- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KÝ SỰ MIỀN ĐÔNG BẮC (1)

18 Tháng Mười Một 20214:35 CH(Xem: 10066)

BanMai 1
Nhà Văn BAN MAI 

 

 

 

Ban Mai    

KÝ SỰ MIỀN ĐÔNG BẮC (1)   

  1. Thành nhà Mạc
thanhnhamac
Thành nhà Mạc - ảnh Internet


Đêm Tuyên Quang chìm trong tiếng rù rì quái dị thành nhà Mạc chập chờn trong giấc mơ. Tôi chạy xuyên qua tường thành mờ ảo những mê cung  bàn cờ, tôi lao vào ngõ cụt bức tường thành khổng lồ chắn lối, những hình vẽ lay động bước ra nhìn tôi, ánh mắt có thần của một nữ nhân có khuôn mặt đầy nếp nhăn của thời gian làm tôi chết sửng, bà là một vị thần? những chạm khắc trên tường với những phù điêu Champa. Hay tôi đang trôi vào thời Óc eo thế kỷ thứ 7 của xứ Phù Nam. Không tôi đang đi về miền Đông Bắc Việt Nam. Tôi nhớ sáng nay chuyến phi cơ hạ cánh xuống phi trường Nội Bài trước 20 phút của hãng hàng không Vietjet làm mọi người sửng sờ, chuyện lạ, không delay thì cũng đến chậm, cơ trưởng của phi hành đoàn này chắc là tay chơi bay với vận tốc không cho phép hay sao? Tôi mê mụ không thoát ra khỏi giấc mộng, tôi biết mình đang lạc vào giấc mơ quái dị, hành lang một trường đại học nào đó dài hun hút, tôi chạy lên đỉnh đồi tìm lối thoát mưa như trút nước, tôi lội bì bõm những cánh tay trồi ra từ đồi cát, trời ơi, những cánh tay của người trẻ, xác người chất đống được vùi trong đồi cát. Tôi hét lên và bừng tỉnh.

Mồ hôi tôi ướt đẫm. Đêm vẫn còn sâu lắm, ngày mai tôi còn một chặng đường dài  đi qua vùng Đông Bắc giáp ranh biên giới Trung Hoa: Hoàng Su Phì, đèo Cổng Trời, Hà Giang, đèo Bắc Sum, Cổng trời Quản Bạ, Cao Nguyên đá Đồng Văn, Yên Minh, Lũng Cấm, thung lũng Sủng Lá, Nhà Vương, Lũng Cú, Mã Pí Lèng, Mèo Vạc, Cao Bằng, Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Bắc Kạn, hồ Ba Bể, Thái Nguyên…, những địa danh mà tôi đã xem trên phim, đọc trong tiểu thuyết, không ngờ có ngày mình sẽ đi qua.

Mặc dù vừa qua cơn bệnh, nhưng tôi không thể hoãn chuyến đi này, nó đã được chúng tôi lên kế hoạch hơn nữa năm qua, từ lúc các anh chị em Quán Văn đi Phú Quốc về. Chúng tôi đã từng tự nhủ, không cần biết đi đâu, hãy cứ đi cùng nhau khi còn có thể là chúng tôi lên đường.

 

2. Ruộng bậc thang Nậm Tỵ

Ruộng bậc thang Nậm Tỵ
Ruộng bậc thang Nậm Tỵ - ảnh Internet


Sương mù giăng trên những ngọn núi khi tôi đứng trên tầng 16 nhìn quang cảnh thành phố Tuyên Quang trãi dài dưới mắt trong sáng sớm. Tôi chưa kịp khám phá cư dân thành phố này, nơi từng được người Miền Bắc ca ngợi “chè Thái, gái Tuyên” ám chỉ chè ngon ở Thái Nguyên và gái đẹp ở Tuyên Quang. Đây chỉ là trạm nghỉ chân đêm qua để sáng nay chúng tôi lên đường đến Hà Giang, bắt đầu con đường vượt đèo qua Hoàng Su Phì thăm ruộng bậc thang ở Nậm Tỵ, Thông Nguyên leo lên đèo cổng trời ngắm cảnh rồi về đến Hà Giang, cao nguyên Đồng Văn. Cung đường Hoàng Su Phì hiểm trở với những khúc quanh cùi chỏ, gấp khúc liên tục tôi chỉ thấy núi và núi, đường đèo cheo leo trên núi cao. Từ Tuyên Quang đi Hà Giang 161,1 km theo đường quốc lộ 2 nhưng sao tôi thấy dài thăm thẳm, cung đường này làm tôi ngất ngư say.

Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc trên thế giới. Do ở các vùng núi cao hiếm đất bằng để canh tác, người ta chọn các vạt đất ở sườn núi bạt thành các tầng bậc, rồi dẫn nước từ các vùng núi cao để tạo thành các ruộng  bậc thang để canh tác lúa. 

Mấy năm gần đây hình ảnh ruộng bậc thang với những cánh đồng lúa chín, vàng hực trong nắng chiều, uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi đã làm du khách và dân phượt ngỡ ngàng. Ruộng bậc thang trở thành điểm du lịch thu hút khách của Hà Giang cùng với thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ vào giữa tháng 10, tháng 11 khi cái gió hiu hắt cuối thu làm cho không gian trở nên mát lạnh. Tôi đến Nậm Tỵ vào đầu tháng 11, khi cánh đồng đã gặt xong trơ góc rạ, thỉnh thoảng còn vài thửa  xanh tươi đang trổ đòng đòng. Đứng trên đỉnh núi ngắm những thửa ruộng bậc thang uốn quanh từ những ngọn núi cao đến những đồi núi thấp phía dưới là con sông Chảy, sông Nậm Kha, sông Bạc mới thấy hết sự lao động vất vả, cần cù của đồng bào dân tộc qua hàng trăm năm, từng thế hệ nối tiếp nhau khai phá, mới có được một quần thể ruộng bậc thang kỳ vĩ  tuyệt đẹp bao quanh khắp những ngọn núi trập trùng như ngày nay.

3. Trên đỉnh Mã Pí Lèng

Trên đỉnh Mã Pí Lèng
Trên đỉnh Mã Pí Lèng - ảnh Internet


Đêm Hà Giang buồn đắm, mới 6h30 chiều mà đường phố vắng tanh, chập choạng trong bóng hoàng hôn đường phố đã lên đèn, nơi tôi nghỉ đêm ở trung tâm thành phố, gần ngã tư mà sao thấy quạnh hiu. Tôi thả bộ men theo những con đường rộng thoáng, có công viên cây xanh đèn neon xanh đỏ nhấp nháy nhưng gần như yên tĩnh, quán xá ít bóng người. Nơi vùng núi hiểm trở cao chót vót này những ông bà làm quan trở thành vua một cỏi cũng phải, bởi vì không hiểu biết người ta nghĩ ai cũng ngu ngơ nên mới có chuyện nâng điểm thi đại học một cách quái gỡ chưa từng có trong lịch sử thi cử ở nước nhà, gần như tất cả các ban ngành quan chức đều đua nhau gian lận điểm thi cho con em mình, nhộn nhịp giống như một phường tuồng. 107 trường hợp nâng điểm chỉ trong 1 tỉnh, có trường hợp nâng khống đến không tin nổi nâng 29,95 điểm cho 4 môn, từ 1 thí sinh yếu có thể trở thành thủ khoa của các trường đại học. Bởi chính sự ngu dốt và xuống cấp đạo đức trầm trọng như vậy, nên Hà Giang mới sản sinh ra một quái thai Sầm Đức Xương nguyên hiệu trưởng một trường THPT lại đi bắt ép mua dâm 10 em học sinh từ 13 đến 17 tuổi cho các quan chức đầu tỉnh ăn chơi sa đọa… vậy mới nói quan ở nơi này là “vua một cõi” coi trời bằng vung, đạp lên tất cả mọi luân thường đạo lý.
Có lẽ nơi này vẫn còn rất nhiều cô Mỵ ngày ngày ngồi trong phòng tối nhìn ra khung cửa nhỏ, ao ước vuợt thoát cái tù túng, quẩn bách, trói buộc  khi xung quanh nhìn đâu cũng thấy một màu sương lam bàn bạc vây quanh đời mình.

Tôi buồn cho một thành phố được thiên nhiên ưu đãi những thắng cảnh hùng vĩ núi non trùng điệp, những người bản địa chân chất hiền lương, cần cù chịu khó nhưng lại nằm trong một môi trường ô nhiễm bởi sự thấp hèn, ngu dốt, tham lam của con người làm vấy bẩn. Không như hàng quán Hà Nội, tôi không tìm thấy “cháo chửi”, “phở quát” mà là sự nhiệt tình của người vùng núi, người thanh niên trong hàng phở hăng hái mua giúp chúng tôi vài chục ổ bánh mì khi chúng tôi không biết tìm mua ở đâu, cô hàng xén chợ  sớm sẵn sàng không lấy tiền khi tôi mua một ít gừng để đánh gió, cô luôn miệng nói không có bao nhiêu mà cô lấy đi, khi tôi ái ngại nài nỉ chị lấy tiền vì sợ mở hàng sớm. Dọc đường tôi đi, từ Yên Minh đến ngôi nhà họ Vương, Mèo Vạc, Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn xót xa khi nhìn thấy những người phụ nữ bản địa với những trang phục sặc sỡ của dân tộc rạp mình bước trên đồi cao với bó củi trên lưng, những bó ngô nặng trĩu trong gùi, có cô gái trẻ vác cả một vạt giường trên vai, gương mặt họ lầm lũi, u buồn, những nụ cười không thấy trên môi, chỉ là những ánh nhìn thăm thẳm. Trên những cổng trời cao vút, gió lồng lộng thổi, trùng trùng điệp điệp những ngọn núi nôí nhau lơ lửng trong các tầng mây, không gian đẹp như tranh thủy mặc, các bạn sẽ nhìn thấy các em bé xinh xắn má đỏ au vì gió lạnh, mang hoa trên đầu, môi mộng thắm, mang gùi hoa mời du khách chụp hình. Các em vẫn còn ngây thơ đôi mắt trong veo, còn mắc cở khi thấy khách phương xa, chưa biết chèo kéo như các em bé ỏ Sapa. Mã Phí Lèng hùng vĩ với dòng sông Nho quế xanh biếc phía dưới, với những dòng thác nhỏ chảy róc rách trên những vách núi có làm tan biến nỗi buồn của những cô gái vùng cao, khi sinh ra với thân phận người đàn bà trong chế độ mẫu hệ, bao hủ tục nhấn chìm. Biết bao cô Mỵ bị gã bán, bị cướp về không tình yêu, biết bao cô Kía xinh đẹp, giỏi giang nhưng vì không sinh được con trở thành “cục đá kê chân cột trong nhà”, làm việc khổ nhọc như nô lệ, mơ một tình yêu như bao cô gái khác, khát khao sâu thẳm một lần tìm được tiếng đàn môi nồng cháy của ai đó với mình.

Một buổi chiều tôi đứng trên đỉnh Mã Pí Lèng lộng gió, không gian và thời gian như ngưng đọng, tận hưởng một cảm giác đẹp và buồn bất tận.

BAN MAI

(còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89745)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75413)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103476)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86897)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92407)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109036)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84126)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83173)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75505)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80449)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.