Triệu và Hàng Phục Thiên Long Quỷ Thần v.v rất là nhiều các pháp hành trì của Mật Tông khác.
Rất nhiều kinh Mật Tông chỉ có trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng chứ không có trong Đại Tạng Kinh Hán là bởi vì các vì phiên dịch kinh Phật từ Phạn sang Hán khi xưa không có tu hành theo Mật Tông. Ngay cả khi Ngài Huyền Trang thỉnh Kinh Phật từ Ấn Độ về thì cũng chỉ đem về một số lượng rất là ít ỏi so với hàng ngàn bộ Kinh Mật Tông hiện có bằng tiếng Tây Tạng và tiếng Phạn ở tại các tu viện Tây Tạng.
Nền tảng của triết lý Mật Tông là triết lý của Duy Thức, Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Bồ Đề Tâm. Triết lý Mật Tông đặt nền tảng trên các Kinh của Đại Thừa và Mật Tông và các bộ Luận như là Trung Luận, Du Già Sư Địa Luận, Nhân Minh Luận,Nhập Trung Luận,Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Biện Trung Biên Luận, Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận v.v.
Triết lý và phương pháp hành trì của Mật Tông căn bản vẫn xây dựng theo tiến trình Giới-Định-Tuệ như tất cả mọi đường lối tu tập khác của Phật giáo. Tuy nhiên Mật Tông đặt nặng về Gia Trì Lực của Chư Phật Bổn Tôn nên hay có nhiều sự thần thông biến hoá.
Ba yếu tố chính trong sự tu hành của Mật Tông Tây Tạng là Từ Bi, Trí Tuệ, Phương Tiện Thiện Xảo.
Mật tông có bốn bậc khác nhau từ cao xuống thấp là:
Tối Thượng Mật Tông
Thiền Quán Mật Tông
Nghi Thức Mật Tông
Lễ Bái Mật Tông
Tối Thượng Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của ba bậc thấp hơn và thành tựu đầy đủ các pháp quán tưởng chuyển hoá thân thành vị Phật Bổn Tôn được thành tựu Tam Mật tức là Thân Mật, Ngữ Mật, Ý Mật.
Thiền Quán Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của hai bậc thấp hơn. Hành giả phải biết rõ pháp tu quán tưởng chuyển hoá thân thành Đức Phật Bổn Tôn. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này
Nghi Thức Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của bậc thấp hơn. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này
Lễ Bái Mật Tông: Là hành giả phải tu hành đầy đủ các pháp lạy sám hối, trì tụng. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này
Trong mỗi bậc Mật Tông lại có hai phần là Nội Mật và Ngoại Mật.
Ở tại Việt
Các Kinh về Thiền Quán Mật Tông và Tối Thượng Mật Tông thì chỉ có ở trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng mà thôi.
Chư Tăng và Phật Tử Việt
Không phải là hễ ai tu theo Mật Tông thì cũng thành Phật trong một đời cả mà chỉ có các vị tu theo pháp Tối Thượng Mật Tông lúc được thành tựu viên mãn thì mới có thể chứng quả Phật trong hiện đời.
Pháp Tối Thượng Mật Tông rất là thâm sâu vì vậy một người muốn tu hành pháp Tối Thượng Mật Tông thì phải có căn bản vững chắc về Mật Tông của các bậc dưới rồi và hành giả trước hết phải nhận được Pháp Quán Đảnh của một vị Kim Cang Pháp Sư đã thành tựu về Pháp Tối Thượng Mật Tông truyền dạy. Hành giả cũng phải có sự chứng nhập thâm sâu về Tánh Không và Bồ Đề Tâm thì mới có thể tu hành Pháp Tối Thượng Mật Tông
Lòng Từ Bi Là Nền Tảng Của Hòa Bình Thế Giới Việt Báo Chủ Nhật, 4/20/2008, 12:02:00 AM
(Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: H.T. Thích Trí Chơn --Trích từ tập sách “A Human Approach to World Peace”)
Theo khoa tâm lý học Phật Giáo, phần lớn những khổ đau của chúng ta đều phát xuất từ lòng dục vọng, và sự tham đắm của chúng ta vào mọi vật mà chúng ta lầm tưởng rằng chúng là những vật thể chắc thực bền lâu.
Sự theo đuổi các đối tượng dục vọng và lòng tham đắm của chúng ta khiến chúng ta dùng đến sự xâm lăng và tranh chấp như những phương pháp mà chúng ta thường nghĩ rằng chúng sẽ mang lại kết quả. Những ý tưởng này dễ dàng biến thành hành động nhằm nuôi dưỡng chiến tranh được chúng ta xem như là phương pháp hiển nhiên. Tâm con người đã có những ý niệm ấy từ thưở xa xưa, nhưng hành động tranh chấp này đã trở nên có tác dụng hơn trong hoàn cảnh sống hiện đại.
Làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát và chế ngự được những ý tưởng độc hại tham sân si này? Vì những ác tính đó là nguồn gốc đã gây ra mọi cuộc khủng hoảng khó khăn trên thế giới.
Là một tu sĩ được hấp thụ qua truyền thống của nền Phật Giáo Đại Thừa, tôi nghĩ tình thương và lòng từ bi là căn bản đạo đức cho nền hòa bình thế giới.
Trước tiên, tôi xin định nghĩa thế nào là lòng từ bi? Khi bạn phát tâm giúp đỡ một người nghèo khổ vì bạn thương hại kẻ đó đang gặp cảnh khốn cùng, như vậy lòng từ bi của bạn được xây dựng trên sự xót thương hồn nhiên, không suy tính.
Trái lại, tình yêu thương vợ chồng, con cái hay người quen thân của bạn thường xuất phát từ lòng tham đắm. Khi sự đắm say của bạn thay đổi, lòng tốt của bạn cũng thay đổi theo, và nó có thể biến mất luôn. Đây không phải là tình thương chân thật.
Tình thương chân thật không xây dựng trên lòng tham đắm, mà trên sự xót thương. Trong trường hợp này, lòng từ bi của bạn được xem như một nhu cầu đáp ứng lại sự khổ đau và tình thương ấy cần được duy trì bao lâu con người còn tiếp tục đau khổ. Đó là lòng từ bi mà chúng ta nên tu tập nơi mỗi chúng ta và chúng ta cần phát triển nó từ mức độ hẹp hòi cho đến rộng rãi bao la.
Lòng từ bi bao la, hồn nhiên và không phân biệt đối với mọi chúng sanh rõ ràng không phải là thứ tình yêu thông thường, phát xuất từ vô minh, lòng ái dục và tham đắm mà con người thường có đối với bạn bè hay gia đình của họ. Loại tình thương chúng ta nên duy trì và phát triển là thứ tình thương rộng lớn hơn mà chúng ta có thể thực hiện ngay cả đối với kẻ thù đã làm hại chúng ta.
Lý do chúng ta nên có lòng từ bi vì mọi người chúng ta ai cũng muốn sống hạnh phúc và không thích khổ đau. Thực vậy, mọi người sinh ra với những ước muốn giống nhau nên ai cũng có quyền bình đẳng để thành đạt các điều mong ước đó.
Nếu tôi so sánh tôi với vô số những người khác, tôi thấy họ quan trọng hơn tôi nhiều, vì tôi chỉ có một trong khi những người khác thì số đông. Lại nữa, giáo lý Phật Giáo Tây Tạng dạy chúng ta nên xem mọi chúng sanh như những thân mẫu của chúng ta và nên bày tỏ lòng biết ơn, yêu thương họ.
Vì theo lời Phật dạy chúng ta sinh ra và luân hồi trong nhiều đời nhiều kiếp, cho nên ai cũng có thể là cha mẹ của chúng ta trong đời này hay đời khác. Do đó, tất cả mọi người ở thế gian này đều có liên hệ gia đình với nhau.
Bất cứ ai dù có tin đaọ giáo hay không, họ vẫn tán dương tình thương và lòng từ bi. Ngay khi chúng ta vừa mới lọt lòng, chúng ta đã được sự chăm sóc của cha mẹ chúng ta, và sau này trong cuộc sống, khi chúng ta gặp đau khổ vì bệnh hoạn hay già yếu, chúng ta cũng cấn đến tình thương và giúp đở của những người khác.
Nếu từ lúc sinh ra cho đến giờ phút lìa đời trong cuộc sống, chúng ta đã phải nương nhờ đến lòng tốt của mọi người, thì tại sao trong đời sống chúng ta lại không bày tỏ lòng thương yêu của mình đối với những kẻ khác.
Sụ phát triển lòng thương yêu (tình cảm thân thiện đối với mọi người) không liên quan gì đến lòng sùng đạo mà chúng ta thường áp dụng trong sự thực hành tôn giáo. Nó không những chỉ dành riêng cho kẻ có tín ngưỡng mà cho mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay đoàn thể chính trị.
Tình thương cần thiết cho bất cứ ai, nam lẫn nữ tự nhận thấy mình trên hết, là một phân tử trong đại gia đình của nhân loại, cũng như đối với những người nhìn thấy sự việc từ nhận thức bao quát và xa rộng hơn. Đó là thứ tình cảm đạo đức mà thay vì không lưu tâm, chúng ta nên phát triển và thực hành nó, đặc biệt đối với tuổi thanh xuân, khi chúng ta nhận thức được rằng kiếp sống con người là vô thường, không bền chắc.
Khi chúng ta tìm hiểu vấn đề một cách bao quát hơn, chúng ta nhận thấy mọi người đều muốn có hạnh phúc và không thích khổ đau cũng như ý thức rằng trong tương quan với vô số người khác, cá nhân chúng ta không có gì quan trọng; và khi ấy, chúng ta có thể nghĩ rằng mang tài sản của chúng ta ra chia xẻ, giúp đỡ cho người khác là điều đáng làm.
Nếu luyện tập cho mình có được nhận thức như vậy, giá trị chân chính của lòng từ bi- ý nghĩa đích thực của tình thương và sự kính trọng kẻ khác- sẽ trở nên là điều mà chúng ta có thể thực hiện được.
Hạnh phúc cá nhân không còn là ý thức nỗ lực tìm cầu của chính bản thân mà nó trở nên thành quả tự nhiên và tuyệt luân của mọi sự phát triển về tình thương và hành động cứu giúp cho những kẻ khác.
Lòng từ bi chân chính còn mang lại kết quả khác của sự phát triển tinh thần cũng như rất hữu ích cho đời sống hằng ngày vì nó giúp cho tâm mình được sáng suốt và thanh tịnh.
Cuộc đời chúng ta luôn luôn biến đổi và gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn đó sẽ được giải quyết thành công khi tâm chúng ta bình tĩnh và sáng suốt. Nếu chúng ta không kiểm soát được tâm mình vì lòng oán giận, ích kỷ, ganh ghét và sân hận; chúng ta sẽ không còn lý trí để xét đoán.
Vào những giờ phút cuồng dại vì tâm chúng ta mù quáng thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Cho nên, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là điều hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những người có trách nhiệm điều hành công việc quốc gia, khi mà họ nắm trong tay quyền lực và phương tiện có thể tạo dựng nền hòa bình cho thế giới.
Huỳnh Bất Hoặc