- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

UKRAINA: CUỘC CHIẾN TIỀN ĐỒN BẨN THỈU / BIDEN LÊN ÁN PUTIN LÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH

18 Tháng Ba 20229:28 CH(Xem: 8456)

  

 

ukrainian soldiers fire
UKRAINA: CUỘC CHIẾN TIỀN ĐỒN BẨN THỈU 
   

BIDEN LÊN ÁN PUTIN LÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH     

Chính Đạo     


N
gày 25/2/2022, một ngày sau khi Vladimir Putin cho lệnh đại quân Nga xâm lăng Ukrania từ ba hướng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Bắc, trong khi oanh tạc cơ và tên lửa đủ cỡ tàn phá, khủng bố các thành thị, bất ngờ nhận được e-mail của Vũ Thái Khiêm, sinh viên electrical engineering tại Đại hoc Texas-Tyler: “Giả sử Mỹ không có support từ NATO mà Nga & Trung Quốc cả 2 đánh Mỹ cùng lúc thì ông Nội nghĩ Mỹ có thắng được không?"

 

Tôi đáp: “...Dear Khiem: Thứ nhất, không có chuyện "giả sử" cháu nêu ra đâu. NATO là một sản phẩm của chiến lược hoàn cầu của Mỹ. Thứ hai, không thể có một liên minh chân thành Nga-Tàu Cộng chống Mỹ. Thứ ba, cơn điên rồ của Vladimir Putin  và Xi-Jinping khi xâm lấn lân bang và mở rộng “vùng ảnh hưởng” [sphere of influence] theo lối tằm ăn dâu—chưa đủ khiến chiến tranh nguyên tử xảy ra. Trong nhiều thập kỷ tới, thế giới chỉ biến chuyển giữa hai đối cực chiến tranh lạnh [cold war] và hòa bình nóng [hot peace].”Sẽ có những cuộc chiến tiền đồn [outpost wars] mà bom nguyên tử loại bỏ túi [low-yield nuclear bombs]—giống kiểu hai trái bom thả xuống nước Nhật năm 1945—có thể được xử dụng; nhưng những kho bom có sức công phá gấp cả ngàn lần vẫn được bảo vệ kỹ lưỡng ở Mỹ, Âu Châu, Nga, và Trung Hoa. Mặc dù Mao Trạch Đông từng muốn thấy một cuộc chiến toàn cầu hủy diệt nửa nhân loại, để Tàu vươn lên như siêu cường “Trung Quốc,”nhưng thật khó tin một tên độc tài nào dám nhấn nút hỏa tiễn liên lục địa mang vũ khí hạt nhân mở đầu thế chiến thứ ba, khi biết chắc cá nhân mình sẽ chết theo hàng tỉ người khác trong một hang động mới [bunker] nào đó.

 

Ngày 27/3, sau khi thất bại trong kế hoạch dùng biệt động Dù bắt cóc Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, Putin xa gần đe dọa sẽ dùng vũ khí nguyên tử.  Nhưng khối NATO không hề lùi buộc. Dư luận thế giới thêm gay gắt. Mỹ và khối NATO tăng gia cường độc các cuộc trừng trị răn đe [sanctions] trên mọi phương diện kinh tế, tài chính, và gia tăng chi phí quốc phòng. Viện trợ nhân đạo chi di dân và nạn nhân chiến tranh ào ạt đổ vào Ukraine. Ngày 15/3/2022, chính phủ Joe Biden ký sắc lệnh viện trợ khẩn cấp cho Ukraine 13 tỉ 6 MK.

Gas 

Trong khi “chiến dịch hành quân đặc biệt” của Nga không tiến triển tốt đẹp như dự định. Tổng thống Zelensky và đại đa số dân Ukraina cương quyết chống ngoại xâm bằng mọi phương tiện. Cho tới tuần lễ thứ ba của cuộc xâm lược, Putin chưa thu đoạt được chiến thắng ròn rã như tuyên truyển, mà đang xút đầu, mẻ trán với những thiệt hại không nhỏ. Khoảng trên 5,000 tới trên 10,000 lính Nga tử trận, kể cả Tướng Tư lệnh Phó Quân đoàn 41 và Tham Mưu trưởng đơn vị này. Hàng ngàn lính Nga bị bắt sống, kể cả các phi công. Vũ khí bị tổn thất nặng nề, gồm 2 phi cơ không người lái [drones] rơi lạc sang lĩnh thổ lân bang. Vùng lãnh thổ phía tây Ukraina giáp ranh các nước NATO vẫn nằm trong tay quân dân Ukraina, trong đó có quân đoàn tình nguyện ngoại quốc hơn 20,000 người mang 52 quốc tịch. Sau gần ba tuần xâm lược Ukraina, quân Nga mới chỉ làm chủ được miền Đông của Ukrauna, mở rộng vòng đai quanh Krưm [Crimea] nối liền với miền ly khai đông bắc Ukraina mà Quốc Hội Nga thừa nhận là độc lập.

 

MariupolCity


 

Ngày 14/3/20222, báo chí phương Tây loan tin Nga kêu gọi Tàu Cộng viện trợ cho cuộc xâm lược Ukraina, đặc biệt là lương thực đồ hộp, tên lửa chống tăng và phi cơ không người lái. Và, Putin thêm một lần đe dọa sẽ sử dụng loại hỏa tiễn liên lục địa mang bom nguyên tử với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.

 

Phe Mỹ và NATO quan tâm, nhưng có lẽ không chịu khoanh tay. Cố vấn An Ninh Jack Sullivan đã gặp mặt đại diện Tàu Cộng Dương Thiết Kỳ suốt bảy giờ để cảnh cáo Bắc Kinh về những biện pháp răn đe trừng phạt nếu tập đoàn Tập Cận Bình bất chấp luật pháp quốc tế ngả về phe Nga, hay đe dọa nền độc lập của Đài Loan, hoặc gây xáo trộn ở vùng châu Á Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.

 

Biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ và khối NATO là sẽ cấm nhập cảng dầu thô và khí đốt của Nga, bất chấp việc gia tăng giá cả chóng mặt từ hai năm qua do dịch Dơi Vũ Hán [COVID 19]. Mỹ và khối Anglo-Saxon cũng đang vận động tước bỏ qui chế Tối Huệ Quốc [Most Favored Nations] của Nga, dồn Putin vào chân tường.

 

Dĩ nhiên, vẫn có những nỗ lực dàn xếp hòa đàm. Qua trung gian Turkey và Israel, Nga và Ukraina đã gặp mặt bốn lần, trong những cuộc đối thoại giữa những người điếc. Không một lãnh tụ Ukraina nào chấp nhận cắt vĩnh viễn Krưm và các tỉnh miền Đông hay Nam cho Nga. Tòa án lương tâm nhân loại cũng khó thể chấp nhận việc những tên tội phạm chiến tranh dùng chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để cướp đoạt đất nước, lãnh hải, cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cũng có thể đưa ra một giải pháp Ukraina dưới quyền quản trị của quốc tế của Liên Hiệp Quốc như một giải pháp gỡ sĩ diện cho Putin, nhưng còn nhiều trở ngại.

 

Cô lập Putin hơn nữa là điều duy nhất Mỹ và phương Tây có thể làm. Hãy để số phận Putin cho dân Nga và Ukraina quyết định. Chưa cần chiến tranh nguyên tử, nhân loại đã và đang trở lại với thời kỳ chui rúc trong hang động mới như các bunker chỉ huy hay hèm trú bom, và ngay cả các ga xe điện ngẩm dưới mặt đất. Ví thử nửa nhân loại bị chết, vẫn còn cơ hội để tái thiết một cuộc sống mới đáng sống hơn.

 

Mùa Đông bi thảm này của hơn 40 triệu dân Ukraina—đặc biệt của bốn, năm triệu người tị nạn chiến tranh, hay những lĩnh hải lả mệt, đói khát trong các hầm trú bom, hay hành lang các ga tàu ngầm—rồi cũng sẽ qua đi. Cuộc sống vẫn tiếp diễn với những nhu cầu thưởng nhật.

Houston, 17/4/2022

Chính Đạo

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 658)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 844)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 928)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1022)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 853)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1426)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1279)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1331)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1181)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1330)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *