- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƯƠNG MÃI NỤ QUỲNH HƯƠNG

01 Tháng Tám 20227:00 CH(Xem: 8534)


 

 hoa quynh 1

 

 

 

Hoàng Thị Bích Hà

THƯƠNG MÃI NỤ QUỲNH HƯƠNG

 

“Những cái nắm tay thời thanh xuân chưa đủ để thành duyên nợ

Sông cứ lở bồi làm cho người sợ những chuyến sang sông”.

(Thơ: Trần Đình Thọ)

 

 

Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu…được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn.

Quỳnh Trâm năm nay 13 tuổi, Bội Trâm 10 tuổi. Hai chị em rất dễ thương, nét mặt thanh tú, thông minh giống nhau đến mức như búp bê chị và búp bê em. Hai nàng sinh trưởng trong một gia đình thương gia có cửa hiệu buôn bán ở đường Phan Bội Châu, Huế. Dân gian thường gọi là đường Ngã Giữa (Từ1976 đường đổi tên Phan Đăng Lưu). Cửa hiệu lúc nào cũng khách khứa vào ra tấp nập. Để đáp ứng nhu cầu công việc làm ăn ngày càng phát đạt, ba mẹ mướn thêm người làm. Còn hai chị em chỉ có mỗi chuyện học hành và học nữ công gia chánh ở trên tầng lầu. Trước ban công bác Tâm (ba của hai nàng) đặt một chậu cây quỳnh. Đó là loại hoa mà qua sách vở hai chị em rất thích. Ba dặn hai chị em rằng:

-  Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. Vì vậy, luôn để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước. Không nên tưới thường xuyên. Vì cây quỳnh chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non và không có hoa.

Lúc rảnh rỗi hai chị em thường ra đứng ban công ngắm cây quỳnh và chờ đợi mùa hoa nở sớm. 

Bắt đầu từ hôm nay, bác Tâm mời một anh sinh viên về dạy kèm cho hai chị em. Anh tên là Dương Duy Phước, người ở Nguyệt Sương- Một xã vùng ven thành phố.  Anh là người thông minh, hiếu học và rất chịu thương, chịu khó. Anh hiểu gia cảnh khó khăn của mình. Ba của anh mất sớm, nhà chỉ có hai mẹ con nên sớm tự lập từ lúc bắt đầu bước vào lớp Đệ tam Trường Quốc Học. Ngoài giờ học, anh đi làm thêm như làm gia sư cho con cái các gia đình có điều kiện trong thành phố. Năm nay được người bạn giới thiệu anh với gia đình Bác Tâm.

Buổi hẹn gặp đầu Bác Tâm chịu anh liền vì thấy dung mạo khôi ngô, dáng vẻ học thức, ăn nói lễ phép, lịch thiệp. Bác Tâm rất lấy làm hài lòng khi gửi hai cô con gái cưng cho anh kèm cặp để bước trên con đường học vấn mà gia đình rất kỳ vọng.

Quỳnh Trâm năm nay học lớp đệ lục của trung học đệ nhất cấp. Bội Trâm học lớp nhì cấp tiểu học.

Hôm nay là buổi học đầu tiên, hai chị em tiếp thu rất tốt. Làm anh gia sư cũng vui trong lòng. Hai bé ngoan, chăm học và dễ thương. Duy Phước thấy lòng ấm áp khi được gia đình Bác Tâm tin cậy và đặc biệt hai cô trò nhỏ quý mến.

Cứ mỗi tuần, ngày ba buổi, sau bữa cơm tối là anh Duy Phước tới căn phòng học trên lầu nhà bác Tâm để hướng dẫn hai chị em học. Duy Phước dạy đủ các môn trong chương trình học cho hai em. Quỳnh Trâm và Bội Trâm thông minh sáng dạ nên tiếp thu rất nhanh. Nhiều bữa làm xong bài tập sớm 15 phút  thì anh gia sư lại kể chuyện văn chương, khi thì một truyện ngắn của một nhà văn tên tuổi, khi thì giảng giải những điều các em thắc mắc về hiện tượng tự nhiên hay cuộc sống.  Hôm nay, làm bài xong sớm đạt kết quả tốt, thầy giáo trẻ và hai cô trò nhỏ ra ban công chơi thư giản một chút. Cây hoa quỳnh đã bắt đầu tỏa ra những nhánh mới, hứa hẹn mùa hoa sẽ tới. Bội Trâm nói:

- Em chờ dài cả cổ mà chưa thấy Quỳnh trổ bông?

Anh Duy Phước ân cần giảng giải:

-Trong thiên nhiên, có nhiều loài cây phải rất lâu mới ra hoa một lần như hoa Quỳnh, khi hoa nở dân gian vẫn quan niệm hoa Quỳnh mang lại điềm lành cho gia chủ (nhưng chỉ nở về đêm).

Quỳnh Trâm mỉm cười rồi thỏ thẻ:

-      Tên em có chữ Quỳnh chắc là ba mẹ yêu hoa quỳnh lắm mới đặt tên con gái đầu có hơi hướng của Quỳnh. Vậy anh có thể cho em biết thêm về hoa Quỳnh?

Hoa quỳnh (tên chính xác là Chi Quỳnh) –thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Đó là loài hoa chỉ nở về đêm, hương nhẹ nhàng thanh tao và quyến rũ, những bông hoa rất đẹp với màu trắng tinh khôi nhưng chỉ nở được hai tiếng là hoa sẽ tàn và đó là phút giây đẹp nhất của nó.

Bội Trâm hỏi:

- Vậy Quỳnh nở bông vào mùa nào trong năm? Sao em nghe nói nó không chịu nở vào ban ngày. Đợi mọi người ngủ rồi mới nở là sao?

Anh lại ôn tồn nói tiếp:

-Quỳnh thường nở vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Hoa quỳnh nở vào ban đêm trong khoảng thời gian từ 8 – 9 giờ tối. Bởi vậy, nhiều người có thú vui tao nhã ngắm hoa quỳnh nở.

Bội Trâm nhún vai tiếc rẻ: Hoa đẹp và hương thơm vậy mà chỉ nở về đêm.

Anh Duy Phước nói:

-Nguyên nhân hoa quỳnh nở về đêm được các nhà sinh vật học lý giải rằng nhằm để tránh cái ánh nắng ban ngày của mặt trời. Và vì sao hoa quỳnh chỉ tồn tại từ 3 – 4 tiếng là do hoa quỳnh cần giảm sự bốc hơi nước. Do vậy, hoa quỳnh nở rồi lại tàn ngay, đây cũng là đặc tính để hoa này có thể thích nghi được với cuộc sống. Nó khiêm nhường nở về đêm và chỉ dành cho những tâm hồn thanh tao biết đợi chờ. Hoa Quỳnh còn có ý nghĩa là loài hoa tượng trưng cho một “vẻ đẹp thủy chung”, như một tình yêu chung thủy, dâng hiến cho người tình trăm năm với một tâm hồn thanh tao và chỉ nở một lần cho tình yêu rồi phai tàn.

Cả ba im lặng hồi lâu chìm vào suy tưởng.

Gia sư họ Dương tiếp: 

-Trong những đêm trăng thanh, bên khung cửa sổ, cầm một tách trà ngắm nhìn những cánh hoa trắng tinh khiết, quyến rũ đua nhau nở trong đêm, tỏa hương thơm dìu dịu, là một thú vui tao nhã. Các cụ ngày xưa canh thời gian hoa quỳnh nở, mời bạn bè đến ngắm hoa nở, đối ẩm bên tách trà, luận sự đời cũng là một một thú vui nhàn nhã, cũng là một trong những cách hưởng thụ cuộc sống. Nghe anh giải thích, hai chị em càng mong chờ quỳnh nở hoa!

Quỳnh Trâm dặn:

 - Khi hoa nở, em sẽ báo anh qua ngắm hoa cùng tụi em!

Duy Phước đáp:

-Anh nhớ rồi và rất vui vì điều đó!

Phải nói anh giỏi đều các môn và dạy rất có tâm. Anh truyền đạt kiến thức dễ hiểu. Vì vậy, từ nhỏ anh đã có nguyện vọng thi vào sư phạm. Từ ngày có anh Duy Phước kèm cặp hai chị em học hành tiến bộ nhanh lắm. Hai chị em quý “anh thầy trẻ”của mình và cũng rất hứng thú trong học tập. Đặc biệt là Quỳnh Trâm tỏ ra rất có cảm tình với thầy giáo trẻ. Thời gian thấm thoắt mới đó mà năm nay Quỳnh Trâm đã đậu vào lớp đệ tam của trường Trung học Nữ Thành nội, còn Bội Trâm vào lớp đệ lục. Hai chị em cũng muốn sau này sẽ làm cô giáo. 

 

Hai chị em, mỗi người mỗi vẻ nhưng đều toát lên vẻ thanh tú. Bội Trâm đôi mắt rất có hồn, da trắng, mái tóc vàng mơ mỏng như tơ. Quỳnh Trâm 16 tuổi đã ra dáng thiếu nữ rồi! Đôi mắt đen láy, hàng mi cong dài. Đôi má ửng hồng trên khuôn mặt trái xoan. Mái tóc thề đen nhánh xỏa bờ vai thơm ngát hương bồ kết. Mỗi lần đi học về trong tà áo dài, bước đi nhẹ nhàng khoan thai. Cô làm việc gì cũng giỏi từ nấu các món, làm bánh hay đan lát thêu thùa rất khéo tay. Những ngày không có giờ dạy, nàng cảm thấy nhà thiếu vắng một người, nàng trộm nghĩ: “chẳng lẽ con tim bắt đầu xao xuyến rồi sao! Nhưng không được, phải học trước đã! Thương ai, để trong lòng còn chuyện học vẫn là ưu tiên một.”

 Còn Duy Phước không hiểu sao ngồi cạnh Quỳnh Trâm thì có cảm giác bồi hồi khó tả, nên anh thường ý tứ, bổn phận người gia sư và ngồi nghiêm túc, phía đối diện để chỉ vẻ cho hai em học bài một cách cặn kẽ, dễ hiểu nhất có thể.

Thấm thoắt thời gian trôi qua, anh Duy phước đã là một chàng thanh niên rắn rỏi cương nghị mà lịch thiệp, còn hai cô tiểu thư cũng mặn mà duyên dáng lắm. Mỗi lần làm bài tập, Quỳnh Trâm và Duy Phước vô tình chạm tay nhau, rồi ánh nhìn trìu mến của cả hai dành cho nhau báo hiệu cho một cuộc tình mới chớm. Mỗi lần Duy Phước về dưới quê với mẹ mấy ngày, Quỳnh Trâm cảm thấy thật trống trãi. Cô tự hỏi lòng: “hay là mình đã yêu?”. Vì mỗi lần bắt gặp ánh mắt của trìu mến của Duy Phước, nàng đem lòng thương tự bao giờ. Nhưng con nhà gia giáo, Quỳnh Trâm luôn e dè đúng mực. Vẫn cung cách lễ độ, chăm lo học hành dù “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Duy Phước rất quý hai chị em và đặc biệt trong anh hình bóng Quỳnh Trâm mỗi ngày một đậm nét hơn. Anh biết là con tim mình cũng đập những nhịp khác thường nhưng nghĩ rằng mình sẽ phải đi học xa, thêm gia cảnh mình sẽ không xứng với nàng, phần vì mình có người thân đi hoạt động Việt Minh mà ba mẹ nàng là dân kinh doanh (nói theo cách hồi đó là nhà tư sản) thì liệu có dung hòa. Dù nàng và gia đình nàng không nghĩ vậy!

Mấy hôm nữa là chàng phải chia tay với hai bé và gia đình Bác Tâm để vào nam học sư phạm.

Hôm nay, Bác Tâm bảo:

- Hết giờ dạy vào thư phòng gặp bác có chút chuyện.

Duy Phước nghe hồi hộp quá! Không biết chuyện vui hay buồn?

Duy Phước bước vào phòng gặp bác Tâm đang ngồi bên khay trà mới pha sẵn, chỉ chiếc ghế đối diện cháu ngồi xuống đây, uống tách trà với bác.

Bác nhấp ngụm trà rồi thong thả bảo:

-      Con dạy các em đã ba năm qua, các em tiến bộ lắm! Bác rất tiếc khi phải xa con. Vì chuyện học hành của con và tương lai còn dài phía trước. Nhưng con hãy xem nhà bác như nhà con, sau này mỗi lần về Huế con cứ tới chơi với gia đình. Bác biết con đã nhiệt tâm dạy dỗ các em. Hai bác rất quý cháu! Bác có lời thế này:

-       Con có muốn làm rể nhà bác? Thì một trong hai đứa, Quỳnh Trâm, Bội Trâm, đợi khi hai đứa đậu vào sư phạm, đi dạy. Lúc đó con thích đứa nào bác sẽ gả cho con!

 

Duy Phước cảm động quá, rưng rưng không nói nên lời. Anh ra chiều suy nghĩ rồi cung kính trả lời:

 

-      Con thưa bác, con rất vui khi được bác thương, trước hết con xin cảm ơn tấm chân tình của bác dành cho con, chuyện trăm năm là chuyện hệ trọng bác cho con thêm thời gian. Con phải cố gắng học hành rồi có công việc làm ổn định .Vì con nghĩ mình bây chừ chưa xứng với em Quỳnh Trâm.

 

-      Thế rồi, chàng từ biệt hai em, nắm tay Quỳnh Trâm và dặn dò chuyện học hành kỹ lưỡng. Anh từ biệt gia đình, khăn gói vào nam học sư phạm. Những ngày sống xa Huế, Duy Phước lòng đầy nhung nhớ, nhớ lời hẹn ngắm nụ quỳnh sẽ nở vào đầu thu năm tới. Phước biết mình đã yêu nhưng lòng đầy mặc cảm hoàn cảnh nghèo khó, mẹ góa con côi. Và một rào cản gia đình bác Tâm lại là tư sản thành thị không thể môn đăng hộ đối.

Sau biến cố 75, anh về dạy rồi làm hiệu một trường trong thành phố. Còn chị Quỳnh Trâm vào làm trong ban phụ trách đời sống của trường sư phạm.

 

Khi tôi nhập học tại trường, có dịp gặp chị - giai nhân một thời của Huế, với nét mặn mà duyên dáng, nét đi dáng đứng chuẩn mực. Mỗi lần tới gặp chị để nhận các nhu yếu phẩm dành cho sinh viên ngoại trú, tôi rất ấn tượng với chị- một vẻ đẹp đài các, phúc hậu, điềm đạm chỉnh chu. Một vẻ đẹp phải nói là của các cô gái Huế xưa mà tôi lấy làm ngưỡng mộ. Tôi rất thích phong cách làm việc của chị lúc nào cũng nhiệt tình, ân cần chu đáo.

 

Thế rồi tôi ra trường, xa chị từ đó. Tôi được điều động đi dạy ở một huyện miền núi cách Huế 100km. Nói sao hết những gian khổ của cuộc sống và công việc nơi rừng heo hút gió, hai bên đường thì lau lách bao phủ. Người dân tộc thiểu số chiếm phần lớn. Đường sá đi lại khó khăn. Ăn uống thiếu thốn. Ra đi, được phát 2 lọ thuốc chống sốt rét và một cái chăn bông, chừng đó thôi là đã hiểu phải đối mặt với những gì. Nên khi có quyết định cho về Huế học tiếp là mừng lắm!

 

Sau hai năm giảng dạy nơi đây, tôi được đi học cbql thời gian 1 năm tại TP Huế. Được về nhà, là vui rồi! Mừng khấp khởi khi được về xuôi chứ cũng chẳng mơ mộng gì làm quản lý. Mặt non choẹt nói ai nghe! Chủ nhiệm mấy đứa học trò thôi mà nhiều khi mệt bở hơi tai với tụi nó rồi (nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò mà). Mình cũng từng trải qua hạng thứ 3 này rồi nên không lạ gì! Về nhà mình còn sà vào lòng mẹ nhỏng nhẽo thì quản lý, quản liếc gì. Chỉ là về đi học để gần nhà ăn cơm mẹ nấu thôi. Nghĩ đến đó mừng khấp khởi rồi!

 

Khi về nhập học tại trường cbql, gặp lại chị Quỳnh Trâm, chị đã đổi về công tác tại đây, chị em gặp nhau như người thân lâu ngày gặp lại.  Bỗng tôi có quyết định điều động đột xuất tới dạy trường do anh Dương Duy Phước làm hiệu trưởng. Thế là tôi kể với chị là bữa nay mới đổi về dạy một trường gần trung tâm thành phố, sếp của em là anh Dương Duy Phước. Nghe nhắc đến tên anh, ánh mắt chị vui hẳn lên. Thả ánh nhìn vào cõi xa xăm như đưa chị về lại những năm tháng thuở thiếu thời. Chị kể cho tôi nghe mối tình đầu của chị là tình yêu chị dành cho anh Duy Phước- thầy dạy kèm của chị. Chị nói do duyên nợ không thành chứ chị thương anh Phước lắm! Mà chị cũng tin rằng anh cũng thương chị. Nhưng thôi, giờ mỗi người có một ngã rẽ khác nhau, chị giữ lại cho riêng mình những kỷ niệm êm đềm, trong sáng với anh! Thế là đủ, lòng thầm mong anh luôn hạnh phúc! Tôi có cảm giác là chị càng thương quý tôi hơn sau khi biết tôi là lính lác của anh Duy Phước. Chứng tỏ tình cảm chị dành cho anh rất sâu đậm. Nếu tôi là em gái của anh Phước thì chị sẽ thương tôi biết chừng nào! Hai chị em thường ngồi bên nhau những lúc rảnh rỗi tâm sự chuyện đời, chuyện người không biết bao nhiêu là đủ. Tôi cũng kể với sếp tôi về những câu chuyện tâm tình của chị em tôi, anh nhìn xa xăm, như ngược về miền quá khứ. Tôi có cảm giác họ không thể quên nhau, nhưng ai cũng có bổn phận của mình, phải sống cho cả những cuộc đời khác nữa. Nên tất cả đều gửi trọn vào ký ức ngọt ngào một thuở, lòng thương mãi nụ hương quỳnh hương chưa kịp nở.

 

…Bẵng đi một thời gian, do hoàn cảnh riêng, tôi trôi dạt vào Nam và từ bấy đến giờ không gặp lại chị. Mỗi lần về Huế, tôi cũng dò hỏi nhưng nay chị không làm ở trường cũ nữa, không biết giờ chị ở đâu? Nhưng rõ ràng chị cũng có một chỗ đứng trong lòng tôi đầy mến mộ. Tôi quý cả hai người nên lòng cũng chạnh thương những nụ quỳnh chưa nở.

 

 Với tôi, vẫn mong đầu thu tới, trong một đêm trăng thanh sẽ có dịp ngắm hoa quỳnh bên tách trà thơm hàn huyên cùng những người tôi trân quý!

 

 

Sài gòn ngày, 7/7/2022

Hoàng Thị Bích Hà

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 874)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 1131)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 1091)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1178)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 994)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1552)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1404)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1446)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1320)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1440)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *