- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT ÁNG MÂY TRÔI ĐỦ NGẬM NGÙI

09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 6690)
XA CACH- TRANH DINH TRUONG CHINH
Xa cách - tranh Đinh Trường Chinh


Thái Thanh

MỘT ÁNG MÂY TRÔI ĐỦ NGẬM NGÙI

Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng.

Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng  ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.

Tôi bây giờ cũng sướng vì ở tuổi 60 đã không vật lộn với cơm áo gạo tiền nữa rồi. Con gái thật giỏi nó quán xuyến hết mọi việc, nó mua đồ ăn đầy đủ, trái cây cũng toàn loại ngon, nó luôn dặn mẹ ăn ít cơm lại, ăn nhiều thức ăn và củ quả cho tốt sức khỏe. Tôi thích xoài cát hơn măng cụt, thích ăn mít Việt Nam hơn mít Thái, thích Sầu Riêng hơn Thanh Long, thích chuối mốc hơn táo ... toàn mấy món ngọt mà lại rảnh để ăn tôi thưởng thức tận tình nên tròn quay.

Dù là trong tay không tiền bạc gì nhiều nhưng tôi thấy mình may mắn hơn nhiều người. Nghĩ mà thương ba thương má mất sớm, mất khi thời thế khó khăn và con cái đứa nào cũng bận bịu mưu sinh không phụng dưỡng ba má vẹn toàn, nên giờ tôi thấy ai đã lớn tuổi mà còn ba còn mẹ là hạnh phúc lớn.

Ở Sài Gòn bây giờ ăn rau sống ngon đắt hơn ăn thịt. Về già tôi thích ăn rau hơn. Nhớ hồi xưa vào những năm 85 -86 mỗi lần mua rau sống ngon về ăn ba tôi hay bảo để phần cho má vì má rất thích ăn rau sống nhưng hà tiện khồng mua rau sống chỉ mua thịt cá theo ý thích chồng con và cũng để ăn cho đủ bữa.Tôi giống má tôi cái tánh hà tiện, nên có cho tôi sống trên đống vàng tôi vẫn hà tiện vì tôi lớn lên trong thời kỳ khốn khó của gia đình và xã hội. Mỗi lần rửa rau, tôi nhớ má tôi dạy cách rửa cho rau sạch mà ít hao nước, hồi còn ở Qui Nhơn cái nước rửa rau tôi còn dùng để tưới cây nhà trồng nữa; tôi ít khi dùng máy lạnh khi dùng quạt hay đèn thì tắt ngay lúc hết dùng không phí phạm điện nước hay mua sắm bừa bãi bỏ phí mà không dùng. Quần áo của cháu ngoại, tôi tỉ mỉ khâu lại chỗ rách và luồn lại dây thun cho nó mặc, đồ còn mới thì cu em mặc đồ của cu anh để lại hoặc đem cho chứ không vất đi ... Hồi còn trẻ buôn bán ở chợ, các chị hay ví tôi thuộc loại phụ nữ: có 9 đồng ráng một đồng nữa cho đủ 10 là vậy. Chắt chiu là thế, rồi một trận hỏa hoạn xảy ra, chợ cháy tôi mất sạch trong phút chốc.

Đó là một trong những biến cố trong đời tôi thôi nhưng về già tôi dần an ổn nên tôi thấy thương người khốn khó hơn, thấy cô giáo của cu Ben cháu tôi vào Sài Gòn sống tự thân tự mình, không có nội ngoại, nhà ở lại là nhà thuê lại thêm con nhỏ nữa ... Tôi thương lắm ... nên hay tìm cách giúp. Tôi nghĩ cái quan niệm của nhiều người, rằng là không đụng đến cháu để vui vẻ thảnh thơi cho mình tuổi già ... tôi thì tôi không như vậy đâu.Tôi nghĩ làm gì đó giúp đỡ được phần nào cho người mình thương là hạnh phúc. Tôi học cái tính này từ ở ba tôi, ba  thường hay giúp người nhưng tôi lại mang cái tánh hà tiện nên không tốt bằng ba tôi đâu. Ba là nhất nhưng ba lại khổ suốt cả cuộc đời không an nổi.

Tôi cũng có những người bạn hiền lương ngoài đời nhưng sao họ cứ khổ hoài không dứt cho đến lúc lìa trần. Tuy vậy tôi  vẫn  tin nhân quả nên nghĩ rằng ai sướng hay khổ đều bởi do nghiệp duyên của mỗi người có tự muôn kiếp trước.

Hồi mới ra chợ buôn bán, tôi bán gần hàng bác Ba. Bác tốt bụng hay thương người, sống thẳng thắn hiền hòa. Hồi trẻ bác cực lắm, cha mẹ mất sớm phải bươn chải nuôi em, lớn lên làm dâu trong gia đình khắc nghiệt, bác làm quần quất từ sáng đến tối. Vậy mà khi có mang đứa con đầu, thèm chua hái một trái ổi trong vườn ăn bị mẹ chồng đánh bằng roi tre toi tả. Sau khi bà mẹ chồng mất, chồng đi tập kết ra Bắc bác tần tảo nuôi con cho ăn học nên người nhưng chị con gái bác lại yêu một người nghiện ma túy, bác ngăn cản cuộc hôn nhân này khiến cặp  đôi này đã uống thuốc quyên sinh, bác mất toi đứa con gái yêu thương của mình trong đau khổ dằn vặt suốt cả đời. Bao tình thương còn lại, bác dành cho con trai con dâu và cháu nội. Nhà cửa, tiền bạc lẫn mua sắm cho con cho cháu đều một tay bác, vợ chồng anh con trai bác được thừa hưởng không phải làm gì thêm để tạo dựng cơ nghiệp, cứ lâu lâu chị con dâu ra phụ bán hàng cho mẹ chồng, trưa bà mẹ chồng đều thức canh hàng cho con dâu được ngủ chứ mẹ thì thức.  Thương con vậy mà cuối cuộc đời thấy bác ... cô độc, buồn chứ không vui.

Tôi cũng có một người bạn rất thân. Hai vợ chồng anh có một đứa con trai duy nhất. Anh sống lương thiện hay giúp người, cả cuộc đời chưa biết làm hại ai, cũng không sát sanh hại vật, chỉ thiếu sót là anh chưa biết Phật pháp. Hôi còn trẻ đi đâu anh cũng đèo cái thằng con trai cưng đi, nó học lên trung học, lên đại học cũng ba đưa đón. Vậy mà không hiểu sao khi tốt nghiệp đại học cháu tự nhiên lại bị tâm thần, dù không hề bị té ngã hay một cú sốc gì. Gia đình chạy chữa tất cả bệnh viện đều không khỏi, mỗi lần lên cơn là nó cầm cây rượt đánh ba nó tàn nhẫn ... Nghe người ta bày, "thôi thì hãy đưa cháu chữa theo tâm linh đi" nhưng vợ anh giờ thì tu Phật, ngày nào cũng nghe băng đĩa thuyết pháp hết nhưng lại phản đối cho rằng chữa bệnh theo tâm linh là mê tín. Nên đứa con vẫn không tỉnh trí lại khiến anh phải ở riêng cho an. Nhưng không an nổi vì anh bị tai biến nặng đến đớ lưỡi không thể nói được nữa. Có nhà có vợ có con nhưng tuổi già thì lại cô độc ...

Còn nhiều câu chuyện thương tâm từ những người sống quanh tôi, khiến tôi đâm sợ cuộc đời này, đôi lúc tôi vớ vẩn nghĩ rằng làm con chim, con trâu, con cá lội mà sướng hơn con người ...

...Học được  pháp Sám hối trong nhà Phật.  Hầu như ngày nào tôi cũng sâm hối những lỗi lầm của mình. Lỗi xưa đã đành mà lỗi nay cũng chưa dứt được ...  Tôi đi gần cuối con đường mà vẫn cứ loanh quanh chưa tìm được cho mình lối thoát, chưa chọn được cho mình một minh sư để dắt dẫn mình đi.

Cho đến khi đọc bài viết cuối củng của Ni Sư Hạnh Đoan tôi ngơ ngẩn cả ngày. Duyên và Nghiệp dắt dẫn cho con người đi thọ báo kinh khủng quá, những oan khién từ muôn kiếp trước đổ ra trước khi Ni Sư rời hẵn cõi tạm này như chủ nợ đến đòi gấp rút chứ sợ con nợ trốn mất. Ni sư viên tịch chỉ mới 65 tuổi bằng tuổi của tôi bây giờ, Ni Sư phúc đức nên hoàn thành xong sứ mệnh còn tôi chưa thể đi nên chờ lãnh quả.

Tôi nhẩm lại mình ngay giờ Tôi cần phải chuẩn bị tư lương cho mình, dù là trễ quá rồi nhưng vẫn còn hơn không. Phải dứt ác hành thiện. Một người tu tập, hiểu lý nhân quả, đạo quả viên thành như Ni Sư Như Thủy, Ni Sư Hạnh Đoan còn phải trả quả đau đớn như vậy thì mình phải cố gắng cả triệu lần hơn nữa. Bây giờ tôi quyết định chọn cho mình pháp môn Tịnh Độ, không còn thời gian để loay hoay nữa rồi và thật lòng tôi không còn lưu luyến chi cái cõi ta bà này nữa làm gì.

Tôi nhớ đến ba tôi, một người hiền đức như ba đi nhanh quá không kịp nhìn mặt người thân, không một đứa con nào rót được cho ba ly nước lúc nằm bệnh ... tất cả là nguyện vọng của ba. Ba không muốn làm phiền ai cả, ba muốn rời thế giới ta bà vì ba thấy được bể khổ của cuộc đời này nhưng ba đi nhanh quá như vậy liệu rằng linh hồn ba có được an? Bây giờ ba tôi đang ở đâu?
Tôi nhớ má tôi, má sợ chết ngần nào nhưng rồi cũng đến lúc đi. Những ngày cuối trầm kha bệnh tật liệu sống có còn gì để tha thiết nữa đâu nên đi là nhẹ nhất nhưng má lại không đành lòng.
Cả chị Cúc của tôi Ni Sư Liên Đoan cũng vậy. Trước khi chết chị cũng đau đớn oằn mình vì bệnh tật, bị hất hủi cô độc đi về phía cuối dù chị là ni trưởng của chùa.

Nghiệp chướng thật nặng nề!
Cuộc đời này có rất nhiều chuyện không thể vẹn toàn lòng người.

Mùa Phật Đản năm nay tôi không về chùa cũng chắc rằng không ăn chay, tôi còn nhiều thiếu sót ... Tâm tôi thật lòng muốn xa rời những nghiệp ác mà tu dưỡng nghiệp lành. Nghĩ đến cái chết tôi thường nguyện:
" Con sống bao lâu không quan trọng, chỉ xin cho con được chết sạch, chết an và chết tỉnh"*

Tôi vẫn luôn trì kinh Phật mỗi ngày, luôn niệm Phật và Hương quê Cực Lạc luôn nằm trong ước nguyện sâu kín riêng mình./.

Thái Thanh
Sài Gòn mùa Phật Đản năm 2023
(*câu Sư Giác Nguyên)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 5204)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7490)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6837)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4902)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 7050)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 6418)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 7284)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 6615)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.
12 Tháng Chín 202312:43 SA(Xem: 6735)
Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
12 Tháng Chín 202312:14 SA(Xem: 7592)
khi ngôn ngữ trở thành phù phiếm / trên môi người hát ca / anh trở về yên ngủ / dưới cội hoa mai già