- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TIẾNG GIÓ

23 Tháng Mười Một 20249:16 CH(Xem: 4673)


tho HLN

Huỳnh Liễu Ngạn

TIẾNG GIÓ

 

mắt đời xanh mấy hàng tre

mà mưa đâu lại bập bè lạnh vây

nhà em chổ đợi bữa nay

mái tranh lợp gió trắng tay có gì

 

ngoài kia mây lạnh lùng đi

đồng khô nước cạn đôi khi vô tình

bỏ đèo qua thác lênh đênh

bỏ mây trắng giữa gập ghềnh gian nan

 

rồi thôi mộng cũng úa tàn

làm sương rơi rụng trăng ngàn bãi xa

đêm ra nghe ngóng vỡ òa

thấy ngay chiếc bóng tan nhòa phải em

 

đã trôi từ sáng tới đêm

đã trôi vạt nắng củi chêm lửa cời

tay em chẻ sợi tóc rời

mùa em đã mỏng gió trời bấp bênh

 

em theo giọt nắng qua đình

mong manh anh gọi bình minh có về

đầu sông chiều nhạt khói tê

ngoài em bóng mạ vập về xấp mương

 

dang tay anh ngã bên đường

có nghe màu lúa chín hường tới chưa

nhà nghèo nắng sớm chiều mưa

tiếng gà gáy lẻ bóng trưa dịu dàng

 

em đi theo bước nhịp nhàng

trên tóc trên áo ngập tràn núi sông

nón em quai lụa tơ hồng

qua mương lội suối theo chồng bỏ anh

 

ra đồng rẻ nước nhìn quanh

may ra ngửi được mùi tanh lấm phèn

em ngồi chợ búa bon chen

lòng tay trải rộng lấm lem vết cào

 

đâu rồi dịu ánh mắt trao

anh đi tìm lại mà nào thấy chi

về quê em nhắn gởi gì

chỉ nghe tiếng gió thầm thì bên anh.

 

7.11.2024

HUỲNH LIỄU NGẠN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Hai 20244:15 CH(Xem: 8402)
Tưởng nhớ anh Tuệ Sỹ, người bạn Thơ thân thiết, đã mất một năm tôi phổ biến một bài Thơ tựa "Gửi Bùi Giáng & Tuệ Sỹ". Bài Thơ được viét từ 2002, sau nhiều lần ghé chùa Già Lam thăm và chuyện trò cùng anh. Trong một lần nào đó, anh viết thư pháp tặng tôi và nội dung bản thư pháp ấy tôi có ghi lại trong bài Thơ này. Anh BG, Tuệ Sỹ và Hành Khoai là ba người bạn Thơ ở miền Nam mà tôi giữ một tình thân cho đến lúc các anh ấy mất. Còn một người bạn Thơ nữa từ thời 1966 là Phạm Thiên Thư, nhưng Thư đã vào cảnh giới không trần tục nữa ngay trong lúc còn sống ở trần gian...
24 Tháng Mười Hai 202412:04 SA(Xem: 4780)
Tôi là người ngoại đạo, nhưng bạn bè thân hữu từng kết giao là giáo dân rất nhiều. Họ là những con dân của Chúa. Hôm nay, Giáng Sinh cận kề, nghĩ về các thân hữu.
23 Tháng Mười Hai 202411:43 CH(Xem: 7418)
về khơi ngọn lửa trên ngàn / đem chia giấc mộng xoe tàn bóng đêm / ngó mông lên phía đầu thềm / dấu chân xóa một đóa mềm dị hương /
18 Tháng Mười Hai 20246:46 CH(Xem: 5607)
Cuối thập kỉ 60 hay đầu đầu 70 gì đó. Bố tôi, một nhân viên khí tượng tại phi trường Nha trang, có kể lại về câu chuyện về ngày Đại hội không quân của của câc nước Đông Nam Á, mà ông được tham dự. Theo ông, trong các đội bay, ông hết lời tán thưởng đội bay của nước Trung Hoa dân quốc ( Taiwan) đã có những phi trình biễu diễn thật đẹp ngoạn mục, cùng những màn nhào lộn chết người gần như đạt đến đến giới hạn của đỉnh cao sức chịu đựng của phi công chứng tỏ sự dày công tập luyện. Còn về đội tuyển Cao ly, ông nhận xét cùng cái trề môi " Bình thường!"
18 Tháng Mười Hai 20244:42 CH(Xem: 4100)
Cristoforo Borri dành hai chương III và IV, trong Phần II của Ký Sự Đàng Trong để viết về nhân vật mà ông quý trọng và tôn vinh: quan Khám lý Trần Đức Hoà -ân nhân thứ hai của đạo Chúa (sau Minh Đức Vương Thái Phi)- là người đã cứu sống cha Buzomi và mời các giáo sĩ về vùng ông cai trị, năm 1618, trong cơn sóng gió, các giáo sĩ phải lẩn tránh, ông đã cấp nhà ở và dựng nhà thờ cho họ ở Quy Nhơn, tạo ra cơ sở đạo Chúa ở Nước Mặn. Xin tóm tắt lại những sự kiện đã xẩy ra: / Đạo Chúa ở Đàng Trong do cha Buzomi đặt nền móng từ năm 1615, nhờ Minh Đức Vương Thái Phi giúp đỡ và che chở, có được nhà thờ lớn ở Đà Nẵng. Năm 1616, Macao gửi thêm ba thầy giảng người Nhật sang trợ giúp. Năm 1619, cha Buzomi bình phục; quan Khám lý đưa ông trở lại Hội An, các đạo hữu Dòng Tên gặp nhau trong niềm vui khôn tả. Họ quyết định: Cha Pedro Marques ở lại Hội An. Các Cha Buzomi, de Pina, Borri và thầy giảng Bồ, theo quan Khám lý về Quy Nhơn[1].
18 Tháng Mười Hai 20244:02 CH(Xem: 3597)
Kỳ trước, chúng tôi đã trình bày Đời sống thế tục ở Đàng Trong theo sách Ký sự Đàng Trong của Cristoforo Borri. Kỳ này, xin giới thiệu Đời sống tôn giáo ở Đàng Trong qua ngòi bút của Borri, về giai đoạn đầu tiên đạo Chúa được truyền vào nước ta, từ 1615 đến 1622, dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên./ Cristoforo Borri xác định vai trò tiên phong của Dòng Tên / Cristoforo Borri xác định các giáo sĩ Dòng Tên đúng là những người đầu tiên đem đạo Chúa vào Đàng Trong, bằng cách chỉ trích sự bịa đặt trong cuốn sách của một giáo sĩ Y Pha Nho [Hordũnez de Zeballos] kể rằng ông ta đã đến Đàng Trong trước đó, đã rửa tội cho một bà công chúa và nhiều người trong hoàng tộc, mà Borri cho là hoàn toàn hoang tưởng.
18 Tháng Mười Hai 20243:05 CH(Xem: 3381)
Tác phẩm Ký sự Đàng Trong của Cristoforo Borri[1] nguyên bản tiếng Ý, được viết để đệ lên Giáo Hoàng Urbain VIII (1623-1644), theo truyền thống các văn bản của giáo sĩ tường trình với Đức Thánh Cha và Tòa thánh về hiện tình đất nước mà họ đã đến truyền giáo, cũng là cuốn sách đầu tiên của người Âu viết về Đàng Trong, in năm 1631, cung cấp những thông tin giá trị trên ba mặt: lịch sử, tôn giáo và ngôn ngữ. Và ông đã ghi lại những chữ quốc ngữ đầu tiên trong tác phẩm Ký sự Đàng Trong. Giáo sĩ Cristoforo Borri (1583-1632), thông bác nhiều địa hạt, từ sinh vật học đến thiên văn, ngoài việc báo cáo tình hình Đại Việt, có tính cách "gián điệp" cho Tòa Thánh, ông còn yêu mến đất nước này, hòa mình vào đời sống Việt Nam đầu thế kỷ XVII, tìm hiểu xã hội và con người.
18 Tháng Mười Hai 20242:51 SA(Xem: 8212)
Khi ta trầm xuống một dây / Chợt mênh mang thổ vàng ngây ngất tình / Mái chiều / Gờn gợn phúc linh / Bàn tay ái niệm / Cung nghinh thói đời /
18 Tháng Mười Hai 20242:30 SA(Xem: 4988)
Câu chuyện về người Phật tử Việt đầu tiên tại núi Quỳnh Viên (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã được thư tịch cổ nói đến nhiều kể từ đời Trần; và cho đến thời hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu sử học, Phật học Việt nam đã cố gắng gỡ bỏ các lớp vỏ huyền thoại để nhất trí khẳng định trên cơ sở khoa học rằng: Núi Quỳnh Viên là có thật, trên đó còn có một ngôi chùa Quỳnh Viên, mà tại đây, Chử Đồng Tử có duyên may gặp một nhà sư tên Phật Quang, được ông ta dạy những bài học đầu tiên về Phật pháp nguyên thủy.
18 Tháng Mười Hai 202412:23 SA(Xem: 8186)
Có phải em về từ bụng mẹ / Câu ca dao rụng trắng bên thềm / Có phải gió về từ nguồn cội / Cho nên mai rụng cánh uyên /