- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI” DẪN VỀ ĐÂU?

19 Tháng Mười 20216:46 CH(Xem: 10674)

MaiAn2021
(Bức tranh nổi tiếng của Henri Rousseau:
“Nàng Thơ và Nhà Thơ” - sáng tác năm1909)

 

 

 

“CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI” DẪN VỀ ĐÂU?   

Mai An Nguyễn Anh Tuấn   

 

 

Trong ngày Phụ nữ VN 20/10, tôi nhớ đến một bài thơ hay của người anh kết nghĩa, luật sư Trần Đình Hoành đang sống ở Virginia, USA -  người rất quan tâm đến những vấn đề văn hóa - giáo dục đối với thế hệ trẻ trong nước cũng là một tâm hồn thơ lai láng… Trong nhiều bài thơ ông đã làm tặng “nửa kia” của đời mình, có bài thơ đầy rung động:  NHỮNG HOÀNG HÔN TA ĐÃ ĐI QUA.

 

Con đường tình ta đi (*)

Quanh co

Qua những hàng cây rợp lá

Những cánh đồng xanh cỏ mạ

 

Những đàn bò sữa

Nhẩn nhơ

Nắng hong vàng

Những hành trình bình an

Thân ái

Chỉ hai đứa

Một chiếc xe

 

Một con đường

Và bầu trời mênh mang

Những mảng hoàng hôn vàng tím

Lòng ta thấm ngập

Mênh mông sắc màu

 

Từ những hoàng hôn ta đã đi qua…

 

Trần Đình Hoành

 

 (For my wife Trần Lê Túy-Phượng

Lake of the Woods

Virginia, USA

Tuesday, August 16, 2011)

_________

(*)  “Con đường tình ta đi” là tên của một con đường ở Virginia.

 

Bài thơ tựa một khúc du ca trong trẻo, cất lên giữa chiều thu yên bình, giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của một miền quê Bắc Mỹ, xuyên qua một con đường quanh co rợp bóng cây mang tên “Con đường tình ta đi”- cái tên như một thứ “định mệnh” ngọt ngào đối với hai người…

 

Họ đi trong buổi hoàng hôn, ngẩng nhìn bầu trời mênh mang có những chiếc lá vàng loáng ánh chiều tà đang xoay tít, và rơi mãi vào trong hoài niệm… “Chỉ hai đứa/ Một chiếc xe…” Họ đi bằng gì, điều đó không quan trọng. Có thể là một chiếc xe du lịch đời mới. Có thể là một chiếc xe đạp. Có thể là một chuyến xe bò thổ mộ giống ở miền Trung Nam Bộ hồi nào. Cũng có thể dắt tay nhau đi bộ… Nếu không có “những cánh đồng xanh cỏ mạ” và “những đàn bò sữa nhẩn nhơ nắng hong vàng” làm hậu cảnh thì người đọc hoàn toàn có thể hình dung hai người đó giống đôi bạn Nàng Thơ và Nhà Thơ trong tranh của danh họa Pháp Henri Rousseau hồi đầu thế kỷ trước. Con người và cảnh vật hài hòa, đồng cảm, quyến luyến, xa lạ với mọi thứ ồn ào dung tục, con người khao khát “Những hành trình bình an/ Thân ái” – như trong mộng tưởng cao vời của nhân loại từ  thuở xưa…

 

Nhưng hiện tại thì đôi lứa trong bài thơ lúc này cũng đang được hưởng “Những hành trình bình an/ Thân ái” đó mà chỉ con đường vắng xa ngái và “Những mảng hoàng hôn vàng tím” làm xáo động tâm can. Chỉ có điều, tâm can xáo động ấy lại là “Mênh mông sắc màu” khi ký ức ùa ngập về “Từ những hoàng hôn ta đã đi qua…” Hai con người say đắm thiên nhiên và biết lắng nghe những gì sâu thẳm nhất của lòng mình lên tiếng. Họ như hiểu nhau qua từng ánh mắt, nụ cười, và không hề giống như những kẻ đang phải chạy trốn khỏi những khung cảnh gay gắt, máu lửa – bởi họ cùng mang theo trong mình vẻ đẹp của “những hoàng hôn ta đã đi qua”, biết sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc trong lành nhất, đặc biệt là trước Thiên nhiên kỳ diệu, vĩnh cửu. Đột nhiên họ trở thành thi sĩ- dù chỉ là trong những khoảnh khắc, nhưng cũng đủ tạo ra bao hạt ngọc quý của tâm hồn góp phần làm bền chắc hơn, tỏa sáng hơn những giá trị Nhân bản của cuộc đời.

 

Đọc bài thơ này tôi bỗng nhớ tới đoạn kết một bài thơ buồn của nhà thơ Pháp G. Apollinaire, bài “Automne malade” (Mùa thu đau ốm) :

 

Les feuille

Qu’on foule

Un train

Qui roule

La vie

S’écoule

 

(Những chiếc lá (rơi) / Gót người đi / Một con tàu / Đang lăn bánh / Cuộc đời / Cứ thế trôi)

 

Có điều, nếu trong  “Automne malade”, cảm xúc của nhà thơ buồn tê tái, khi mà “Gió và rừng cứ khóc mãi không thôi” (Le vent et forêt qui pleurent), thì trong bài thơ “Những hoàng hôn ta đã đi qua”  lại thấy “Lòng ta thấm ngập” những “sắc màu” và mối đồng cảm với vẻ đẹp của chiều tà trong những kỷ niệm êm đềm, thi vị. Âu đó cũng là hai trạng thái tâm hồn khác nhau của con người trong một đời người…

 

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 94985)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 90209)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103941)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93853)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113922)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 103931)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.
22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 94434)
N ếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108878)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 95926)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101986)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...