- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thời Đại Của Xin Lỗi

23 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 103989)

I'm sorry, so sorry / That I was such a fool / I didn't know / Love could be so cruel […]
You tell me mistakes / Are part of being young / But that don't right / The wrong that's been done […]
 I'm sorry / So sorry / Please accept my apology / But love is blind / And I was too blind to see …

-- “I’m sorry,” Branda Lee

Ta đang sống trong thời đại của xin lỗi. Dù xin lỗi do động lực nào thì cũng phải nhìn nhận là người được xin lỗi cũng phần nào nguôi ngoai, và người xin lỗi cũng thấy nhẹ nhõm phần nào. Và đấy là bước đầu đưa tới hòa giải.

Mới hôm 15 tháng 6 vừa qua Thủ tướng Anh David Cameron, chỉ mới năm tuổi khi biến cố Ngày Chủ Nhật Đẫm Máu xẩy ra, đã chính thức lên tiếng xin lỗi về vụ thảm sát năm 1972 này tại Northern Ireland do quân đội Anh gây ra khiến 19 thường dân bị thiệt mạng. Để dẫn tới lời xin lỗi lịch sử này, chính phủ Anh đã phải tốn 12 năm và 200 triệu Anh kim (290 triệu Mỹ kim) tiền điều tra. Tuy nhiên, mọi người, từ gia đình nạn nhân tới các chính phủ Anh, Irish và cả Mỹ, đều vui lòng đón nhận kết quả của cuộc điều tra, hy vọng từ đó hàn gắn được các vết thương của cuộc xung đột dài bốn thập niên giữa Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan, với tổng số thiệt mạng là 3,700 người. Thực ra thì năm 1998 nguyên thủ tướng Tony Blair đã ngỏ lời xin lỗi tuy không chính thức, và đã cho mở cuộc điều tra này.

Ngay ngày hôm sau sau khi ông Cameron xin lỗi, chủ tịch hãng dầu hỏa BP của Anh và là người gốc Thụy Điển, ông Carl-Henric Svanberg, sau khi họp với Tổng thống Hoa Kỳ Obama hứa hẹn bồi thường vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico, đã nhân dịp lên tiếng chính thức xin lỗi dân Mỹ -- trễ, song vẫn còn hơn không, cho BP, đã hẳn -- về vụ tràn dầu đã bước sang tháng thứ ba, gây thiệt hại lớn chưa giấy mực, hình ảnh nào tả siết được, không những về kinh tế mà cả môi sinh, mà việc dọn dẹp, phục hồi chắc chắn sẽ còn kéo dài nhiều thập niên. Tiện dịp, ông Svanberg cũng nói thêm là ông quan tâm tới “the small people” sống trong vùng. Rồi trước phản ứng dữ dội của nhiều người dân ở vùng Vịnh Mexico, ngay buổi chiều cùng ngày, ông Svanberg lại phải lên tiếng xin lỗi về lời xin lỗi của mình. “Tôi đã ăn nói vụng về, và vì (sự vụng về) đó, tôi vô cùng xin lỗi,” ông nói. Truyền thông Mỹ sau đó đồng ý không nói chuyện ông Svanberg ăn nói vụng về nữa.

Ai xin lỗi ai?

Buổi tối sau khi đọc tin xin lỗi của ông Svanberg, tôi mở xem cuốn tạp chí của American Association of Retired People số tháng 6 mới nhận được, tình cờ thấy bài, “Who’s Sorry Now? Everyone! These Days The Mea Culpa Is Mega-Cool – And Websites Are Specializing in Apologies” (Ai xin lỗi? Tất cả mọi người! Ngày nay xin lỗi là cái mốt vô cùng tiến bộ -- Với những Websites chuyên đăng lời xin lỗi). Tôi tẩn mẩn đọc bài đi kèm, lược dịch lại đây để bạn đọc đọc cho vui:

“Tiger Woods [tội ngoại tình] đã làm điều đó với những người ái mộ ông. Thống đốc Bob McDonnell [tội ngoại tình] của Virginia đã làm điều đó với cử tri của mình. Và các người thuộc lứa tuổi 50 trở lên đang làm điều đó đối với người quen. ‘Điều đó’ là việc xin lỗi -- hiện đang trở thành cái mốt do khả năng của Internet giúp người ta tìm ra được người mình đã gây tổn thương.

“Bây giờ thiên hạ đăng lời xin lỗi trên những Websites như imsorry.comperfectapology.com. Số người viếng những sites thú tội này đã tăng lên 66 phần trăm từ tháng 2, 2007, với số người từ 55 trở lên thì tỉ lệ tăng tới 172 phần trăm. Ben Gubar, chuyên gia sửa xương (chiropractor) 55 tuổi của Little Egg Harbor, New Jersey, đã dùng Web để nói: ‘I'm sorry’ với một người đàn bà mà ông ta đã làm thương tổn 22 năm về trước khi cùng học cao học với nhau. ‘Đó chỉ là một xung đột nhỏ, về việc ai ngồi chỗ nào trong xe tôi, thế nhưng nhiều năm qua rồi mà tôi vẫn cảm thấy hối hận vì đã la lối cô ta, đến độ tôi phải tìm cho ra cô ta.’ Sau khi tìm tòi trên MySpaceFacebook, ông ta tìm thấy cô ta ở 43things.com. Một điều ngạc nhiên: ‘Khi tôi xin lỗi, cô ta viết trả lời, ‘Tôi không còn nhớ cả chuyện đó nữa!’

“Thế nhưng Gubar vẫn cảm thấy nhẹ nhõm – và ông ta không đơn độc. Diễn đàn mở tại thepublicapology.com cho thấy vài lời hối lỗi đã thành cổ điển. ‘Con xin lỗi đã gọi mẹ là độc đoán từ bao năm nay,’ một cô sử dụng diễn đàn viết cho mẹ. ‘Con đã không hiểu độc đoán thực sự có nghĩa chi cho tới khi con gặp bà mẹ chồng của con!’”

Thường dân xin lỗi công khai cho những việc nhỏ. Các nhà lãnh đạo từ vài chục năm trở lại đây cũng chịu khó xin lỗi cho những lỗi lầm lớn của lịch sử, có lỗi lầm xa xưa từ thời… Trung cổ lận.

Ai là người tiên phong trong việc xin lỗi?

Đức Giáo Hoàng John Paul II chính là người đã đưa ra mốt xin lỗi công khai này, và Ngài đã khiến cho việc xin lỗi công khai cũng trở nên dễ dàng hơn. Suốt trong các thập niên 1980 và 1990, và cũng để chuẩn bị cho thiên niên kỷ mới, thế kỷ thứ 21, Ngài đã xin lỗi tới 94 lần cả thẩy về những lỗi lầm hay cả thái độ thụ động trong quá khứ của Giáo hội Vatican.

Trong đó có việc Ngài xin lỗi về các cuộc Viễn Chinh Thập Tự Giá (Crusades) ở Âu Châu, kéo dài từ năm 1095 đến 1291, giết chết khoảng 2 triệu người thời bấy giờ; về chính sách thanh trừng dị giáo (Inquisition) của Vatican đã bắt bớ, xử tội và trói cột thiêu sống những kẻ không cùng niềm tin trong thời Trung Cổ; về việc Giáo hội đã, vào giữa thế kỷ thứ 17, thanh trừng và quản thúc tại gia cho đến chết nhà khoa học Galileo về tội đã đưa ra đề án là mặt trời, thay vì là trái đất (do Thượng Đế sáng lập nên như ghi trong Thánh Kinh), mới là trung tâm của vũ trụ; về việc Giáo hội đã áp chế giới phụ nữ; và về thảm kịch Holocaust giết hàng nhiều triệu người, đa số là dân Do Thái, mà Giáo hội đã không hề lên tiếng can thiệp, ngay cả phản ứng.

Từ đó, các lãnh tụ quốc gia cũng đua nhau sám hối về những hành vi quá khứ của cha ông mình. Ngày 29 tháng 8, 1993, tổng thống Frederik Willem de Klerk của Nam Phi xin lỗi trước Ủy ban Sự thực và Hòa giải về chính sách kỳ thị chủng tộc (aparheid) và “những điều không thể chấp nhận được của chính phủ của Đảng Quốc Gia (của người da trắng)”. Để đáp lại, hai ngày hôm sau, ông Nelson Mandela cũng xin lỗi về những hành vi bạo động chết người do đảng African National Congress của ông gây ra đối với những kẻ tình nghi là kẻ thù.

Tổng thống Pháp Jacques Chirac vào tháng 7, 1997 chính thức xin lỗi về việc chính quyền Vichy đã tiếp tay với Đức Quốc Xã tống dân Do Thái tại Pháp vào các trại tập trung tử hình. Năm 1993, thủ tướng Nhật Bản Morihiro Hosokawa, nhân buổi khai mạc Quốc hội lần đầu của ông đã bầy tỏ “một sự ăn năn sâu xa và lời xin lỗi về hành động gây hấn và chế độ thực dân của [Nhật Bản] đã gây ra thống khổ và phiền muộn cho rất nhiều dân tộc.” Thực ra các nhà lãnh đạo Nhật đã thay phiên nhau xin lỗi nhiều lần và với nhiều nước, nhiều thành phần, kể cả những phụ nữ bị họ bắt làm nô lệ tình dục, và cả bồi thường tổn thất chiến tranh nữa.

Vào năm 1992 thủ tướng Úc Paul Keating nhìn nhận những sai lầm đối với dân bản xứ Aborigines khi, vào đầu thề kỷ 20, buộc các con em của họ vào sống các trường do người da trắng trông coi để đồng hoá các em nhanh hơn, một cách để hủy diệt văn hoá bản xứ. Mới đây, vào năm 2008, thủ tướng Úc Kevin Rudd đã chính thức xin lỗi dân bản xứ và đề ra chương trình giúp dân bản xứ cải thiện đời sống.

Và nhân kỷ niệm 80 năm cách mạng Bolshevik vào năm 1997, Boris Yeltsin lên tiếng xin lỗi về những sai lầm do cuộc cách mạng này đã gây ra.

Tại Hoa Kỳ, vào năm 1998, tổng thống Ronald Reagan cũng đã công nhận sự lỗi lầm của Hoa Kỳ khi lùa trên 100,000 người Mỹ gốc Nhật vô các trại tập trung trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến, khiến nhiều người không kịp bán tài sản và bị tán gia bại sản; và hai năm sau tổng thống George Bush (cha) ký sắc luật bồi thường $20,000 cho mỗi nạn nhân còn sống sót. Mới gần đây, vào tháng 6, 2008, Quốc Hội Mỹ đã chính thức xin lỗi về chế độ nô lệ và những luật lệ kỳ thị chủng tộc bấy lâu đối với người Da đen. Nhưng phải chờ tới mãi tháng 5, 2010, Quốc Hội Mỹ mới chính thức xin lỗi các bộ lạc Da đỏ về những “chính sách thiếu suy xét” (ill-conceived policies) và những hành vi đàn áp bạo lực đối với các sắc dân bản xứ này.

Cũng vào tháng 6, 2010, sau nhiều tháng tòa thánh Vatican trì hoãn và tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng của những vụ nhũng lạm tình dục của một số tu sĩ trong hàng ngũ giáo phẩm, Đức Giáo Hoàng Benedict đã cuối cùng lên tiếng chính thức xin lỗi và gặp gỡ với các nạn nhân vào ngày 11 tháng 6 vừa qua.

Chuyện Việt Nam

Chuyện các xứ văn minh thì vậy, còn chuyện của xứ ta thì sao? Cho tới nay chưa vị lãnh đạo Việt nào đã đủ can đảm và độ lượng lên tiếng xin lỗi các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc Chàm, về việc đã tiêu diệt cả một vương quốc một thời hùng cứ ở phương Nam. Hình như ở Việt Nam người ta không, hay chưa biết xin lỗi?

Hôm rồi một chị bạn gửi cho bài “ ‘Giải phóng’ -- Nỗi Kinh Hoàng của Người Dân Nam Việt” của tác giả ký tên là Tiến Sỹ Lê Hiển Dương, hiệu trường Đại học Đồng Tháp, thoạt đăng trên trang nhà của Diễn Đàn Việt Thức, tại http://www.vietthuc.org/?p=6338. Ông tiến sỹ bàn về hai chữ “giảỉ phóng”, về thói quen của người Việt hay dùng chữ “hồi trước/sau giải phóng” để phân biệt hoặc định mốc thời gian, như người Tây phương dùng chữ BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa ra đời.

“[T]ất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này,” ông viết. “Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng ‘…after the liberation of the south…’ thì ông ta sửng sốt hỏi ngay rằng ‘… liberation from what?…’ – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì ‘giải phóng’ là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…”

Sau đó ông tiến sỹ kể lại kỷ niệm “hồ hởi, phấn khởi” khi nghe tin Miền Nam “được hoàn toàn giải phóng” vào ngày 30 tháng 4, 1975 khi ông còn đang học tại trường sư phạm Vinh. Khi các sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà bị đầy ra Bắc, các sinh viên như ông được lệnh gom đá để khi xe chở tù đi ngang thi trút lên đầu họ những trận mưa đá. Sau vô số trận tập kích ném đá tù nhân đó, ông và các bạn tốt nghiệp và được đưa vào Nam “để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…”

Và ông tiến sỹ, như nhiều người Việt cả Bắc lẫn Nam sau 1975, đã tỉnh mộng, “bắt đầu nghi ngờ với cụm từ ‘giải phóng miền nam’. Ông viết tiếp: “Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ ‘GIẢI PHÓNG’ đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà…” Rất can đảm và thành thực, ông tiến sỹ nói về những thảm kịch đằng sau chữ “giảỉ phóng”. Cuối cùng ông đau đớn kết luận là ông “cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ ‘giải phóng’ và ‘giải phóng mặt bằng’ mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.”

Đọc xong tôi cũng thấy cám cảnh cho ông tiến sỹ, song cũng trộm nghĩ giá ông tiến sỹ nói lên được một lời xin lỗi cho chính ông và các bạn, về một việc nhỏ thôi, là đã ngây thơ nghe lời dụ dỗ tuyên truyền thẳng tay ném đá những người tù “cải tạo” năm nào, thì có lẽ ông sẽ cảm thấy vơi đi phần nào, chứ “căm thù nhân loại” thì chỉ thấy lòng mình phẫn uất, nặng nề thêm thôi.

Vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày 30 tháng 4, 1975 vừa qua, nhiều người Việt ở hải ngoại hồi tưởng lại biến cố kinh hoàng nhất trong đời đã khiến họ bị bật rễ ra khỏi quê hương, về những quân dân cán chính VNCH bị đầy đọa trong lao tù khổ sai và nhiều người đã bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc, về trên 500 ngàn người không may đã chết trên đường đi tìm tự do, và chiêm nghiệm những thành quả chính họ và con em họ thu đạt được nhờ sống tại các nước tự do. Trong khi đó, Giáo hội Phật Giáo trụ sở đặt tại Paris đã đưa ra lời kêu gọi người Cộng sản hãy sám hối của Thượng toạ Thích Viên Định, với tựa đề “Sám hối như phương cách duy nhất xóa ngày tang thương 30.4”, (http://www.scribd.com/mobile/documents/30543915). Đọc lời kêu gọi rất thống thiết này, dù không tin tưởng mấy nơi người Cộng sản đủ tinh tế để cảm và hiểu, chưa nói tới hành, nhưng tôi không thể không đồng ý với nhà tu hành.

Trước khi nói tới hoà hợp, hòa giải, tới việc với tay tới những “khúc ruột ngàn dặm”, việc đầu tiên người Cộng sản Việt Nam cần làm là nói lên lời xin lỗi về những thảm họa, chết chóc, oan khiên, dối trá, nhũng lạm mà sự du nhập một chủ nghĩa ngoại lai đã đem lại ra cho dân Việt từ Bắc chí Nam trong suốt 70 năm qua. Trước khi quá muộn, cho vận mạng đất nước và đặc biệt những thế hệ tương lai. (TD, 06/2010)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 202310:38 CH(Xem: 4725)
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình. / Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!
24 Tháng Mười 20235:59 CH(Xem: 4681)
Em có buồn khi phải chia tay / Làm sao quên được phút giây này / Ngày mai tôi chết ai còn nhớ / Mộng đã không thành mây vẫn bay
24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 3854)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
24 Tháng Mười 20233:51 CH(Xem: 4450)
sáng mùa đông ta đi tản bộ / cỏ cây còn đẫm lạnh hơi sương / ta đi mà vẫn chưa về đến / đất cũ quê nhà chốn cố hương
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 3569)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.
24 Tháng Mười 20232:52 CH(Xem: 4669)
bởi mùa thu chỉ là hoàng hôn bên cửa / bên ngoài sân ga / mà tôi bỏ quên dấu tay chưa che lại / của giọt sương mai trên mái tóc buông dài / cho thêm dỗi hờn lên ngực / đã ngủ say khi cơn mưa vừa thức / lắng nghe âm thanh của ký ức mịt mù / khi rừng vừa bị đốn sạch / chôn trọn mối tư tình vào hoang phế mùa thu
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4181)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4124)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 4488)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 4687)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…