- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHÀ DƯỠNG LÃO

27 Tháng Mười Hai 20218:32 CH(Xem: 8985)

Anh Linh Trang-báo LaoDong
Các c được chăm sóc chu đá vin dưỡng lão ti Hà Ni
(
nh: Linh Trang - báo Lao Động)

 

 

 

Thái Thanh

NHÀ DƯỠNG LÃO

 


Đọc trên face tôi biết ở Mỹ có những người già khi con cái bận bịu hoặc vì hoàn cảnh neo đơn không người chăm sóc họ đã vào viện dưỡng lão ở trong những ngày cuối đời. Đa phần tôi thấy họ buồn bã, cô đơn hơn là hạnh phúc. Không hiểu sao dạo này tôi lại quan tâm đến điều này. Hồi trước mà nghe ai bị đưa đi viện dưỡng lão tôi thấy họ thật đáng thương nhưng bây giờ tôi lại thấy đó là điều bình thường.

Đúng là tư tưởng con người như vượn chuyền cành hay thay đổi liên tù tì. Cách đây chỉ mới mấy năm thôi một chị bạn chỉ lớn hơn tôi 5 tuổi; gia đình chị sống hạnh phúc, con cái nên người đứa nào có gia đình chị cũng đã mua nhà cho vốn riêng giờ chỉ còn hai vợ chồng già bên nhau, chị lại để riêng một số tiền lớn để cả hai vào Viện dưỡng lão sống cuối đời... Hồi ấy khi nghe chị nói vậy tôi liền cực lực lên án. Chị giải thích rằng: Ở Việt nam nay đã có nhà dưỡng lão cao cấp, có phòng riêng, tiện nghi đầy đủ, lại có bác sĩ chăm sóc sức khỏe, có bạn già chung cùng cảnh ngộ để tâm tình... Và cứ mỗi tuần mình sẽ được về thăm con thăm cháu như vậy vẫn được gần gũi thương yêu mà khỏi phiền hà gì con cháu hết.
Bây giờ  ngẫm lại lời chị nói tôi lại thấy như vậy cũng có vẽ được đấy chứ. Đi suốt cuộc đời này thấy người làm cha làm mẹ ai cũng dành tất cả sức lực, cả tuổi thanh xuân của mình cho con cái một sự hy sinh không cần bù đắp đến lúc toan về già yếu lại cũng muốn hy sinh vì không muốn phiền con, nên đi viện dưỡng lão có khi lại là ý hay.

Tuy nhiên mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh tùy theo hoàn cảnh, theo ý thích và theo số phận của mỗi người để có được sự thanh thản an lành cho đến phút cuối. Tôi đang có chiều hướng nghĩ đến nhà dưỡng lão cho mình nhưng tôi đắn đo vì không biết điều này có ảnh hưởng gì không hay cho con cháu mình không.
Tôi là một người mẹ đơn thân từ khi còn rất trẻ, một thân mình vượt qua mọi khó khăn vất vả của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Bây giờ đã đến lúc tôi phải nghĩ cho thân tôi thì chẳng có gì là sai.
Nhưng với tôi cuộc đời này luôn có sự ràng buộc nhau mà ta là người Việt. Cái lễ giáo thiêng liêng đã được dạy dỗ và sâu sắc trong ý thức trong trái tim của mỗi con người mà đánh mất thì tiếc lắm. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con" cơ mà. Nhưng đâu phải đứa con nào của mình cũng được ổn trên đường đời cả đâu, nên làm mẹ tôi vẫn không thể dứt bỏ được mà là chỗ tựa cho cái đứa khi vấp ngã trở về. Với cái đứa bận bịu, khi còn đủ sức khỏe tôi chia sẻ bớt công việc mà mình có thể làm được là chăm sóc cháu cho ba mẹ nó đi làm vì tôi biết nó không dễ kiếm được một người giúp việc toàn tâm như bà dành cho cháu. Con tôi đứa nào cũng thật đáng để thương yêu và tôi thích khi cha mẹ già yếu thì hãy để cho con được trả hiếu.
Tôi không thích cái quan niệm của ai đó cho rằng "Chớ nên làm đầy tớ cho con". Tại sao có thể đánh đồng tình yêu con yêu cháu thành một suy nghĩ cay như vậy. Ở Mỹ một đất nước văn mình, tôi thấy  có gia đình của bạn tôi. Cả đại gia đình họ sống chung với nhau, ông nội đã 75 hàng ngày lái xe đưa đón cháu đến trường. Bà nội nấu cơm cho  các con đi làm về ăn, cả nhà trên thuận dưới hòa ấm êm hạnh phúc.
Con cháu được trả hiếu cho cha mẹ là một điều đáng quý mà không nên cho đó là một gánh nặng mình dành cho con.
Tuy nhiên tùy theo duyên phước của mỗi người có được điều đó không. Cho nên thôi để tùy duyên vậy. Tôi không có một người bạn đời để đi cùng tôi cho đến tuổi chiều tà. Nhưng tôi không cảm giác buồn và cô đơn mà tìm kiếm làm gì. Bởi tôi có Phật pháp, có con cháu, có thế giới của riêng tôi, giúp tôi thanh thản mà đi một mình về phía cuối.
Tôi khômg có tham vọng cầu cho con tôi là một người phi thường nổi dạnh nổi tiếng hoặc được làm quan làm tướng gì to tát chỉ cần nó là người bình thường sống lương thiện, khỏe mạnh, bình an vui vẻ mỗi ngày là đáng quý rồi.
Nhưng thực tế muốn làm bất cứ điều gì cũng phải cần có tiền mà cái đó là cái tôi đang thiếu. Nếu không có tiền thì không thể vào nhà dưỡng lão có được tiêu chuẩn riêng, có sự chăm sóc tận tình cho con cái yên tâm và chính bản thân mình làm sao an tâm được khi con cháu mình còn chưa ổn ngoài kia. Nên thôi vậy cứ để tự nhiên tùy duyên mà định.

"Sông có khúc, người có lúc". Có khúc sông nào trong mát dành cho tôi bơi đến cuối con đường?
Thôi thì mong có được duyên lành vậy vì nào ai biết ra sao ngày sau.

Thái Thanh
( Sài gòn 25/12/2021)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 2056)
Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm… / Họ, dường như khó hoặc là (!)nhận ra nhau. / “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!” / Sự gặp nhau trên bãi tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.
07 Tháng Hai 20244:36 SA(Xem: 1992)
em gở vòng tay đêm, choàng dậy / những tia chớp đuổi nhau / tiếng sấm gầm, tiếng bầu trời nổ tung / nghìn hạt thuỷ tinh đen / mưa tháng chạp /
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 2641)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 3326)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 3146)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 3042)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
06 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 2149)
BÊN BỜ AO- Khuyết danh - Trần C. Trí chuyển ngữ
18 Tháng Giêng 20248:59 CH(Xem: 2509)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn / Cụ Bà : PHẠM THỊ SỰ / Pháp danh Quảng Diệu Nhẫn / Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1935 tại Mỹ Thi, Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 12 tháng 01 năm 2024 / (Nhằm ngày 2 tháng 12 năm Quý Mão) / Hưởng thượng thọ 89 tuổi.
17 Tháng Giêng 20243:42 CH(Xem: 4150)
“Thế là Tết 1999, lần đầu tiên tôi được bước vào ngôi nhà mà tôi không biết rằng sau này tôi sẽ thường xuyên tới. Mang tới một bó hoa lớn, cầm tờ ghi địa chỉ trong tay, tôi mò mẫm tìm. Khác hẳn suy nghĩ của tôi, ngôi nhà khá rộng rãi, khang trang, lại mang hơi hướng Tây hóa. Thấy tôi, mọi người ai cũng vui vẻ tiếp đón. Trùng hợp là Tết năm đó có cả em dâu cùng cháu trai bên Đức cũng về Việt Nam thăm họ hàng. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han về cuộc sống, những vấn đề vấp phải trong xã hội, và kết thúc bằng tiết mục karaoke tại nhà để chào đón một năm mới đầy niềm vui, thành đạt hơn. Ngày hôm đó qua đi nhanh đến nỗi mà tôi gần như không còn nhớ gì đến nó.” (Phạm Ngọc Lương)
04 Tháng Giêng 20249:03 CH(Xem: 2985)
CHIA BUỒN / Nhận được tin trễ / Văn Thi Sĩ / Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn / từ trần vào ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại Nam California / HƯỞNG THỌ 87 TUỔI