- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGÀY X

21 Tháng Bảy 202211:05 CH(Xem: 21772)
BENH VIEN TÂM THAN TRUNG UONG 1
Bệnh viện tâm thần trung ương 1 - ảnh Internet

 

Truyện ngắn 

NGÀY X

Ngô Quốc Phương

 

 

Ngày X, tôi tỉnh dậy trên giường, bác sỹ, y tá và cả hộ lý nhìn tôi, cái nhìn từ trên xuống, còn tôi thấy họ chụm đầu, vài đôi mắt kính của họ lấp loáng những tia sáng, những ngọn đèn trên trần cũng hắt xuống một thứ ánh sáng dịu.

 

Thế là bác tỉnh rồi đấy, một vị nói.

 

Bác thấy trong người thế nào? một vị khác lại nói.

 

Rồi khi mấy vị di chuyển sang phòng khác, mà tôi chắc là thăm một giường khác, một bệnh nhân nội trú mà hôm đầu khi tôi còn tỉnh đã gặp, từng chào hỏi nhau, ghé sát xuống mặt tôi và bảo:

 

Bác tỉnh đúng lúc đấy, đất nước được tự do rồi.

 

Tự do rồi? tôi như muốn nói, nhưng lại chỉ có thể thể hiện bằng mắt.

Ông bạn bệnh nhân liền bảo:

 

Bác đừng quá ngạc nhiên, bao lâu, nay đến lúc rồi.

 

Báo chí nội, ngoại quốc, quốc tế, khu vực đăng đầy.

 

À mà hay lắm bác nhé, ông bệnh nhân nội trú ngồi hẳn xuống chiếc ghế bên giường, vừa được kéo ra.

 

Nghe nói là bây giờ báo chí được đăng thoải mái, báo chí tư, xuất bản tư tự do. Các giáo hội độc lập được thành lập khắp nơi, công đoàn cũng thế. Và nhất là các hội đoàn, đảng phái. Ai ra cứ ra, ai lập cứ lập.

 

Hiến pháp mới đang được soạn, dân sẽ phúc quyết, quốc hội lâm thời, chính phủ lâm thời đang được hoạt động, toàn những thành phần ưu tú, nhiệt thành đến từ khắp nơi, trong và ngoài nước.

 

Ồ, bác đừng xúc động, cứ từ từ tôi sẽ kể cho mà nghe, rồi tôi cho bác mượn điện thoại của tôi đây mà xem tin, ông bạn trong bệnh viện vừa nói, vừa lấy tay chạm vào màn hình cái điện thoại di động, lướt chậm thôi, nhưng đủ để cho tôi thấy tin tức từ các cơ quan báo chí khác nhau, trong và ngoài.

 

À, có thực chất không, có hòa bình không và có bền vững không à? Ông ấy đoán ý tôi.

Hoàn toàn, hoàn toàn.

 

Quân đội và cảnh sát, tòa án, viện công tố... chính quyền từ trung ương đến địa phương giờ đều tuyên bố trung thành với dân, và họ được lâm thời cử đặt người chỉ huy, lãnh đạo của dân mà.

 

Không có súng nổ, đổ máu gì đâu! Thật may mắn cho đất nước.

 

À, quốc tế, phản ứng quốc tế phải không? Ông bạn lại đoán qua nhìn ánh mắt, khóe miệng và vài cái giật giật nhẹ trên cơ mặt tôi, đáp:

 

Liên hợp quốc, các tổ chức phương tây, khu vực, các hội đoàn quốc tế đều chúc mừng, các đoàn ngoại giao đều không dè dặt hoan nghênh và Liên hợp quốc hứa sẽ lập đoàn quan sát viên độc lập để quan sát cuộc bầu cử tuần sau đây này...

 

Không có viên đạn nào nhé, và hội mấy nước trong châu lục và khu vực cũng gửi lời chúc mừng này, bác cứ từ từ, tôi cho xem.

 

Ồ lãnh đạo mới à? Họ nhiều người ở tù ra đấy, hay nhiều người bị kiểm soát, canh giữ, quản thúc tại gia, hoặc là bị theo dõi, cho vào sổ đen, bị "bánh canh" lâu nay, cả một số ở bên các hội đoàn bên xã hội dân sự ngoài nhà nước, các hội đoàn tôn giáo, dân tộc, giáo dục, luật sư, ký giả, giới hoạt động độc lập v.v... cũng cử người tham dự. Cả các học giả, nhà khoa học, văn nghệ sỹ cũng góp tay, giới trẻ rất nhiều và cả thành phần trung niên, cao niên còn nhiệt huyết cũng lắm, nghĩa là trí thức, nhân sỹ độc lập, ái quốc, đủ thành phần đều có thể tham dự.

 

Bác và tôi phải khỏe nhanh lên đi nhé!

 

Ồ, bác đừng cố ngồi dậy! Bác nói gì, để tôi nghe? Ông bạn chung phòng bệnh ghé sát vào tôi, nghé tai, rồi bảo:

 

À, tôi hiểu rồi, bác nói là bác bệnh, bác hưu, chỉ mừng cho đất nước và chỉ dự khán thôi phải không?

 

Tôi thì tôi không đồng ý đâu, tôi sẽ xin bác sỹ ra viện, tôi muốn về góp ý cho các con tôi, cả cháu tôi nữa và tôi đến để chào bác đấy, may mà bác đã tỉnh và khỏe hơn.

Bây giờ giáo dục, y tế, luật pháp, kinh tế và đủ thứ xã hội, hạ tầng, bang giao, nội trị, đều phải sửa, phải xây, cánh già mình biết gì thì sẽ góp ý, giờ tự do rồi, chẳng sợ chi.

À, ban nẫy tôi quên chưa nói, lãnh đạo cũ ai muốn đi thì đi, ai muốn ở thì ở, ai muốn phục vụ cứ phục vụ.

 

Ồ, bác đừng nhìn tôi như thế, tôi có đến từ hành tinh lạ đâu! Không tin, bác cứ xem TV hay báo, mạng thì sẽ biết.

 

Ừ, mà phải đấy, những người ở tù ra, họ kêu gọi thực hành khoan, dung, nhưng cũng có nhiều ý kiến kêu gọi những ai tự thấy có tội với nhân dân, đất nước, dân tộc, thì ra đối diện công lý, sẽ có xét xử, nhưng chắc sẽ có ân xá, khoan dung...

 

À, thôi, tôi nói thế nhiều rồi, đã đến giờ X, tôi phải đi nhé, tôi đã sắp sẵn áo quần để ra viện về nhà rồi, bác ở lại mạnh khỏe, chóng bình phục nhé, tôi đi.

 

À, tôi bật màn hình TV cho bác coi nhé, nhưng tôi để tiếng bé, cho bác nghỉ ngơi, đỡ bị ồn.

 

Nói đoạn, ông bạn bệnh nhân bấm cái điều khiển, vẫy tay chào tôi và khẽ khép cửa phòng, rút nhẹ...

 

Ngô Quốc Phương

London, ngày 15/7/2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 202510:45 CH(Xem: 1764)
Hồi ký này tôi viết từ rất lâu, nhưng chưa từng phổ biến vì nhiều lý do. Nay, sau 50 năm nó không còn tính thời sự nữa, tôi xem lại, sửa chữa những sai sót và cho phổ biến như là một tài liệu mà tôi là chứng nhân. Tôi không phải là văn sĩ, cũng không là ký giả viết phóng sự nên văn vẻ võ biền, luộm thuộm, xin mọi người niệm tình tha thứ. Tôi cam đoan viết lại những điều mắt thấy tai nghe, mốc thời gian được ghi lại cẩn thận qua kinh nghiêm viết nhật ký hành quân khi còn làm ban ba tiểu đoàn tác chiến. Để mở đầu, trước tiên tôi xin giới thiệu cái “Tôi” đáng ghét ở đây, đó là điều bất đắc dĩ, vì cái "tôi” là nhân vật chính, là một chứng nhân kể lại những gì đã xảy ra, trong hồi ký này, và để người đọc biết được cơ duyên nào tôi có mặt tại đó.
26 Tháng Tư 20252:10 SA(Xem: 4579)
gã ngồi khóc một mình/ không vì chất da cam / làm chết con nghé què / bỏ vườn đi lên tỉnh / ** gã nằm khóc một mình / chẳng vì mất tình yêu / của con bồ hàng xóm / vượt biên sau bảy lăm
25 Tháng Tư 20256:47 SA(Xem: 3088)
Ta gối đầu lên đêm gió hú Cội nguồn mở cửa ngón tay trăng Những câu kinh ròng ròng máu đổ Tiếng chuông ngân xương trắng tủi hờn
25 Tháng Tư 20255:54 SA(Xem: 2683)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng. Có bố là công chức từ thời Vua Bảo Đại, ngay sau Hiệp định Genève 1954 ông quyết định đem toàn gia đình vào Nam và chọn định cư ở Đà Lạt. Vũ Xuân Thông tiếp tục theo học trường công lập Trần Hưng Đạo, tới Tú tài 2 không có lớp nên VXT phải vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An cho đến hết năm cuối trung học
24 Tháng Tư 202510:10 CH(Xem: 4775)
Ai vẽ một đường viền cộng đồng âm nhạc / Lá cỏ ngồi lên hương / Những choàng tay nhau níu cần đêm lạnh / Đàn bập bùng mưa trống vỗ / Thời xa xăm
24 Tháng Tư 20254:11 SA(Xem: 3646)
Năm 1954, khi di cư từ Bắc vào Nam, tôi còn bé lắm. Đại gia đình chúng tôi chọn Tuy Hòa làm nơi an cư lạc nghiệp. Bởi vì có người bà con đã định cư và làm việc ở đó. Ba tôi dạy học mãi ngoài Hội An, nên tôi ở lại Tuy Hoà với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông.
24 Tháng Tư 20252:14 SA(Xem: 3002)
Khi nào thì chúng ta- những người bạn, người thân,.. tâm sự cùng nhau, chia ngọt sẻ bùi? Người ta thường nói: Chia vui để được vui hơn, chia buồn để nỗi buồn vơi đi. Điều đó đúng với người thật sự là bạn, người thân, tri kỷ. Nhưng khi trải lòng, trút cạn nỗi niềm cần đúng người đúng việc và đối tượng chia sẻ là với những người tin cậy, đối xử với nhau thật sự chân thành. Có người nghe với thái độ thờ ơ, hờ hững hoặc lãng tránh: “Câu chuyện của mày không liên quan đến tao nhá!”
24 Tháng Tư 20251:36 SA(Xem: 3655)
Em hiền như ly nước mát / Đơn giản như nụ cười không son / Là quả trứng buổi sáng, là tô canh rau buổi chiều / Là cơn mưa thì thầm trên thềm khuya / ** Em là xếp của nhớ thương / Em oai như nữ tướng / Em tính toán rạch ròi / Em rất bao dung
18 Tháng Tư 20256:00 SA(Xem: 3993)
Dưới màu hoa, như lửa cháy khát khao / Anh nắm tay em, bước dọc con đường vắng / Chỉ có tiếng ve, trong trưa hè yên tĩnh / Không cho lòng ta yên
16 Tháng Tư 20259:59 CH(Xem: 3129)
Em hoa quỳnh nở về đêm / Tôi thằng trộm đứng bờ phên ngập ngừng / Hương một làn bỗng thơm lừng / Tôi hoàn lương chỗ đã từng lưu manh