- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÔNG ĐỨNG MÃI TRONG TRANH

19 Tháng Bảy 202110:50 CH(Xem: 10677)


SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu:

Lê Chiều Giang

KHÔNG ĐỨNG MÃI TRONG TRANH

KhongDungMaiTrongTranh

Tranh bìa: Nghiêu Đề
Trình bày bìa: Uyên Nguyên Trần Triết
Dàn trang: Nguyễn Thành
Nhà xuất bản Nhân Ảnh 2021
Sách dày 164 trang
Giá US$ 16.00
Được phát hành qua mạng www.amazon.com

 

***

 

NguyễnThịThụyVũ
Viết thay Lời Tựa
Không Đứng Mãi Trong Tranh
LêChiềuGiang


Khi biết ý Lê Chiều Giang in tác phẩm đầu tay và duy nhất này, nhiều phần cô dành tặng đến những bạn bè của Nghiêu Đề và bạn Cô.

 

Tôi cười thú vị khi hình dung ra những khuôn mặt của chúng tôi. Những Nguyễn Đình Toàn, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Trùng Dương, Duy Trác, Ngô Thế Vinh... Bạn bè thời huy hoàng hay cả những ngày lang bạt, khốn khó, và thê thảm.

 

Chúng tôi sẽ đọc Lê Chiều Giang, những dòng chữ chảy lui về quá khứ. Một quá khứ

không thể nào không nhắc về, nhớ tới… Những quá khứ của thời đã “Chết đi, sống lại”.

 

Và còn thêm Bạn Bè Cô, sẽ đọc với chúng ta, trong tác phẩm đặc biệt này.

 

Lê Chiều Giang viết mà như vẽ lại, như tả chân một cách vô cùng linh hoạt. Không hề tẩy xóa, chẳng tô vẽ thêm, nhưng rất lạ, Cô đã làm mới lại được những điều xa xưa, những tháng ngày rất cũ.

 

Phòng tranh Alliance Française, với nhiều bức tranh của Hội Họa Sĩ Trẻ. Những bước chân reo cho một đổi mới của nền hội họa Miền Nam Việt Nam thời 1960.

Hoặc như những chuyện xoay quanh căn chung cư bên dòng sông Thanh Đa, nơi mà Huỳnh Hữu Ủy đã nhắc: “Cư Xá Thanh Đa, căn nhà trước và sau 1975, lúc nào cũng rất đông bè bạn, nhà NghiêuĐề và ChiềuGiang, một nơi luôn vui cười rộn rã... Bất chấp hết mọi sự rình rập.”

 

Cư Xá Thanh Đa, thời Nguyễn Đình Toàn, Chiều Giang, Trần Quang Lộc và bè bạn, ôm đàn hát trên chiếc thuyền nhỏ trong những đêm trăng. Để đến bây giờ Nguyễn Đình Toàn vẫn nhắc với tôi: “Sau 75, nếu chúng ta không cùng có nhau trên “Dòng Sông Ca Hát” của nhà Nghiêu Đề, chắc chắn cả đám đã rã rục trong khô héo…”

 

Điều đặc biệt khác, tôi thích Thơ cô. Những bài thơ hiện thực đầy ẩn dụ, và bàng bạc trong thơ

 

Lê Chiều Giang, vẫn còn nguyên cái tính chất quyết liệt, không ngờ.

 

Quyết liệt như mối tình thơ mộng của Cô, với người bạn tài hoa của chúng ta. Nghiêu Đề.

 

Người đã bỏ chúng ta đi từ nhiều năm trước.

 
NguyenThiThuyVu

 

 

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98865)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32305)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110717)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128155)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84097)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.