- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRÁI CẤM, CUỐI THÁNG BA

12 Tháng Tư 202310:14 CH(Xem: 6631)

Người đàn bà đi tìm tự do-LMP
Người Đàn Bà Đi Tìm Tự Do - tranh Lê Minh Phong

Thy An  

TRÁI CẤM, CUỐI THÁNG BA 


thy an
NGÀY 07 THÁNG 03-2023

 

câu thơ rải trên đường

tìm không ra dấu chấm hết

chỉ toàn dấu phẩy

lạc loài chữ nghĩa run tay

gật đầu cười ha hả

mặc cho hành tinh đang chuyển mình tàn phá

cứ reo vui trên những mong manh

mặc cho dưỡng khí của buồng phổi

đang lần hồi cạn kiệt

 

em ngồi trầm ngâm như nỗi buồn

của những bức tường màu trắng đục

bao nhiêu trật tự trong đầu đảo lộn

những mưu toan cũng tan hoang

nhảy múa từng vòng tròn trí nhớ

trong suốt mùa mưa lê thê

đêm thênh thang ngập rác

ngơ ngác con phố nhỏ đón ta về

 

sáng sớm ly cà phê bọt trắng

hở hang vệt nắng đầu xuân

núi đồi em nở hoa trên dung nhan cảm hứng

như những nhánh sông trôi về biển lớn

cuộc tình thất thập gọi trái tim thức dậy

một chậu đầy hoa thôn dã

bám vào phiêu lãng

trăm năm chạy tìm ánh sáng

của ân sủng trời ban

cảm tạ

 

ngày sinh nhật trao nụ cười

như trong veo ánh mắt

hẹn về rực rỡ mặt trời

thắp lửa yêu thương trong tim

thiết tha như ý thơ…

 

thy an

cho 07-03-2023

 

 

CUỐI THÁNG BA

 

 

lạng quạng đá vào chân bàn

đau quá tỉnh ngủ ngay

đêm qua đã làm gì và sáng nay sẽ làm gì ?

‘đã’ và ‘sẽ’ là những chữ trói buộc, không thích nghe

ai cũng biết : hôm qua đã chào đời

và hôm nay sẽ phải sống

(quá đơn giản nhưng không dễ)

 

mở tung cửa cho không khí ùa vào

buổi sáng thoải mái

nỗi hốt hoảng của người thức dậy

da thịt hơi nhăn

khớp xương hơi mỏi

vẫn còn mùi của người trên chăn gối

hình như đêm qua không có ác mộng và yêu tinh

nhục thể ngủ yên và thú tính không trổi dậy

 

hai mươi tháng ba : mùa xuân khí tượng

chẳng ai ghi nhận vì trời quá lạnh

uống ly cà phê thiếu sữa cùng người bạn già đại học

tranh luận chuyện triết vu vơ

Descartes, Kant, Spinoza

chuyện chiến tranh hòa bình

Poutine, Ukraine, Tập Cận Bình

chả cần có lý

giá trị câu nói không hơn mẫu bánh nhai ngấu nghiến

 

mùa xuân đi trong bụi mưa

nghe quý giá của im lặng

hoang phí đổ ra quá nhiều

ở những khúc quanh cuộc đời

độ dày độ mỏng của suy nghĩ trát lên ký ức

tuổi thất tuần da nhăn trên mặt

giác quan mỏi mệt

chỉ còn trái tim đang cần chút lửa ấm dân gian

cuối tháng ba…

 

thy an

 

 

TRÁI CẤM

 

người đàn ông vỗ lên da người đàn bà

nghe mát

tiếng kêu khơi dậy vài thứ dục vọng

có khi êm đềm

có khi dậy sóng

 

những vực sâu và đường rãnh không lối thoát

xoáy mòn trần gian mỏi mệt

hang màu đen và đồi núi nhô cao

thiên thần đùa chơi cùng quỷ dữ

thì thầm chuyện A Dông Ê Và

trên trái cấm vẽ lên địa ngục

 

trong chuồng có con thú sát sanh

nhe nanh hăm dọa

một chút nhen nhúm của trí tuệ

(thông minh hay ngu đần)

khi cám dỗ hành hạ thân xác

giữa khoái lạc và cực hình

tiếng chuông vàng run nhẹ tâm thức

nghe lao xao mấy cảnh trần ai

đắm đuối mệt lòng

ngã quỵ…


thy an

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78342)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100363)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81287)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192248)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84793)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114759)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84775)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96395)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92849)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100402)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.