- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÔNG ĐỨNG MÃI TRONG TRANH

19 Tháng Bảy 202110:50 CH(Xem: 10674)


SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu:

Lê Chiều Giang

KHÔNG ĐỨNG MÃI TRONG TRANH

KhongDungMaiTrongTranh

Tranh bìa: Nghiêu Đề
Trình bày bìa: Uyên Nguyên Trần Triết
Dàn trang: Nguyễn Thành
Nhà xuất bản Nhân Ảnh 2021
Sách dày 164 trang
Giá US$ 16.00
Được phát hành qua mạng www.amazon.com

 

***

 

NguyễnThịThụyVũ
Viết thay Lời Tựa
Không Đứng Mãi Trong Tranh
LêChiềuGiang


Khi biết ý Lê Chiều Giang in tác phẩm đầu tay và duy nhất này, nhiều phần cô dành tặng đến những bạn bè của Nghiêu Đề và bạn Cô.

 

Tôi cười thú vị khi hình dung ra những khuôn mặt của chúng tôi. Những Nguyễn Đình Toàn, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Trùng Dương, Duy Trác, Ngô Thế Vinh... Bạn bè thời huy hoàng hay cả những ngày lang bạt, khốn khó, và thê thảm.

 

Chúng tôi sẽ đọc Lê Chiều Giang, những dòng chữ chảy lui về quá khứ. Một quá khứ

không thể nào không nhắc về, nhớ tới… Những quá khứ của thời đã “Chết đi, sống lại”.

 

Và còn thêm Bạn Bè Cô, sẽ đọc với chúng ta, trong tác phẩm đặc biệt này.

 

Lê Chiều Giang viết mà như vẽ lại, như tả chân một cách vô cùng linh hoạt. Không hề tẩy xóa, chẳng tô vẽ thêm, nhưng rất lạ, Cô đã làm mới lại được những điều xa xưa, những tháng ngày rất cũ.

 

Phòng tranh Alliance Française, với nhiều bức tranh của Hội Họa Sĩ Trẻ. Những bước chân reo cho một đổi mới của nền hội họa Miền Nam Việt Nam thời 1960.

Hoặc như những chuyện xoay quanh căn chung cư bên dòng sông Thanh Đa, nơi mà Huỳnh Hữu Ủy đã nhắc: “Cư Xá Thanh Đa, căn nhà trước và sau 1975, lúc nào cũng rất đông bè bạn, nhà NghiêuĐề và ChiềuGiang, một nơi luôn vui cười rộn rã... Bất chấp hết mọi sự rình rập.”

 

Cư Xá Thanh Đa, thời Nguyễn Đình Toàn, Chiều Giang, Trần Quang Lộc và bè bạn, ôm đàn hát trên chiếc thuyền nhỏ trong những đêm trăng. Để đến bây giờ Nguyễn Đình Toàn vẫn nhắc với tôi: “Sau 75, nếu chúng ta không cùng có nhau trên “Dòng Sông Ca Hát” của nhà Nghiêu Đề, chắc chắn cả đám đã rã rục trong khô héo…”

 

Điều đặc biệt khác, tôi thích Thơ cô. Những bài thơ hiện thực đầy ẩn dụ, và bàng bạc trong thơ

 

Lê Chiều Giang, vẫn còn nguyên cái tính chất quyết liệt, không ngờ.

 

Quyết liệt như mối tình thơ mộng của Cô, với người bạn tài hoa của chúng ta. Nghiêu Đề.

 

Người đã bỏ chúng ta đi từ nhiều năm trước.

 
NguyenThiThuyVu

 

 

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107519)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109870)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86271)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86577)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 99086)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86045)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72800)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 68301)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81756)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79702)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...