- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT ÁNG MÂY TRÔI ĐỦ NGẬM NGÙI

09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 6425)
XA CACH- TRANH DINH TRUONG CHINH
Xa cách - tranh Đinh Trường Chinh


Thái Thanh

MỘT ÁNG MÂY TRÔI ĐỦ NGẬM NGÙI

Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng.

Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng  ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.

Tôi bây giờ cũng sướng vì ở tuổi 60 đã không vật lộn với cơm áo gạo tiền nữa rồi. Con gái thật giỏi nó quán xuyến hết mọi việc, nó mua đồ ăn đầy đủ, trái cây cũng toàn loại ngon, nó luôn dặn mẹ ăn ít cơm lại, ăn nhiều thức ăn và củ quả cho tốt sức khỏe. Tôi thích xoài cát hơn măng cụt, thích ăn mít Việt Nam hơn mít Thái, thích Sầu Riêng hơn Thanh Long, thích chuối mốc hơn táo ... toàn mấy món ngọt mà lại rảnh để ăn tôi thưởng thức tận tình nên tròn quay.

Dù là trong tay không tiền bạc gì nhiều nhưng tôi thấy mình may mắn hơn nhiều người. Nghĩ mà thương ba thương má mất sớm, mất khi thời thế khó khăn và con cái đứa nào cũng bận bịu mưu sinh không phụng dưỡng ba má vẹn toàn, nên giờ tôi thấy ai đã lớn tuổi mà còn ba còn mẹ là hạnh phúc lớn.

Ở Sài Gòn bây giờ ăn rau sống ngon đắt hơn ăn thịt. Về già tôi thích ăn rau hơn. Nhớ hồi xưa vào những năm 85 -86 mỗi lần mua rau sống ngon về ăn ba tôi hay bảo để phần cho má vì má rất thích ăn rau sống nhưng hà tiện khồng mua rau sống chỉ mua thịt cá theo ý thích chồng con và cũng để ăn cho đủ bữa.Tôi giống má tôi cái tánh hà tiện, nên có cho tôi sống trên đống vàng tôi vẫn hà tiện vì tôi lớn lên trong thời kỳ khốn khó của gia đình và xã hội. Mỗi lần rửa rau, tôi nhớ má tôi dạy cách rửa cho rau sạch mà ít hao nước, hồi còn ở Qui Nhơn cái nước rửa rau tôi còn dùng để tưới cây nhà trồng nữa; tôi ít khi dùng máy lạnh khi dùng quạt hay đèn thì tắt ngay lúc hết dùng không phí phạm điện nước hay mua sắm bừa bãi bỏ phí mà không dùng. Quần áo của cháu ngoại, tôi tỉ mỉ khâu lại chỗ rách và luồn lại dây thun cho nó mặc, đồ còn mới thì cu em mặc đồ của cu anh để lại hoặc đem cho chứ không vất đi ... Hồi còn trẻ buôn bán ở chợ, các chị hay ví tôi thuộc loại phụ nữ: có 9 đồng ráng một đồng nữa cho đủ 10 là vậy. Chắt chiu là thế, rồi một trận hỏa hoạn xảy ra, chợ cháy tôi mất sạch trong phút chốc.

Đó là một trong những biến cố trong đời tôi thôi nhưng về già tôi dần an ổn nên tôi thấy thương người khốn khó hơn, thấy cô giáo của cu Ben cháu tôi vào Sài Gòn sống tự thân tự mình, không có nội ngoại, nhà ở lại là nhà thuê lại thêm con nhỏ nữa ... Tôi thương lắm ... nên hay tìm cách giúp. Tôi nghĩ cái quan niệm của nhiều người, rằng là không đụng đến cháu để vui vẻ thảnh thơi cho mình tuổi già ... tôi thì tôi không như vậy đâu.Tôi nghĩ làm gì đó giúp đỡ được phần nào cho người mình thương là hạnh phúc. Tôi học cái tính này từ ở ba tôi, ba  thường hay giúp người nhưng tôi lại mang cái tánh hà tiện nên không tốt bằng ba tôi đâu. Ba là nhất nhưng ba lại khổ suốt cả cuộc đời không an nổi.

Tôi cũng có những người bạn hiền lương ngoài đời nhưng sao họ cứ khổ hoài không dứt cho đến lúc lìa trần. Tuy vậy tôi  vẫn  tin nhân quả nên nghĩ rằng ai sướng hay khổ đều bởi do nghiệp duyên của mỗi người có tự muôn kiếp trước.

Hồi mới ra chợ buôn bán, tôi bán gần hàng bác Ba. Bác tốt bụng hay thương người, sống thẳng thắn hiền hòa. Hồi trẻ bác cực lắm, cha mẹ mất sớm phải bươn chải nuôi em, lớn lên làm dâu trong gia đình khắc nghiệt, bác làm quần quất từ sáng đến tối. Vậy mà khi có mang đứa con đầu, thèm chua hái một trái ổi trong vườn ăn bị mẹ chồng đánh bằng roi tre toi tả. Sau khi bà mẹ chồng mất, chồng đi tập kết ra Bắc bác tần tảo nuôi con cho ăn học nên người nhưng chị con gái bác lại yêu một người nghiện ma túy, bác ngăn cản cuộc hôn nhân này khiến cặp  đôi này đã uống thuốc quyên sinh, bác mất toi đứa con gái yêu thương của mình trong đau khổ dằn vặt suốt cả đời. Bao tình thương còn lại, bác dành cho con trai con dâu và cháu nội. Nhà cửa, tiền bạc lẫn mua sắm cho con cho cháu đều một tay bác, vợ chồng anh con trai bác được thừa hưởng không phải làm gì thêm để tạo dựng cơ nghiệp, cứ lâu lâu chị con dâu ra phụ bán hàng cho mẹ chồng, trưa bà mẹ chồng đều thức canh hàng cho con dâu được ngủ chứ mẹ thì thức.  Thương con vậy mà cuối cuộc đời thấy bác ... cô độc, buồn chứ không vui.

Tôi cũng có một người bạn rất thân. Hai vợ chồng anh có một đứa con trai duy nhất. Anh sống lương thiện hay giúp người, cả cuộc đời chưa biết làm hại ai, cũng không sát sanh hại vật, chỉ thiếu sót là anh chưa biết Phật pháp. Hôi còn trẻ đi đâu anh cũng đèo cái thằng con trai cưng đi, nó học lên trung học, lên đại học cũng ba đưa đón. Vậy mà không hiểu sao khi tốt nghiệp đại học cháu tự nhiên lại bị tâm thần, dù không hề bị té ngã hay một cú sốc gì. Gia đình chạy chữa tất cả bệnh viện đều không khỏi, mỗi lần lên cơn là nó cầm cây rượt đánh ba nó tàn nhẫn ... Nghe người ta bày, "thôi thì hãy đưa cháu chữa theo tâm linh đi" nhưng vợ anh giờ thì tu Phật, ngày nào cũng nghe băng đĩa thuyết pháp hết nhưng lại phản đối cho rằng chữa bệnh theo tâm linh là mê tín. Nên đứa con vẫn không tỉnh trí lại khiến anh phải ở riêng cho an. Nhưng không an nổi vì anh bị tai biến nặng đến đớ lưỡi không thể nói được nữa. Có nhà có vợ có con nhưng tuổi già thì lại cô độc ...

Còn nhiều câu chuyện thương tâm từ những người sống quanh tôi, khiến tôi đâm sợ cuộc đời này, đôi lúc tôi vớ vẩn nghĩ rằng làm con chim, con trâu, con cá lội mà sướng hơn con người ...

...Học được  pháp Sám hối trong nhà Phật.  Hầu như ngày nào tôi cũng sâm hối những lỗi lầm của mình. Lỗi xưa đã đành mà lỗi nay cũng chưa dứt được ...  Tôi đi gần cuối con đường mà vẫn cứ loanh quanh chưa tìm được cho mình lối thoát, chưa chọn được cho mình một minh sư để dắt dẫn mình đi.

Cho đến khi đọc bài viết cuối củng của Ni Sư Hạnh Đoan tôi ngơ ngẩn cả ngày. Duyên và Nghiệp dắt dẫn cho con người đi thọ báo kinh khủng quá, những oan khién từ muôn kiếp trước đổ ra trước khi Ni Sư rời hẵn cõi tạm này như chủ nợ đến đòi gấp rút chứ sợ con nợ trốn mất. Ni sư viên tịch chỉ mới 65 tuổi bằng tuổi của tôi bây giờ, Ni Sư phúc đức nên hoàn thành xong sứ mệnh còn tôi chưa thể đi nên chờ lãnh quả.

Tôi nhẩm lại mình ngay giờ Tôi cần phải chuẩn bị tư lương cho mình, dù là trễ quá rồi nhưng vẫn còn hơn không. Phải dứt ác hành thiện. Một người tu tập, hiểu lý nhân quả, đạo quả viên thành như Ni Sư Như Thủy, Ni Sư Hạnh Đoan còn phải trả quả đau đớn như vậy thì mình phải cố gắng cả triệu lần hơn nữa. Bây giờ tôi quyết định chọn cho mình pháp môn Tịnh Độ, không còn thời gian để loay hoay nữa rồi và thật lòng tôi không còn lưu luyến chi cái cõi ta bà này nữa làm gì.

Tôi nhớ đến ba tôi, một người hiền đức như ba đi nhanh quá không kịp nhìn mặt người thân, không một đứa con nào rót được cho ba ly nước lúc nằm bệnh ... tất cả là nguyện vọng của ba. Ba không muốn làm phiền ai cả, ba muốn rời thế giới ta bà vì ba thấy được bể khổ của cuộc đời này nhưng ba đi nhanh quá như vậy liệu rằng linh hồn ba có được an? Bây giờ ba tôi đang ở đâu?
Tôi nhớ má tôi, má sợ chết ngần nào nhưng rồi cũng đến lúc đi. Những ngày cuối trầm kha bệnh tật liệu sống có còn gì để tha thiết nữa đâu nên đi là nhẹ nhất nhưng má lại không đành lòng.
Cả chị Cúc của tôi Ni Sư Liên Đoan cũng vậy. Trước khi chết chị cũng đau đớn oằn mình vì bệnh tật, bị hất hủi cô độc đi về phía cuối dù chị là ni trưởng của chùa.

Nghiệp chướng thật nặng nề!
Cuộc đời này có rất nhiều chuyện không thể vẹn toàn lòng người.

Mùa Phật Đản năm nay tôi không về chùa cũng chắc rằng không ăn chay, tôi còn nhiều thiếu sót ... Tâm tôi thật lòng muốn xa rời những nghiệp ác mà tu dưỡng nghiệp lành. Nghĩ đến cái chết tôi thường nguyện:
" Con sống bao lâu không quan trọng, chỉ xin cho con được chết sạch, chết an và chết tỉnh"*

Tôi vẫn luôn trì kinh Phật mỗi ngày, luôn niệm Phật và Hương quê Cực Lạc luôn nằm trong ước nguyện sâu kín riêng mình./.

Thái Thanh
Sài Gòn mùa Phật Đản năm 2023
(*câu Sư Giác Nguyên)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 20238:36 CH(Xem: 6088)
Dáng đi cô gái làm tôi bâng khuâng ngưỡng mộ như chứng kiến một tuyệt tác tạo hóa vừa ban tặng cho nữ giới. Vóc người cao cao, thanh mảnh với những bước chân bắt chéo uyển chuyển, nhẹ nhàng. Điều tôi muốn lưu ý: Cô ấy đi rất tự nhiên, không như các cô người mẫu luôn luôn sượng sùng vì cố phô trương những điều khác, hơn các bước đi được mẹ thiên nhiên ban tặng...
04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 5933)
Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!
15 Tháng Tám 20237:29 CH(Xem: 6130)
kiếm điểm / giật / mình / nghìn trang đã giở tới / hình thiên chương / viết như thuyền say độ đường / thước chim /
15 Tháng Tám 20237:13 CH(Xem: 6970)
anh không phải là con chim / cánh mỏi đường bay … / nhưng giọt lệ Người đã chảy thành đại dương / mà tiếng sóng không nguôi vỗ buồn trong trí nhớ…
15 Tháng Tám 20236:52 CH(Xem: 6374)
Chẳng biết tôi có tưởng tượng hay không, nhưng hôm nay rõ ràng là mặt biển nhìn cao hơn bờ, dù hãy còn thấp thoáng từ xa lắm. Trời trưa nắng gắt, lối đi dẫn xuống bãi biển dường như cứ tiếp tục trải dài thêm theo từng bước chân của tôi. Chưa thấy nhà của ông Morpheus ở đâu cả. Hai bên đường là những cụm xương rồng tua tủa trông dữ tợn, nhưng lại lác đác điểm những bông hoa màu sắc rực rỡ. Gió biển khô khốc, nồng nồng trong mũi tôi. Tiếng sóng vỗ nghe chập chờn từ tít ngoài xa. Tôi cố nhìn xem có những dấu hiệu gì đặc biệt hai bên đường để khi quay về có thể lần theo ra lại đường cái. Toàn là xương rồng và xương rồng, không có lấy một cái cây cao hay một mỏm đá. Dưới chân tôi là cát trắng lẫn vào sỏi đá, khiến đường đi thấy gập ghềnh, không mời gọi.
15 Tháng Tám 20235:39 CH(Xem: 6265)
Trước sân anh thơ thẩn / Đăm đăm trông nhạn về / Mây chiều còn phiêu bạt / Lang thang trên đồi quê / In the yard I was pacing / Longing for faraway news / Whilst the clouds kept wandering / High above the rural hills /
05 Tháng Tám 20239:50 CH(Xem: 6060)
“Khi người ta 19 tuổi, người ta là bà hoàng” - đó là một câu trong bộ tiểu thuyết sử thi “Con đường đau khổ” của nhà văn Nga A. Tolstoy mà bố từng lấy làm đề từ cho bài cảm ngôn “Viết dành cho con gái năm con 19 tuổi” từ những năm bố còn là một chàng trai mơ mộng lang thang trên những nẻo rừng Tây Bắc. Vài chục năm sau, vào lúc con đọc những dòng này của bố, khi con chuẩn bị bước vào năm thứ hai đại học, cũng là lúc cả xã hội ta đang trong một cơn xáo động kinh hoàng với bao giá trị đảo lộn quay cuồng khiến những cô cậu sinh viên quen sống trong vòng tay gia đình che chở như con phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ…
04 Tháng Tám 20236:06 CH(Xem: 6725)
Ta về dỗ giấc chiêm bao / Lặng nghe bao tiếng thì thào của đêm / Ta về dỗ giấc mơ em / Dỗ cho giấc mộng cũ mèm, mới ra
04 Tháng Tám 20235:53 CH(Xem: 6624)
Từ bao giờ thấy 'mọi sự không là gì cả' / rồi giật mình, nói ra e hố / từ bao giờ biết 'nhiều sự không là gì cả' / rồi giật mình, nói ra e thừa / từ bao giờ thấy không nên nói chi nữa/ rồi giật mình, ồ mình thành cục đất rồi / từ bao giờ / đất có trên đời?
04 Tháng Tám 20235:45 CH(Xem: 7125)
Em hong tóc mùa nắng vàng / Thoảng lên ngày Hạ nồng nàn vai thơm / Gió đùa hôn ngọn tóc vương / Đong đưa nhánh phượng rơi hương bên thềm