- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NƠI BẮT ĐẦU NHỮNG YÊUTHƯƠNG

08 Tháng Hai 20243:27 CH(Xem: 18075)
An Giang - photo UL
An Giang - ảnh UL



Trần Quang Phong

NƠI BẮT ĐẦU NHỮNG YÊUTHƯƠNG

 

 

Mùa xuân xanh biếc ngọn dừa

Mẹ ngồi vá mảnh hồn xưa

Gió lạnh

Rưng rưng tóc tha hương

Nơi bắt đầu những yêu thương

 

Hạt lúa vàng cõng nắng vàng

Cánh cò trắng cõng lời ru đêm trắng

Mùa xuân tro bụi cau mày

Mẹ mỉm cười  dấu chân gậy trúc

Những bếp lửa hẹn thề rạo rực

Sưởi ấm bước tha hương

Nơi bắt đầu những yêu thương

 

Con đường thủy chung bụi đỏ

Cánh đồng gian nan chữ nghĩa

Râm ran dế gáy cội nguồn

Những đứa trẻ chuồn chuồn

Đuổi bắt

Những hạt mầm bùn lầy ẩn nấp

Đất bao dung

Nơi bắt đầu những yêu thương

Trần Quang Phong

 

 

 

THÁNG CHẠP XANH NHỮNG TIẾNG CƯỜI

 

Đôi mắt ngây thơ

Bên song cửa lúng liếng tháng chạp

Con chim sâu ngiêng đầu chớp cánh

Bỏ lại tiếng hót trong veo

Ngẩn ngơ búp nõn

 

Những đứa trẻ phụng phịu gió bấc

Rượt đuổi tháng chạp

Tiếng cười dòn tan

Rơi xuống chiều vàng vỡ vụn

Những đứa trẻ tháng chạp ngạc nhiên

 

Mưa bụi óng ánh

Những con đường mơn mởn

Cỏ non

Những đụn rơm vàng

Ngây ngất

Người đàn ông tóc bạc

Tựa lưng vào tháng chạp xanh

Khoác chiếc áo bạc phếch thời gian

Vai còng  dâu biển

Nheo mắt mỉm cười…

 

Trần Quang Phong

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 202510:49 CH(Xem: 964)
Trước mắt tôi là hình ảnh chị Vân Anh, một người phụ nữ đẹp, thành đạt. Chị vừa bước vào tuổi ngũ thập, dáng người nữ tính, nhanh nhẹn hoạt bát, đôi mắt đẹp toát lên vẻ thông minh, điềm đạm. Chị là người mẹ đơn thân, nuôi con từ khi 25 tuổi đến bây giờ. Các con của chị đã trưởng thành, các cháu cũng đã trên dưới tam thập rồi!
12 Tháng Tư 20251:19 SA(Xem: 1685)
Là lời thơ của những buổi chiều/ Những đêm cô đơn / Những tiếng cười từ ngày cũ / Bỗng dưng mọi chuyện không còn cần thiết .
02 Tháng Tư 202512:14 SA(Xem: 2146)
“Cô ta chủ động tới gõ cửa phòng đạo diễn làm gì nhỉ?” Hắn gắng giữ phép lịch sự, mời cô ta vào phòng. Sau vài câu hỏi han xã giao, cô gái thành thực bày tỏ nguyện vọng vào vai chính, bởi cô rất thích kịch bản này, vai diễn này. “Em tin rằng em sẽ đóng tốt vai chính, bởi em tìm thấy trong đó tâm sự, và cả số phận của bản thân em…”.
01 Tháng Tư 202511:24 CH(Xem: 2554)
phải em đã đến gõ cánh cửa đời tôi / cho ánh nắng lùa vào bức tường rêu phong lấm bụi / thời gian thì cũng vô tình như đám mây / vẫn trôi hoài không mệt mỏi
29 Tháng Ba 20259:32 CH(Xem: 2762)
**Bài thơ này không phải về những đứa trẻ da vàng da nâu dành cho cách mạng.** / Không phải về một cuộc truy cầu khoái cảm, một cơn cực lạc của hành trình tự khám phá. / Không phải về việc cắm cờ dương vật của những kẻ dân tộc chủ nghĩa lên đất mẹ. / Không phải về lột da vàng nâu / để may thành một lá cờ. / Không phải về đôi mắt màu xì dầu, / hay đùi dính chặt như gạo nếp. Không phải về vua hay hoàng hậu, / hoàng đế hay phi tần. / **Bài thơ này là về tình yêu.**
29 Tháng Ba 20257:48 CH(Xem: 4789)
Trưa đang dài và loang lổ lắm / Nắng thật dầy đặc quánh trên sân / Tay em gầy cong thêm vì nắng / Chói chang màu trắng áo ai đây?
27 Tháng Ba 20252:50 SA(Xem: 2983)
Nếu trái tim anh không còn ai để nhớ / Chắc sẽ buồn, sẽ trống trải lơ ngơ / Sẽ lạ chiều bếp tạnh / Nỗi muộn màng / Sóng mù biển xanh
25 Tháng Ba 20253:42 CH(Xem: 2972)
nắng chiều / chun vô hẻm mưa / mây tía thủng thẳng / về cưa núi đồi / nhà nằm / mật độ sương phơi / leo lên nóc tự / búng trời lãng phiêu / lòng bâng / thở mỵ ra kiều
25 Tháng Ba 20252:45 CH(Xem: 3045)
Yosa Buson (1716-1784), là thi sĩ và họa sĩ người Nhật. Ông đến thành Edo học vẽ và làm thơ theo Bashō. Cùng với Matsuo Bashō và Kobayashi Issa, ông được xem là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của thời kỳ Edo. Những bài thơ dưới đây được dịch từ bản tiếng Anh của William Scott Wilson.
25 Tháng Ba 20252:10 CH(Xem: 2181)
Chúng tôi định đứng nói chuyện lâu hơn, nhưng bị mấy người dưới ghe to tiếng gọi. Chúng tôi chia tay, tôi nghe thấy người bạn trong bộ áo choàng linh mục bên cạnh bình thản nói với tôi: “Nếu mày còn ở vùng này, nhớ đến thăm tao”. Tôi bỗng thấy cả một thời trung học quay trở lại, tôi rưng rưng ôm lấy hắn và buột miệng: “Cha ơi là Cha”. Lúc ghe đã xa bờ, tôi cố nhìn lại, thấy hắn trong chiếc áo choàng đen vẫn còn đứng như in hình trong bóng trời chiều cho đến khi chiếc ghe rẽ quặt sang một hướng khác.