- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

U MÊ TỐI TĂM HAY NỊNH BỢ NHỤC NHÃ?

05 Tháng Bảy 202410:07 CH(Xem: 14048)


bai MANAT


Mai An Nguyễn Anh Tuấn

U MÊ TỐI TĂM HAY NỊNH BỢ NHỤC NHÃ?

 

Nếu không được xem cái clip mà tôi tin là chẳng thể bịa đặt nọ, thì tôi không thể tin nổi, không thể hiểu nổi, một giảng viên tự nhận có 30 năm dạy luật mà tán tụng luận án TS. của học viên TCQ như thế này: “Tôi cảm thấy người viết luận án không chỉ trí tuệ mà vô cùng tâm huyết, nếu dành lời khen thì có rất nhiều lời khen vượt ra khỏi ngôn ngữ…”

Thế nào là “vượt ra khỏi ngôn ngữ”? Cao hơn, và vượt khỏi ngôn ngữ thông thường của loài người, mà Kinh Thánh bảo “Khởi thủy là Lời”, thì chỉ có thể là ký hiệu thần bí của Đức Chúa Trời gửi đến tạo hóa của Chúa, hoặc là tín hiệu của loài linh trưởng về một cảm giác nào đó của chúng trước hiểm họa thiên tai…

Tạm chưa nói đến chất lượng cao thấp - thật giả của bản luận án nọ, lời tán tụng trên rõ là một phát ngôn đầy u mê - nếu như lịch sự không muốn nói thẳng: đó là sản phẩm của một nhận thức tối tăm, dại dột, ngu ngốc, lại ở một giảng viên kiến thức, học thuật, chữ nghĩa đầy mình qua mấy chục năm trên bục giảng đại học khiến thiên hạ phải ngỡ ngàng sửng sốt!

Còn nếu không phải là u mê, thì lại là lời nịnh bợ tột cùng vô duyên, người đời gọi là “nịnh thối”, bộc lộ hiển nhiên một bản lĩnh kém cỏi, một tư cách đớn hèn của những người đường đường là bậc giáo sư - tiến sĩ - giảng viên phản biện - trước một luận án dù là Tiến sĩ thì cũng ở dạng tập dượt khoa học cao cấp, ở mặt bằng khoa học chung nước ta, làm gì mà tâng bốc đến tận mây xanh như đó là tác phẩm trí tuệ siêu việt đến thế, để rồi cả một tập thể GS. phải khom lưng chắp tay kính cẩn, quỳ lạy trước ông ta như một bậc Thánh nhân!

Kiểu nịnh bợ, tâng bốc thế này thời gian qua xuất hiện nhiều như nấm độc, lại ở tầng lớp được gọi là “trí thức lớn”, tiêu biểu như ông GS. nọ ca ngợi ông TCQ mà danh nổi như mõ qua nhiều scandal về tiền bạc, gái mú… bằng những lời lẽ chỉ làm đối tượng được tôn vinh nở mũi vênh mặt, còn phần đông những người có tri thức và liêm sỉ lại thấy xấu hổ thay cho cả hai vị! Còn ở tầng lớp thấp hơn, một cô giáo dạy văn bậc PTTH không ít năm đã phê phán một cách thiếu văn hóa người dám chê Đề thi văn Tốt nghiệp bằng cách “phong Thánh”, “xây Đền” cho ông Chủ tịch Hội Nhà văn mà chắc ông ấy cũng phải cúi gằm mặt…

Than ôi, trong thời lệch chuẩn này, biết bao “huyền thoại xã hội” quái dị (mythologie sociale - theo quan niệm của nhà phê bình văn học Pháp kiệt xuất Roland Barthes) đã xuất hiện như là điềm báo về sự suy thoái đáng buồn về giáo dục, đạo đức, nhân cách, nhân phẩm… - nổi bật là các “huyền thoại” về những lời nói & hành động bộc lộ sự u mê và thái độ nịnh bợ nhục nhã đáng xấu hổ ngay trong một Thánh đường Giáo dục!

MA NAT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Hai 20252:18 CH(Xem: 7741)
Tấm hình ai đó chụp nhà văn Vũ Thư Hiên trở về Tổ quốc mình ôm bó hoa với nụ cười sáng rực trước Tết Dân tộc khiến không ít người dù đang lo âu, buồn bã bởi gia cảnh & thế sự cũng chợt cảm thấy lòng được ấm áp đôi chút… Người sở hữu nụ cười quý giá và hiếm hoi ấy là người từng trải qua bao giông tố của số phận, đã tiếp nối một cách xót xa dòng văn “lưu vong” bắt đầu từ cụ Hồ Nguyên Trừng với “giấc mộng của ông già nước Nam” (Nam ông mộng lục) nhiều thế kỷ trước…
01 Tháng Hai 20254:45 CH(Xem: 7011)
Tôi gửi cho người một ít tết quê hương / Gói thương thương trong một bài thơ nhỏ / Qua ngõ nhà ai, ghé nhìn vào cho rõ / Hai lối chè tàu, cây nhãn, bưởi đang xanh
01 Tháng Hai 20254:11 CH(Xem: 7164)
dương cầm / khô một giọt đàn / em hái trên phím / cùng lan huệ sầu
31 Tháng Giêng 202511:51 CH(Xem: 8090)
Với chính sách thiếu nhất quán và luôn “xoay trục”, với tổng số đầu tư không đáng kể, trong suốt 50 năm qua kể từ sau 1975, Hoa Kỳ gần như không có động thái tích cực và hiệu quả nào ngăn chặn sự bành trướng lấn lướt của Trung Quốc – không chỉ trên lưu vực sông Mekong – mà cả Biển Đông. Để có thể đối trọng với Bắc Kinh, dĩ nhiên, Washington cần có một tầm nhìn chiến lược, chấp nhận một cái giá tương xứng phải trả hầu có thể phục hồi ảnh hưởng đã có bấy lâu trên Bàn cờ Sông Mekong. "NGÔ THẾ VINH"
28 Tháng Giêng 20259:42 SA(Xem: 11005)
Nguyen Chi Trung’s poetry rises like a river in flood, from a deep unthinkable and unfathomable abyss, in Filomena Ciavarella’s words[iii]. The same fascination held by the Ganges, a symbol of the East, blending itself into Trung’s soul. The genesis of As I Step Down (henceforth, AISD), a poem of ten stanzas following the “Sixth-Eight” words metrical pattern, is closely and Romantically linked to that holy river: “I dreamed to come one time in my life to its border and to boatflow over it”[iv]. Like a vision in a dream, it all came true in winter 2015/16.
27 Tháng Giêng 20253:51 SA(Xem: 9360)
Yosano Akiko (1878-1942) là nhà thơ, nhà cải cách xã hội và nhà nữ quyền tiên phong Nhật Bản. Bà được ngưỡng mộ như là nữ thi sĩ lớn nhất nhưng gây tranh cãi nhất của Nhật Bản thời hiện đại. Bà đóng góp một phần lớn trong việc cải cách thể thơ tanka phổ biến với lịch sử trên 12 thế kỷ thành một thể thơ hiện đại.
27 Tháng Giêng 20253:16 SA(Xem: 8258)
“Yen Bay, Quel est vocable qui rappelle qu’on ne bâillone pas un peuple qu’on ne le mate pas avec le sabre du bourreau - Yên Bái, đây là cái điều nhắc nhở ta rằng, không thể bịt miệng một dân tộc, mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ” (Louis Aragon).
27 Tháng Giêng 20253:02 SA(Xem: 7100)
"Thời gian tựa bóng chim câu. Nó đi đi mãi không chờ đợi ai..." Bây giờ là những ngày cuối cùng của năm. Tôi chuẩn bị đón năm mới tại Sài Gòn thành phố mới của con và cháu Ngoại.
27 Tháng Giêng 20252:38 SA(Xem: 8415)
Tết này anh về nhé / Để thăm lại quê nhà / Thăm bạn bè một thuở / Cùng nghiên bút bên nhau /
26 Tháng Giêng 202511:01 CH(Xem: 7163)
rất em / trắng / ngọc. cười / cõi thơ chàng sáng đẹp trời đêm ngâu / biếc xanh lời trúc mầu / ánh tóc và nguyền sánh cõi đau tình cùng / hát lời nhau cạn mời chung khúc / cầm đêm se sợi vĩ ứa mù tim /