- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT ÁNG MÂY TRÔI ĐỦ NGẬM NGÙI

09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 6580)
XA CACH- TRANH DINH TRUONG CHINH
Xa cách - tranh Đinh Trường Chinh


Thái Thanh

MỘT ÁNG MÂY TRÔI ĐỦ NGẬM NGÙI

Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng.

Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng  ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.

Tôi bây giờ cũng sướng vì ở tuổi 60 đã không vật lộn với cơm áo gạo tiền nữa rồi. Con gái thật giỏi nó quán xuyến hết mọi việc, nó mua đồ ăn đầy đủ, trái cây cũng toàn loại ngon, nó luôn dặn mẹ ăn ít cơm lại, ăn nhiều thức ăn và củ quả cho tốt sức khỏe. Tôi thích xoài cát hơn măng cụt, thích ăn mít Việt Nam hơn mít Thái, thích Sầu Riêng hơn Thanh Long, thích chuối mốc hơn táo ... toàn mấy món ngọt mà lại rảnh để ăn tôi thưởng thức tận tình nên tròn quay.

Dù là trong tay không tiền bạc gì nhiều nhưng tôi thấy mình may mắn hơn nhiều người. Nghĩ mà thương ba thương má mất sớm, mất khi thời thế khó khăn và con cái đứa nào cũng bận bịu mưu sinh không phụng dưỡng ba má vẹn toàn, nên giờ tôi thấy ai đã lớn tuổi mà còn ba còn mẹ là hạnh phúc lớn.

Ở Sài Gòn bây giờ ăn rau sống ngon đắt hơn ăn thịt. Về già tôi thích ăn rau hơn. Nhớ hồi xưa vào những năm 85 -86 mỗi lần mua rau sống ngon về ăn ba tôi hay bảo để phần cho má vì má rất thích ăn rau sống nhưng hà tiện khồng mua rau sống chỉ mua thịt cá theo ý thích chồng con và cũng để ăn cho đủ bữa.Tôi giống má tôi cái tánh hà tiện, nên có cho tôi sống trên đống vàng tôi vẫn hà tiện vì tôi lớn lên trong thời kỳ khốn khó của gia đình và xã hội. Mỗi lần rửa rau, tôi nhớ má tôi dạy cách rửa cho rau sạch mà ít hao nước, hồi còn ở Qui Nhơn cái nước rửa rau tôi còn dùng để tưới cây nhà trồng nữa; tôi ít khi dùng máy lạnh khi dùng quạt hay đèn thì tắt ngay lúc hết dùng không phí phạm điện nước hay mua sắm bừa bãi bỏ phí mà không dùng. Quần áo của cháu ngoại, tôi tỉ mỉ khâu lại chỗ rách và luồn lại dây thun cho nó mặc, đồ còn mới thì cu em mặc đồ của cu anh để lại hoặc đem cho chứ không vất đi ... Hồi còn trẻ buôn bán ở chợ, các chị hay ví tôi thuộc loại phụ nữ: có 9 đồng ráng một đồng nữa cho đủ 10 là vậy. Chắt chiu là thế, rồi một trận hỏa hoạn xảy ra, chợ cháy tôi mất sạch trong phút chốc.

Đó là một trong những biến cố trong đời tôi thôi nhưng về già tôi dần an ổn nên tôi thấy thương người khốn khó hơn, thấy cô giáo của cu Ben cháu tôi vào Sài Gòn sống tự thân tự mình, không có nội ngoại, nhà ở lại là nhà thuê lại thêm con nhỏ nữa ... Tôi thương lắm ... nên hay tìm cách giúp. Tôi nghĩ cái quan niệm của nhiều người, rằng là không đụng đến cháu để vui vẻ thảnh thơi cho mình tuổi già ... tôi thì tôi không như vậy đâu.Tôi nghĩ làm gì đó giúp đỡ được phần nào cho người mình thương là hạnh phúc. Tôi học cái tính này từ ở ba tôi, ba  thường hay giúp người nhưng tôi lại mang cái tánh hà tiện nên không tốt bằng ba tôi đâu. Ba là nhất nhưng ba lại khổ suốt cả cuộc đời không an nổi.

Tôi cũng có những người bạn hiền lương ngoài đời nhưng sao họ cứ khổ hoài không dứt cho đến lúc lìa trần. Tuy vậy tôi  vẫn  tin nhân quả nên nghĩ rằng ai sướng hay khổ đều bởi do nghiệp duyên của mỗi người có tự muôn kiếp trước.

Hồi mới ra chợ buôn bán, tôi bán gần hàng bác Ba. Bác tốt bụng hay thương người, sống thẳng thắn hiền hòa. Hồi trẻ bác cực lắm, cha mẹ mất sớm phải bươn chải nuôi em, lớn lên làm dâu trong gia đình khắc nghiệt, bác làm quần quất từ sáng đến tối. Vậy mà khi có mang đứa con đầu, thèm chua hái một trái ổi trong vườn ăn bị mẹ chồng đánh bằng roi tre toi tả. Sau khi bà mẹ chồng mất, chồng đi tập kết ra Bắc bác tần tảo nuôi con cho ăn học nên người nhưng chị con gái bác lại yêu một người nghiện ma túy, bác ngăn cản cuộc hôn nhân này khiến cặp  đôi này đã uống thuốc quyên sinh, bác mất toi đứa con gái yêu thương của mình trong đau khổ dằn vặt suốt cả đời. Bao tình thương còn lại, bác dành cho con trai con dâu và cháu nội. Nhà cửa, tiền bạc lẫn mua sắm cho con cho cháu đều một tay bác, vợ chồng anh con trai bác được thừa hưởng không phải làm gì thêm để tạo dựng cơ nghiệp, cứ lâu lâu chị con dâu ra phụ bán hàng cho mẹ chồng, trưa bà mẹ chồng đều thức canh hàng cho con dâu được ngủ chứ mẹ thì thức.  Thương con vậy mà cuối cuộc đời thấy bác ... cô độc, buồn chứ không vui.

Tôi cũng có một người bạn rất thân. Hai vợ chồng anh có một đứa con trai duy nhất. Anh sống lương thiện hay giúp người, cả cuộc đời chưa biết làm hại ai, cũng không sát sanh hại vật, chỉ thiếu sót là anh chưa biết Phật pháp. Hôi còn trẻ đi đâu anh cũng đèo cái thằng con trai cưng đi, nó học lên trung học, lên đại học cũng ba đưa đón. Vậy mà không hiểu sao khi tốt nghiệp đại học cháu tự nhiên lại bị tâm thần, dù không hề bị té ngã hay một cú sốc gì. Gia đình chạy chữa tất cả bệnh viện đều không khỏi, mỗi lần lên cơn là nó cầm cây rượt đánh ba nó tàn nhẫn ... Nghe người ta bày, "thôi thì hãy đưa cháu chữa theo tâm linh đi" nhưng vợ anh giờ thì tu Phật, ngày nào cũng nghe băng đĩa thuyết pháp hết nhưng lại phản đối cho rằng chữa bệnh theo tâm linh là mê tín. Nên đứa con vẫn không tỉnh trí lại khiến anh phải ở riêng cho an. Nhưng không an nổi vì anh bị tai biến nặng đến đớ lưỡi không thể nói được nữa. Có nhà có vợ có con nhưng tuổi già thì lại cô độc ...

Còn nhiều câu chuyện thương tâm từ những người sống quanh tôi, khiến tôi đâm sợ cuộc đời này, đôi lúc tôi vớ vẩn nghĩ rằng làm con chim, con trâu, con cá lội mà sướng hơn con người ...

...Học được  pháp Sám hối trong nhà Phật.  Hầu như ngày nào tôi cũng sâm hối những lỗi lầm của mình. Lỗi xưa đã đành mà lỗi nay cũng chưa dứt được ...  Tôi đi gần cuối con đường mà vẫn cứ loanh quanh chưa tìm được cho mình lối thoát, chưa chọn được cho mình một minh sư để dắt dẫn mình đi.

Cho đến khi đọc bài viết cuối củng của Ni Sư Hạnh Đoan tôi ngơ ngẩn cả ngày. Duyên và Nghiệp dắt dẫn cho con người đi thọ báo kinh khủng quá, những oan khién từ muôn kiếp trước đổ ra trước khi Ni Sư rời hẵn cõi tạm này như chủ nợ đến đòi gấp rút chứ sợ con nợ trốn mất. Ni sư viên tịch chỉ mới 65 tuổi bằng tuổi của tôi bây giờ, Ni Sư phúc đức nên hoàn thành xong sứ mệnh còn tôi chưa thể đi nên chờ lãnh quả.

Tôi nhẩm lại mình ngay giờ Tôi cần phải chuẩn bị tư lương cho mình, dù là trễ quá rồi nhưng vẫn còn hơn không. Phải dứt ác hành thiện. Một người tu tập, hiểu lý nhân quả, đạo quả viên thành như Ni Sư Như Thủy, Ni Sư Hạnh Đoan còn phải trả quả đau đớn như vậy thì mình phải cố gắng cả triệu lần hơn nữa. Bây giờ tôi quyết định chọn cho mình pháp môn Tịnh Độ, không còn thời gian để loay hoay nữa rồi và thật lòng tôi không còn lưu luyến chi cái cõi ta bà này nữa làm gì.

Tôi nhớ đến ba tôi, một người hiền đức như ba đi nhanh quá không kịp nhìn mặt người thân, không một đứa con nào rót được cho ba ly nước lúc nằm bệnh ... tất cả là nguyện vọng của ba. Ba không muốn làm phiền ai cả, ba muốn rời thế giới ta bà vì ba thấy được bể khổ của cuộc đời này nhưng ba đi nhanh quá như vậy liệu rằng linh hồn ba có được an? Bây giờ ba tôi đang ở đâu?
Tôi nhớ má tôi, má sợ chết ngần nào nhưng rồi cũng đến lúc đi. Những ngày cuối trầm kha bệnh tật liệu sống có còn gì để tha thiết nữa đâu nên đi là nhẹ nhất nhưng má lại không đành lòng.
Cả chị Cúc của tôi Ni Sư Liên Đoan cũng vậy. Trước khi chết chị cũng đau đớn oằn mình vì bệnh tật, bị hất hủi cô độc đi về phía cuối dù chị là ni trưởng của chùa.

Nghiệp chướng thật nặng nề!
Cuộc đời này có rất nhiều chuyện không thể vẹn toàn lòng người.

Mùa Phật Đản năm nay tôi không về chùa cũng chắc rằng không ăn chay, tôi còn nhiều thiếu sót ... Tâm tôi thật lòng muốn xa rời những nghiệp ác mà tu dưỡng nghiệp lành. Nghĩ đến cái chết tôi thường nguyện:
" Con sống bao lâu không quan trọng, chỉ xin cho con được chết sạch, chết an và chết tỉnh"*

Tôi vẫn luôn trì kinh Phật mỗi ngày, luôn niệm Phật và Hương quê Cực Lạc luôn nằm trong ước nguyện sâu kín riêng mình./.

Thái Thanh
Sài Gòn mùa Phật Đản năm 2023
(*câu Sư Giác Nguyên)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 20236:10 CH(Xem: 7437)
có một đêm rằm trăng sáng thơ thẩn ta đi trên đường bỗng dưng nhớ bài thơ cũ … “cúi đầu chợt nhớ cố hương”
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 6408)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 6965)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 6546)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.
18 Tháng Sáu 20235:07 CH(Xem: 5990)
Trên đỉnh tháp của đồng đô la / Em - cười vỡ sáng thế ký / Viết trật tự thế giới mới - toàn trị / Đưa ngọn lưỡi Pharisee trở về / Ưỡn mình vào công nguyên/ Liếm mòn nhân loại.
09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6413)
T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…
09 Tháng Sáu 20234:24 CH(Xem: 7642)
đã có một thời xanh mắt trong / buồn vui cơn gió thoảng qua lòng / sớm mai thức dậy tươi màu nắng / thơm một mùi hương trên tóc mây
09 Tháng Sáu 20234:17 CH(Xem: 7118)
Thằng anh ngồi trên bậc thềm ngó mông lung về ngọn núi phía bên kia cánh đồng. Mặt trời dần sụp xuống, những ngọn cỏ chuyển sang màu tím thẩm, gió nồm Nam thổi về lồng lộng. Thằng em khe khẽ ngồi xuống bên cạnh, cả hai cùng lắng nghe tiếng bò hụ từng hồi trên con đường trở về chuồng. Ba, mẹ nó đã từng ngồi như thế…
24 Tháng Năm 20234:35 CH(Xem: 7637)
Và rồi vẫn vậy những tầng không / Gối lên nhau những khoảng chất chồng / Có khi đặc quánh khi trống vắng / Những mùa hè lạnh lắm mùa đông
24 Tháng Năm 20234:02 CH(Xem: 6691)
Trong số những nhà thơ lớn Việt Nam các thời Cổ - Trung - Cận đại, tình cảm đặc biệt nhất của tôi với tư cách một người làm phim truyện, là dành cho Thi sĩ-Nhà giáo-Thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu. Bởi theo tôi, giá trị lớn nhất, sức hấp dẫn kỳ lạ nhất trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chính là trái tim thương cảm của ông đối với Dân, đối với những nghĩa sĩ đã xả thân cho Tổ quốc, và đặc biệt với phụ nữ, trẻ em - những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, loạn lạc…