- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CẦU XIN LINH KHÍ ĐẤT VÕ TRỜI VĂN BÌNH ĐỊNH HÃY CHẶN ĐỨNG ÂM MƯU HỦY HOẠI THIÊN NHIÊN!

09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6381)
HuyenTich



CẦU XIN LINH KHÍ ĐẤT VÕ TRỜI VĂN BÌNH ĐỊNH
HÃY CHẶN ĐỨNG ÂM MƯU HỦY HOẠI THIÊN NHIÊN!

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 


T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…

Trước những cuộc Hội thảo nói trên, tôi từng tới Cù Lao Xanh hai tuần nhằm khảo sát vùng biển đảo nơi này - dĩ nhiên chủ yếu là bằng hình ảnh tư liệu, và có đưa con gái nhỏ đi cùng vào dịp nghỉ hè, để nó được ngắm nhìn Trời Biển hùng vĩ nơi này, tắm ở vụng biển xanh như ngọc bích có những bãi cát trắng phau tựa ngọc ngà… Tôi được kết bạn với những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa đất này, trong đó có người đã thành bạn chí cốt - như nhà thơ Vũ Đình Ninh, chủ trang Web Vandanviet. org… Ông Ninh đã đưa tôi tới thăm Vũng Thị Nại, Thành Hoàng Đế, Tháp cánh Tiên, Chùa Thập Tháp, v.v, tặng tôi các tập thơ văn tâm huyết của ông - đặc sắc nhất là trường ca “Tây Sơn Ai tư vãn truyện”; và ông thay mặt hai nhà nghiên cứu văn hóa  Nguyễn Thanh Mừng & Trần Thị Huyền Trang tặng tôi cuốn sách rất quý mà giờ đây là sách gối đầu giường của tôi: “Huyền tích kinh xưa - văn hóa dân gian vùng thành Hoàng đế” (Nxb KHXH, 2005)… Tôi đang muốn quay trở lại đất này cùng nhà sản xuất phim của tôi thăm các bạn văn chương quý mến, kết hợp suy tính bối cảnh cho các phim điện ảnh “Huyền Trân Công chúa” (Thành Đồ Bàn xưa), “Kiếm gỗ - Kiếm thép” ( Nơi cụ Đào Tấn về an trí, rồi được vua Thành Thái vi hành tới để mời về Kinh đô Huế làm Phủ doãn Thừa Thiên)…

Mấy hôm nay, trước cái tin động trời Lãnh đạo tỉnh Bình Định chấp thuận đề nghị đầu tư Nhà máy thép ở Lộ Diêu, tôi thấy nhói lòng tựa dao đâm! Bài học nhỡn tiền và ô nhục của một nhà máy thép ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh tàn phá mấy trăm km biển miền trung vẫn còn đó, chưa đủ cho những người thay Dân điều hành bộ máy Kinh tế - Chính trị - Văn hóa địa phương ư?

Tôi chưa được tới Lộ Diêu, song ấn tượng sau vài lần đi cùng nhà thơ Vũ Đình Ninh tới các làng chài hoang sơ giúp tôi hình dung đó là một trong những nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng, quý giá biết bao đối với sự nghiệp phát triển Du lịch của Tỉnh này trong chiến lược “Công nghiệp văn hóa” mà Nhà nước đang mong chờ, kêu gọi!

Người ta đã trót phá hoại thiên nhiên nơi này để khai thác Titan bừa bãi rồi, nay còn những bãi biển đẹp tựa cõi thiên thai và những làng chài cổ xưa êm đềm tạo nguồn cảm hứng sâu sắc cho Du khách yêu văn hóa, yêu thiên nhiên, người ta định nhẫn tâm phá tan nốt ư? Buồn quá! Đau quá! Hàng ngàn hàng vạn năm kiến tạo mới có được “hình khe thế núi gần xa” đẹp đẽ, mê mẩn lòng người, có giá trị kinh tế cao và có thể tạo ra những nguồn tài chính Sạch, Sang trọng, phù hợp với lòng người và phù hợp với xu hướng phát triển thế giới, vậy mà các vị Lãnh đạo Tỉnh lại mờ mắt trước cái nguồn lợi dựa trên sự Tàn phá Thiên Nhiên!

Kính thưa các vị có trọng trách của Bình Định! Cúi xin các vị hãy nghe tiếng nói của Đất võ Trời văn, vùng “Địa linh nhân kiệt”, chốn "Thượng võ tôn văn", nơi phát tích, quy tụ và lập nghiệp của nhiều anh hùng, nhiều thi nhân nổi tiếng, vùng đất mà danh sĩ Phan Huy Ích từng ca ngợi: "Quy Nhơn thang mộc địa/ Khu Hoãn ỷ khôi thạc" (Phủ Quy Nhơn là đất quý của vua/ Vùng trọng yếu phải dựa vào bậc anh tài nắm giữ)… Xin hãy cho dừng ngay lập tức các Dự án kiểu Dự án Thép Lộ Diêu, để gìn giữ lấy Thiên nhiên còn sót lại, vì sự phát triển Bền vững mà các chính khách cao nhất của Quốc gia vẫn hàng ngày rao giảng tuyên truyền cho dân chúng!

Mai An Nguyễn Anh Tuấn



MA NAT
Một vùng biển Bình Định, Vũ Đình Ninh chụp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 2303)
Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm… / Họ, dường như khó hoặc là (!)nhận ra nhau. / “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!” / Sự gặp nhau trên bãi tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.
07 Tháng Hai 20244:36 SA(Xem: 2230)
em gở vòng tay đêm, choàng dậy / những tia chớp đuổi nhau / tiếng sấm gầm, tiếng bầu trời nổ tung / nghìn hạt thuỷ tinh đen / mưa tháng chạp /
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 3088)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 4045)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 3716)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 3367)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
06 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 2447)
BÊN BỜ AO- Khuyết danh - Trần C. Trí chuyển ngữ
18 Tháng Giêng 20248:59 CH(Xem: 2710)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn / Cụ Bà : PHẠM THỊ SỰ / Pháp danh Quảng Diệu Nhẫn / Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1935 tại Mỹ Thi, Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 12 tháng 01 năm 2024 / (Nhằm ngày 2 tháng 12 năm Quý Mão) / Hưởng thượng thọ 89 tuổi.
17 Tháng Giêng 20243:42 CH(Xem: 4552)
“Thế là Tết 1999, lần đầu tiên tôi được bước vào ngôi nhà mà tôi không biết rằng sau này tôi sẽ thường xuyên tới. Mang tới một bó hoa lớn, cầm tờ ghi địa chỉ trong tay, tôi mò mẫm tìm. Khác hẳn suy nghĩ của tôi, ngôi nhà khá rộng rãi, khang trang, lại mang hơi hướng Tây hóa. Thấy tôi, mọi người ai cũng vui vẻ tiếp đón. Trùng hợp là Tết năm đó có cả em dâu cùng cháu trai bên Đức cũng về Việt Nam thăm họ hàng. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han về cuộc sống, những vấn đề vấp phải trong xã hội, và kết thúc bằng tiết mục karaoke tại nhà để chào đón một năm mới đầy niềm vui, thành đạt hơn. Ngày hôm đó qua đi nhanh đến nỗi mà tôi gần như không còn nhớ gì đến nó.” (Phạm Ngọc Lương)
04 Tháng Giêng 20249:03 CH(Xem: 3159)
CHIA BUỒN / Nhận được tin trễ / Văn Thi Sĩ / Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn / từ trần vào ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại Nam California / HƯỞNG THỌ 87 TUỔI