- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Câu Chuyện Văn Học Miền Nam: Tìm Ở Đâu?

20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 96861)

Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*). Thứ hai là cuốn số 4 của bộ sách 4-tập khá đồ sộ tựa là Văn Học Miền Nam Nơi Miền Đất Mới ("đất mới" đây có nghĩa là miền nam Việt Nam, xưa quen gọi là "xứ đàng trong", chứ không phải "đất mới" của người Việt tị nạn, đặc biệt người tị nạn tại Mỹ) của Nguyễn Q. Thắng, riêng bàn về văn học miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, do nhà Văn Học xuất bản ở Hànội năm ngoái. 

Thẳng thắn mà nhận xét thì phải nói đây là những nỗ lực đáng khích lệ. Nói về văn học Việt Nam thời cận đại mà chỉ được bàn về sách báo được sản xuất dưới chế độ Cộng sản toàn một loại "cúc vạn thọ", trừ loại văn chương gọi là phản kháng đã hẳn, là một thiếu xót lớn. Trong khi một điều không ai từ miền Bắc đặt chân vào miền Nam lần đầu sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 bây giờ còn có thể phủ nhận: đó là cả rừng sách báo, từ sáng tác tới dịch thuật, muôn hồng nghìn tía phơi bầy ra trước mắt họ trước khi có cái chiến dịch man ri mọi rợ "đốt sách" của nhà nước Cộng sản vào cuối năm 1975. Đã hẳn là có vàng có thau, nhưng giới thưởng ngoạn đủ thông minh để lọc ra những gì với họ là vàng để giữ lại, hoặc dấu nếu cần, không cần chính quyền làm hộ cái việc tuyển lựa. 

Không rõ vì thiếu tài liệu hay vì một lý do nào khác, Tập 4 của bộ sách Văn Học Việt Nam Nơi Miền Đất Mới của Nguyễn Q. Thắng chỉ đề cập tới, một cách hời hợt và nông cạn, 53 "văn gia" của Việt Nam Cộng Hòa, với mỗi người được tác giả gắn cho một nhãn hiệu. Chẳng hạn Nguyễn Văn Trung có nhãn "nhà văn nhập cuộc", Cao Xuân Hạo "nhà lập thuyết ngữ học", Nguyễn Ngọc Lan "nhà văn Công giáo, nhà báo dấn thân", Thanh Việt Thanh (?) "nhà văn cần cù", Thế Uyên "nhà văn nhập cuộc", Viên Linh "'hoàng đế', 'nhà độc tài' văn học" (!?), Hồ Trường An "dược sĩ (?), nhà văn”, vv. Lại thấy cả thi sĩ Phùng Quán, người với tôi muôn đời là của thời Nhân Văn Giai Phẩm (1955-58), trong đám này nữa, với nhãn "nhà văn, thi sĩ hiện thực". Tôi tò mò tìm tên các bạn gái viết văn của mình hồi ấy thì thấy Nguyễn thị Thụy Vũ được khoác cho cái nhãn "nhà văn nữ giầu tình dục", Túy Hồng "nữ văn sĩ giầu tính nhục cảm", Nguyễn thị Hoàng "nhà văn trẻ của tình lụy", Thu Vân (?) "nhà văn dùng tính dục để giải quyết vần đề", và cá nhân tôi, Trùng Dương "nhà văn hiện thực buông xả" (chữ nghiêng là của tôi, vì tôi không hiểu chữ "xả" đi với "buông" có nghĩa gì).

 

Tôi tình cờ thấy cuốn sách này của Nguyễn Q. Thắng hôm ghé thăm chị Thụy Khuê ở Paris hồi mùa hè vừa qua. Chỉ kịp chụp vài trang nghĩ mình có thể cần cho một bài viết ngắn, trong đó đã hẳn là có chụp riêng phần ông Thắng viết về tôi, vì tò mò. Mỗi tác giả được ông Thắng chi cho độ hai trang, với phần lớn là tóm tắt những tác phẩm tiêu biểu, rồi sau đó là phần in lại một bài hoặc truyện của tác giả đó. Tôi đọc phần ông Thắng viết về tôi mà thương cho người cầm bút ở nhà. Đại khái ông vừa khen tôi là viết "thẳng thắn, hồn nhiên, tự do" rồi lập tức, liền đó, ông đá giò lái một cái cho đúng đường lối, bảo tôi "buông xã (ở đây thì là "xã", chứ không phải "xả" như cái nhãn ông cho tôi ở phần mục lục), đam mê đến độ sống sượng, khó dừng”. Cuối cùng ông in lại nguyên truyện ngắn "Mưa Không Ướt Đất" của tôi, với lời giới thiệu: "Sau đây là truyện ngắn mang hơi hám tác giả" (chữ nghiêng là của tôi, vì tôi vẫn nghĩ là phải là "hơi hướm" hay "hơi hướng" mới đúng, chứ chữ "hơi hám" làm tôi có cảm tưởng mình ... lâu ngày không tắm!) Dầu sao, tôi chỉ bàn… loạn cho vui, đấy thực ra không phải là chủ đề của bài viết này.

 

Điều tôi muốn nói là, ngoài những gò bó của của chế độ đối với người cầm bút, nhất là những người viết biên khảo và phê bình vốn, khác với người sáng tác có toàn quyền chủ quan miễn làm sao rung động được người đọc -- việc khó nhất trong sáng tác--, cần một môi trường trong đó họ có thể hành xử một cách khách quan, người viết ở nhà còn vô cùng thiếu tài liệu. Đấy cũng là nhờ công lao thanh tẩy để làm sạch xã hội của chế độ đã, ngay từ khi vừa chiếm xong miền Nam, ra tay hủy hoại sách vở và các văn hoá phẩm "Mỹ Ngụy" một cách tận tình. Tôi còn nhớ sau khi tôi đi rồi, cha mẹ tôi dọn đến ở căn nhà đầy nhóc sách báo của tôi bỏ lại ở Sàigòn, đã phải vất vả để thanh toán chúng như thế nào. Thoạt đầu khi còn bán được, nhiều sách trong thư viện tư của tôi, cuốn nào cũng có chữ đề tặng tôi của văn hữu hoặc nhà xuất bản, ra nằm lề đường để được bán tống bán tháo cho nhà kiếm tí tiền đong gạo, theo thư của người thân hồi ấy gửi ra cho tôi. Bộ hình ảnh của tôi, đặc biệt là bộ hình Ngy Thanh chụp tôi hồi đi hốt xác đồng bảo tử nạn trên Đại Lộ Kinh Hoàng trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, cả bộ hình hôm đám tang người chồng tử sĩ của tôi vào cuối 1972, thì được ông anh rể xin đem về Long Khánh cất. Khi ông này sắp đi đoàn tụ với con vào năm 1992, sợ bị liên lụy, nên ông mang đốt hết.

 

Vì thiếu tài liệu nên đã bắt đầu thấy nhiều sai sót trong việc trích dẫn, ít ra là ở các trường hợp có liên can tới tôi. Điển hình là tôi thấy người ta trích dẫn tôi, rải rác đó đây, theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Hoặc như năm ngoái, tôi được vài thân hữu cho biết Talawas có chuyển nguyên một tập truyện của tôi, Lập Đông (Văn, Saigon, 1972), sang dạng digital và đưa lên Web. Tôi nghe cảm động, vào xem, nhận thấy có vài chi tiết người đánh máy tự ý thêm vào, có viết thư cho người chủ trương, sau khi cám ơn (mặc dù chẳng ai hỏi xin phép mình để sử dụng tác phẩm của mình), có đề nghị xin sửa lại cho đúng với bản đã in. Thư đi, đã lâu rồi, không nghe hồi âm (**).

 

Cũng xung quanh vấn đề thiếu tài liệu, trong bài phỏng vấn của chị Thụy Khuê về văn học miền Nam, ông Vương Trí Nhàn, khi được hỏi "có thấy có những điều gì nói thêm về việc đưa Văn học miền Nam trở lại văn đàn, điều mà anh thật sự hết lòng mong muốn thúc đẩy", đã trả lời như sau, xin trích lại nguyên văn:

 

"Tôi bị ám ảnh bởi một điểm là chúng ta đến chậm quá, làm muộn quá," ông Nhàn nói. "Hiện nay nếu muốn quay trở lại Văn học miền Nam, ngoài khó khăn tôi nói trên về tư tưởng, các quan niệm, thì khó khăn vật chất cũng rất cụ thể. Như không khí chểnh mảng không ai chuyên tâm. Lòng người thì vẫn tâm lý hậu chiến, tức là vẫn bị ảnh hưởng ngày hôm qua, không tách ra được để nhìn đối tượng văn hóa, bình tĩnh làm công việc một cách tốt hơn. Thứ nữa, tư liệu thì mất rất nhiều. Gần đây trên mạng Talawas cũng đã trích đăng lại một số tác phẩm cũ của Văn học miền Nam, ở bên Mỹ, nhiều tác phẩm cũ được in lại, nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ. Thỉnh thoảng trao đổi với một vài nhà nghiên cứu khác cũng thấy thế. Chúng tôi có cảm tưởng mỗi người nắm một tí, tức là mỗi người chỉ nắm được phần của mình thôi, còn sự thực người có khả năng bao quát chung thì không có.

 

"Câu chuyên về tài liệu đang là chuyện cấp thiết lắm," ông Nhàn tiếp. "Có những tờ báo, tạp chí quan trọng mà thiếu nó không thể hình dung đời sống văn học một thời. Ở miền Nam, đó là Bách Khoa, Văn rồi là Trình bày, Khởi hành, Vấn đề, Thời tập... Nhưng những bộ sưu tập báo và tạp chí đó không biết ở trong và ngoài nước còn giữ được bao nhiêu, và làm thế nào đưa nó lên thành tài liệu tiện dụng cho tất cả mọi người. Việc này cần không chỉ cho các chuyên gia Văn học miền Nam mà cho mọi người nghiên cứu nói chung. Bản thân tôi, khi giải quyết vấn đề gì, tôi đều rất muốn có dịp trở lại Văn học miền Nam, đọc lại nó để đối chiếu và tham khảo."

 

Vốn vẫn bị "méo mó nghề nghiệp" (tôi làm thư viện tin tức -- news library -- trên cả chục năm trước khi về hưu ba năm về trước), nên tôi thích chia sẻ những gì mình biết. Và điều tôi muốn chia sẻ là làm cách nào để tới được (access) những tài liệu này của văn học miền Nam.

 

Mặc dù cộng sản Việt Nam hô hào đốt sách để thanh tẩy "tàn dư Mỹ Nguỵ" từ ngay sau khi chiếm miền Nam, kho tàng văn hóa phẩm của miền Nam thực ra đã được "tẩu tán" ra nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, từ lâu rồi. Trước thời Internet, những văn hoá phẩm này nằm trong hai thư viện lớn bên Mỹ, đó là Thư Viện Quốc Hội ở Washington, D.C. và thư viện Kroch Asia thuộc hệ thống thư viện của Đại học Cornell ở Ithaca, New York. Muốn tham khảo những tài liệu này, ta phải tới tận nơi lưu giữ chúng.

 

Ngày nay, với sự phát triển và thịnh hành của kỹ thuật Internet, ta chỉ cần ngồi trước máy vi tính, ít ra cũng lấy được chi tiết (citations) của một tài liệu nào đó, rồi nhờ thư viện địa phương, nếu bạn ở Hoa Kỳ hay Canada, mượn hộ qua hệ thống InterLibrary Loan. Gần đây, khi một nhóm làm phim tài liệu về trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 cần một số trang nhất của những tờ báo ở miền Nam dạo ấy có tường thuật chiến trận này, tôi đã giúp họ lấy được một số citations của các báo Chính LuậnĐại Dân TộcĐiện Tín, Sóng Thần, Trắng Đen, vv. hiện được lưu giữ dưới dạng microfilm tại Đại học Cornell, để họ mượn về in và chụp lại. Tôi cũng được biết là Cornell có toàn bộ microfilm tạp chí Sáng Tạo do Mai Thảo chủ trương từ năm 1956 tới 1961, cùng tạp chí kỳ cựu và thọ nhất của miền Nam, tờ Bách Khoa, đã được ông Vương Trí Nhàn đề cập tới và là cái lò sản xuất ra nhiều cây bút của miền Nam trong đó có Lê Tất Điều, Túy Hồng, Nguyễn thị Hoàng, vv… và tôi.

 

Tuy nhiên, nếu ở ngoài Hoa Kỳ hay Canada, như trường hợp ông Vương Trí Nhàn ở Việt Nam, thiết tưởng việc tham khảo những tài liệu của Cornell cũng không khó. Ông có thể vẫn lên Web kiếm, rồi 1) hoặc nhờ ai quen, rảnh rang ở Mỹ mượn về rồi sao hộ ông, hoặc tốt nhất, 2) ông làm một cái dự án nghiên cứu (research proposal) và xin một cái học bổng (fellowship) của một trong những cơ quan tại Mỹ để đích thân mình đi làm nghiên cứu. Một trong những cơ quan cấp học bổng đi nghiên cứu này là chương trình Fulbright tại Việt Nam của Hoa Kỳ, chi tiết có tại Web site http://vietnam.usembassy.gov/fulbright.html.

 

 

Đây là hai cái Web links mỗi người muốn nghiên cứu sách báo của Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nên lưu giữ trong máy computer của mình:

 

Library of Congress Online Catalog:

http://catalog.loc.gov/

 

Cornell University Catalog:

https://catalog.library.cornell.edu/cgi-bin/Pwebrecon.cgi?DB=local&PAGE=First

 

Happy searching!

 

(09/2009)

 

Ghi chú:

 

(*) Bài Thụy Khuê phỏng vấn Vương Trí Nhàn hiện có tại http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=38&tabId=510&ArticleID=734

(**) Sau khi bài viết trên được phổ biến, tôi có nhận được điện thư của một người trong nhóm Talawas, xin lỗi về sự sơ xuất, và hai bản điện tử truyện ngắn nhờ tôi xem lại. Tôi xin ghi nhận thiện chí của Talawas.

 

 

 

 

 

 

Hình & tiểu sử:

 

Trùng Dương, tên khai sinh là Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1944 tại Sơn Tây, Bắc Việt. Bà nguyên là chủ nhiệm-chủ bút nhật báo Sóng Thần (Saigòn, 1971-75), và là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện dài, biên khảo, phóng sự, minh hoạ, và một vở kịch ba màn, Các Con Tôi Đã Về (1978) ghi lại những ngày cuối cùng ở Saigòn vào mùa xuân 1975. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, bà trở lại trường học và tốt nghiệp ngành báo chí, công quyền và các vấn đề quốc tế tại Đại học Tiểu Bang California, Sacramento. Từ 1991-93, bà làm phóng viên cho tờ The Mountain Democrat, Placerville, Calif.; sau đó về cộng tác với nhật báo The Record, Stockton, Calif., từ cuối 1993 tới khi về hưu giữa năm 2006. Bà hiện cư ngụ tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Gần đây tôi có dịp đọc một số tài liệu của người trong nước viết về văn học miền Nam 1954-1975. Rải rác đó đây không ít, nhưng gom vào một mối thì có thể kể ra hai nguồn. Thứ nhất là bài phỏng vấn khá thú vị của chị Thụy Khuê, đài RFI bên Pháp, với nhà phê bình Vương Trí Nhàn, hiện sống tại Hànội, xung quanh đề tài văn học miền Nam từ 1954-1975 (*). Thứ hai là cuốn số 4 của bộ sách 4-tập khá đồ sộ tựa là Văn Học Miền Nam Nơi Miền Đất Mới ("đất mới" đây có nghĩa là miền nam Việt Nam, xưa quen gọi là "xứ đàng trong", chứ không phải "đất mới" của người Việt tị nạn, đặc biệt người tị nạn tại Mỹ) của Nguyễn Q. Thắng, riêng bàn về văn học miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, do nhà Văn Học xuất bản ở Hànội năm ngoái.

 

Thẳng thắn mà nhận xét thì phải nói đây là những nỗ lực đáng khích lệ. Nói về văn học Việt Nam thời cận đại mà chỉ được bàn về sách báo được sản xuất dưới chế độ Cộng sản toàn một loại "cúc vạn thọ", trừ loại văn chương gọi là phản kháng đã hẳn, là một thiếu xót lớn. Trong khi một điều không ai từ miền Bắc đặt chân vào miền Nam lần đầu sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 bây giờ còn có thể phủ nhận: đó là cả rừng sách báo, từ sáng tác tới dịch thuật, muôn hồng nghìn tía phơi bầy ra trước mắt họ trước khi có cái chiến dịch man ri mọi r "đốt sách" của nhà nước Cộng sản vào cuối năm 1975. Đã hẳn là có vàng có thau, nhưng giới thưởng ngoạn đủ thông minh để lọc ra những gì với họ là vàng để giữ lại, hoặc dấu nếu cần, không cần chính quyền làm hộ cái việc tuyển lựa.

 

Không rõ vì thiếu tài liệu hay vì một lý do nào khác, Tập 4 của bộ sách Văn Học Việt Nam Nơi Miền Đất Mới của Nguyễn Q. Thắng chỉ đề cập tới, một cách hời hợt và nông cạn, 53 "văn gia" của Việt Nam Cộng Hòa, với mỗi người được tác giả gắn cho một nhãn hiệu. Chẳng hạn Nguyễn Văn Trung có nhãn "nhà văn nhập cuộc", Cao Xuân Hạo "nhà lập thuyết ngữ học", Nguyễn Ngọc Lan "nhà văn Công giáo, nhà báo dấn thân", Thanh Việt Thanh (?) "nhà văn cần cù", Thế Uyên "nhà văn nhập cuộc", Viên Linh "'hoàng đế', 'nhà độc tài' văn học" (!?), Hồ Trường An "dược sĩ (?), nhà văn”, vv. Lại thấy cả thi sĩ Phùng Quán, người với tôi muôn đời là của thời Nhân Văn Giai Phẩm (1955-58), trong đám này nữa, với nhãn "nhà văn, thi sĩ hiện thực". Tôi tò mò tìm tên các bạn gái viết văn của mình hồi ấy thì thấy Nguyễn thị Thụy Vũ được khoác cho cái nhãn "nhà văn nữ giầu tình dục", Túy Hồng "nữ văn sĩ giầu tính nhục cảm", Nguyễn thị Hoàng "nhà văn trẻ của tình lụy", Thu Vân (?) "nhà văn dùng tính dục để giải quyết vần đề", và cá nhân tôi, Trùng Dương "nhà văn hiện thực buông xả" (chữ nghiêng là của tôi, vì tôi không hiểu chữ "xả" đi với "buông" có nghĩa gì).

 

Tôi tình cờ thấy cuốn sách này của Nguyễn Q. Thắng hôm ghé thăm chị Thụy Khuê ở Paris hồi mùa hè vừa qua. Chỉ kịp chụp vài trang nghĩ mình có thể cần cho một bài viết ngắn, trong đó đã hẳn là có chụp riêng phần ông Thắng viết về tôi, vì tò mò. Mỗi tác giả được ông Thắng chi cho độ hai trang, với phần ln là tóm tắt những tác phẩm tiêu biểu, rồi sau đó là phần in lại một bài hoặc truyện của tác giả đó. Tôi đọc phần ông Thắng viết về tôi mà thương cho người cầm bút ở nhà. Đại khái ông vừa khen tôi là viết "thẳng thắn, hồn nhiên, tự do" rồi lập tức, liền đó, ông đá giò lái một cái cho đúng đường lối, bảo tôi "buông xã (ở đây thì là "xã", chứ không phải "xả" như cái nhãn ông cho tôi ở phần mục lục), đam mê đến độ sống sượng, khó dừng”. Cuối cùng ông in lại nguyên truyện ngắn "Mưa Không Ướt Đất" của tôi, với lời giới thiệu: "Sau đây là truyện ngắn mang hơi hám tác giả" (chữ nghiêng là của tôi, vì tôi vẫn nghĩ là phải là "hơi hướm" hay "hơi hướng" mới đúng, chứ chữ "hơi hám" làm tôi có cảm tưởng mình ... lâu ngày không tắm!) Dầu sao, tôi chỉ bàn… loạn cho vui, đy thực ra không phải là chủ đề của bài viết này.

 

Điều tôi muốn nói là, ngoài những gò bó của của chế độ đối với người cầm bút, nhất là những người viết biên khảo và phê bình vốn, khác với người sáng tác có toàn quyền chủ quan miễn làm sao rung động được người đọc -- việc khó nhất trong sáng tác--, cần một môi trường trong đó họ có thể hành xử một cách khách quan, người viết ở nhà còn vô cùng thiếu tài liệu. Đấy cũng là nhờ công lao thanh tẩy để làm sạch xã hội của chế độ đã, ngay từ khi vừa chiếm xong miền Nam, ra tay hủy hoại sách vở và các văn hoá phẩm "Mỹ Ngụy" một cách tận tình. Tôi còn nhớ sau khi tôi đi rồi, cha mẹ tôi dọn đến ở căn nhà đầy nhóc sách báo của tôi bỏ lại ở Sàigòn, đã phải vất vả để thanh toán chúng như thế nào. Thoạt đầu khi còn bán được, nhiều sách trong thư viện tư của tôi, cuốn nào cũng có chữ đề tặng tôi của văn hữu hoặc nhà xuất bản, ra nằm lề đường để được bán tống bán tháo cho nhà kiếm tí tiền đong gạo, theo thư của người thân hồi ấy gửi ra cho tôi. Bộ hình ảnh của tôi, đặc biệt là bộ hình Ngy Thanh chụp tôi hồi đi hốt xác đồng bảo tử nạn trên Đại Lộ Kinh Hoàng trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, cả bộ hình hôm đám tang người chồng tử sĩ của tôi vào cuối 1972, thì được ông anh rể xin đem về Long Khánh cất. Khi ông này sắp đi đoàn tụ với con vào năm 1992, sợ bị liên lụy, nên ông mang đốt hết.

 

Vì thiếu tài liệu nên đã bắt đầu thấy nhiều sai sót trong việc trích dẫn, ít ra là ở các trường hợp có liên can tới tôi. Điển hình là tôi thấy người ta trích dẫn tôi, rải rác đó đây, theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Hoặc như năm ngoái, tôi được vài thân hữu cho biết Talawas có chuyển nguyên một tập truyện của tôi, Lập Đông (Văn, Saigon, 1972), sang dạng digital và đưa lên Web. Tôi nghe cảm động, vào xem, nhận thấy có vài chi tiết người đánh máy tự ý thêm vào, có viết thư cho người chủ trương, sau khi cám ơn (mặc dù chẳng ai hỏi xin phép mình để sử dụng tác phẩm của mình), có đề nghị xin sửa lại cho đúng với bản đã in. Thư đi, đã lâu rồi, không nghe hồi âm (**).

 

Cũng xung quanh vấn đề thiếu tài liệu, trong bài phỏng vấn của chị Thụy Khuê về văn học miền Nam, ông Vương Trí Nhàn, khi được hỏi "có thấy có những điều gì nói thêm về việc đưa Văn học miền Nam trở lại văn đàn, điều mà anh thật sự hết lòng mong muốn thúc đẩy", đã trả lời như sau, xin trích lại nguyên văn:

 

"Tôi bị ám ảnh bởi một điểm là chúng ta đến chậm quá, làm muộn quá," ông Nhàn nói. "Hiện nay nếu muốn quay trở lại Văn học miền Nam, ngoài khó khăn tôi nói trên về tư tưởng, các quan niệm, thì khó khăn vật chất cũng rất cụ thể. Như không khí chểnh mảng không ai chuyên tâm. Lòng người thì vẫn tâm lý hậu chiến, tức là vẫn bị ảnh hưởng ngày hôm qua, không tách ra được để nhìn đối tượng văn hóa, bình tĩnh làm công việc một cách tốt hơn. Thứ nữa, tư liệu thì mất rất nhiều. Gần đây trên mạng Talawas cũng đã trích đăng lại một số tác phẩm cũ của Văn học miền Nam, ở bên Mỹ, nhiều tác phẩm cũ được in lại, nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ. Thỉnh thoảng trao đổi với một vài nhà nghiên cứu khác cũng thấy thế. Chúng tôi có cảm tưởng mỗi người nắm một tí, tức là mỗi người chỉ nắm được phần của mình thôi, còn sự thực người có khả năng bao quát chung thì không có.

 

"Câu chuyên về tài liệu đang là chuyện cấp thiết lắm," ông Nhàn tiếp. "Có những tờ báo, tạp chí quan trọng mà thiếu nó không thể hình dung đời sống văn học một thời. Ở miền Nam, đó là Bách Khoa, Văn rồi là Trình bày, Khởi hành, Vấn đề, Thời tập... Nhưng những bộ sưu tập báo và tạp chí đó không biết ở trong và ngoài nước còn giữ được bao nhiêu, và làm thế nào đưa nó lên thành tài liệu tiện dụng cho tất cả mọi người. Việc này cần không chỉ cho các chuyên gia Văn học miền Nam mà cho mọi người nghiên cứu nói chung. Bản thân tôi, khi giải quyết vấn đề gì, tôi đều rất muốn có dịp trở lại Văn học miền Nam, đọc lại nó để đối chiếu và tham khảo."

 

Vốn vẫn bị "méo mó nghề nghiệp" (tôi làm thư viện tin tức -- news library -- trên cả chục năm trước khi về hưu ba năm về trước), nên tôi thích chia sẻ những gì mình biết. Và điều tôi muốn chia sẻ là làm cách nào để tới được (access) những tài liệu này của văn học miền Nam.

 

Mặc dù cộng sản Việt Nam hô hào đốt sách để thanh tẩy "tàn dư Mỹ Nguỵ" từ ngay sau khi chiếm miền Nam, kho tàng văn hóa phẩm của miền Nam thực ra đã được "tẩu tán" ra nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, từ lâu rồi. Trước thời Internet, những văn hoá phẩm này nằm trong hai thư viện lớn bên Mỹ, đó là Thư Viện Quốc Hội ở Washington, D.C. và thư viện Kroch Asia thuộc hệ thống thư viện của Đại học Cornell ở Ithaca, New York. Muốn tham khảo những tài liệu này, ta phải tới tận nơi lưu giữ chúng.

 

Ngày nay, với sự phát triển và thịnh hành của kỹ thuật Internet, ta chỉ cần ngồi trước máy vi tính, ít ra cũng lấy được chi tiết (citations) của một tài liệu nào đó, rồi nhờ thư viện địa phương, nếu bạn ở Hoa Kỳ hay Canada, mượn hộ qua hệ thống InterLibrary Loan. Gần đây, khi một nhóm làm phim tài liệu về trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 cần một số trang nhất của những tờ báo ở miền Nam dạo ấy có tường thuật chiến trận này, tôi đã giúp họ lấy được một số citations của các báo Chính LuậnĐại Dân TộcĐiện Tín, Sóng Thần, Trắng Đen, vv. hiện được lưu giữ dưới dạng microfilm tại Đại học Cornell, để họ mượn về in và chụp lại. Tôi cũng được biết là Cornell có toàn bộ microfilm tạp chí Sáng Tạo do Mai Thảo chủ trương từ năm 1956 tới 1961, cùng tạp chí kỳ cựu và thọ nhất của miền Nam, tờ Bách Khoa, đã được ông Vương Trí Nhàn đề cập tới và là cái lò sản xuất ra nhiều cây bút của miền Nam trong đó có Lê Tất Điều, Túy Hồng, Nguyễn thị Hoàng, vv… và tôi.

 

Tuy nhiên, nếu ở ngoài Hoa Kỳ hay Canada, như trường hợp ông Vương Trí Nhàn ở Việt Nam, thiết tưởng việc tham khảo những tài liệu của Cornell cũng không khó. Ông có thể vẫn lên Web kiếm, rồi 1) hoặc nhờ ai quen, rảnh rang ở Mỹ mượn về rồi sao hộ ông, hoặc tốt nhất, 2) ông làm một cái dự án nghiên cứu (research proposal) và xin một cái học bổng (fellowship) của một trong những cơ quan tại Mỹ để đích thân mình đi làm nghiên cứu. Một trong những cơ quan cấp học bổng đi nghiên cứu này là chương trình Fulbright tại Việt Nam của Hoa Kỳ, chi tiết có tại Web site http://vietnam.usembassy.gov/fulbright.html.

 

 

Đây là hai cái Web links mỗi người muốn nghiên cứu sách báo của Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nên lưu giữ trong máy computer của mình:

 

Library of Congress Online Catalog:

http://catalog.loc.gov/

 

Cornell University Catalog:

https://catalog.library.cornell.edu/cgi-bin/Pwebrecon.cgi?DB=local&PAGE=First

 

Happy searching!

 

(09/2009)

 

Ghi chú:

 

(*) Bài Thụy Khuê phỏng vn Vương Trí Nhàn hiện có tại http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=38&tabId=510&ArticleID=734

(**) Sau khi bài viết trên được phổ biến, tôi có nhận được điện thư của một người trong nhóm Talawas, xin lỗi về sự sơ xuất, và hai bản điện tử truyện ngắn nhờ tôi xem lại. Tôi xin ghi nhận thiện chí của Talawas.

 

 

 

 

 

 

Hình & tiểu sử:

trungduong09_0_209x300_1

Trùng Dương, tên khai sinh là Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1944 tại Sơn Tây, Bắc Việt. Bà nguyên là chủ nhiệm-chủ bút nhật báo Sóng Thần (Saigòn, 1971-75), và là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện dài, biên khảo, phóng sự, minh hoạ, và một vở kịch ba màn, Các Con Tôi Đã Về (1978) ghi lại những ngày cuối cùng ở Saigòn vào mùa xuân 1975. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, bà trở lại trường học và tốt nghiệp ngành báo chí, công quyền và các vấn đề quốc tế tại Đại học Tiểu Bang California, Sacramento. Từ 1991-93, bà làm phóng viên cho tờ The Mountain Democrat, Placerville, Calif.; sau đó về cộng tác với nhật báo The Record, Stockton, Calif., từ cuối 1993 tới khi về hưu giữa năm 2006. Bà hiện cư ngụ tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 201511:31 CH(Xem: 29837)
Sự nghiệp viết điếu văn của tôi bắt đầu từ Tạ Văn Thế, Thế trước đây học Văn khoa, công tác ở công ty mai táng quận, đã từng giữ đến chức trưởng phòng tổ chức nhân sự và thuộc diện quy hoạch cán bộ nòng cốt nhưng sau đợt bình chọn người đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, mặc dù ba năm liền là chiến sĩ thi đua nhưng vẫn bị loại nên Thế bất mãn và xin về nghỉ mất sức.
18 Tháng Bảy 201511:10 CH(Xem: 27072)
Ruben là một danh họa bậc nhất ở Mexico, ông lại yêu say đắm Isabel, cô người mẫu của mình. Ấy vậy mà ngược lại, cô nàng lại tỏ ra tình tứ với tình địch của ông, gã này chẳng tiếng tăm gì cả. Isabel vẫn hay gọi ông Ruben là “Churro” bé nhỏ của nàng. “Churro” vốn là tên một loại bánh ngọt, mà cũng là tên thường gọi của người Mễ cho những chú chó con nuôi trong nhà. Ruben lại cho đó là một cái tên gọi tuyệt vời. Bởi thế cho nên hễ có ai đến thăm nơi ông vẽ, ông lại hí hửng khoe: “Ấy, nàng lại sắp gọi tôi “Churro” đấy”. Mỗi khi ông cười, chiếc áo lót như muốn bật tung ra, bởi lẽ ông càng ngày càng béo ra.
07 Tháng Bảy 20153:38 SA(Xem: 31802)
LTS: Đông Duy là bút hiệu của Hoàng Kiếm Nam. Ông là nhà thơ, nhà văn, bên những sáng tác văn chương , ông còn có nhiều tác phẩm về hội họa và ca khúc, đồng thời cũng là nhà báo kỳ cựu trong làng báo Việt Nam ở hải ngoại. Chúng tôi xin hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của thi sĩ Đông Duy Hoàng Kiếm Nam.
07 Tháng Bảy 20152:08 SA(Xem: 28534)
“ Bản quyền cho những công trình trí tuệ đã tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại .
06 Tháng Bảy 20153:00 SA(Xem: 18338)
Ngày 4/7/1407, tại Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của Đại Minh từ 1368 tới khoảng năm 1421, Chu Lệ hay Đệ [Zhou Li] miếu hiệu Thành Tổ (Ming Zhengzu, 17/7/1402-22/8/1424) họp triều thần, chấp thuận lời xin của “1120” kỳ lão xứ Giao Châu [An Nam] hơn hai tháng trước là “con cháu nhà Trần đă chết hết không người thừa kế…. Giao Châu là đất cũ của Trung Hoa xin đặt quan cai trị, để sớm được thánh giáo gột rửa thói tật man di.” (1) Hôm sau, 5/7/1407, Chu Lệ ban chiếu thành lập “Giao Chỉ Đô Thống sứ ti” [Jiaozhi dutong tusi], một đơn vị quân chính cấp phủ hay tỉnh [Provincial Commandery]. (2) Và, như thế, sau gần 500 năm tái lập quốc thống dưới tên Đại Việt—hay An Nam, từ 1164/1175—nước Việt trung cổ tạm thời bị xóa tên.
05 Tháng Bảy 20152:32 SA(Xem: 31382)
LTS_ Người Quân Tử là truyện ngắn trích từ Tầu Ngựa Cũ, tác phẩm văn học được trao giải thưởng văn chương 1961. Người Quân Tử và Áo Mới của Linh Bảo đã được Trung tâm Văn Bút Quốc tế / PEN International tuyển chọn là hai trong số 26 truyện ngắn hay nhất thế giới năm đó.
05 Tháng Bảy 20151:57 SA(Xem: 29782)
Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975. Chỉ có Mây Tần là tuyển tập đoản văn duy nhất được xuất bản ở hải ngoại (1981). Sau 1975, không có một tác phẩm nào của Linh Bảo được in ở trong nước.
02 Tháng Bảy 20153:15 SA(Xem: 33195)
Lửa cháy cao, kêu lốp bốp. Lão nhìn ngọn lửa hồi lâu và định sẽ đếm số tiền lần cuối cùng. Đây là ngọn lửa lớn nhất, cũng là thứ ánh sáng rực rỡ nhất từng ấy năm ở căn nhà này. Lưỡi lửa ăn vào gỗ, và cao lớn thêm. Cánh cửa ngập trong lửa, khói bốc nghi ngút. Ngọn lửa nuốt lấy ngôi nhà, cái miệng nó thật rộng, ăn cũng thật nhanh. “….” – Bất chợt lão gào lên. Giọng lão khàn đặc, mấy con chữ như bị tắc và gãy từ trong họng. Và khi lão gào thêm một tiếng nữa, chúng văng ra thành những cục máu. Mồ hôi lão nhễ nhại nhưng không phải vì nóng. Những giọt mồ hôi lạnh như nước đá. “Cướp…Ối giời ơi…Cướp…”
21 Tháng Sáu 20151:37 SA(Xem: 31322)
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.
07 Tháng Sáu 20152:55 SA(Xem: 31349)
Lẩn thẩn với màu Sắc Bây giờ quá nửa đêm Có thể giữa ngày- và Lại đi trên đường dài