- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÔNG ĐỨNG MÃI TRONG TRANH

19 Tháng Bảy 202110:50 CH(Xem: 10704)


SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu:

Lê Chiều Giang

KHÔNG ĐỨNG MÃI TRONG TRANH

KhongDungMaiTrongTranh

Tranh bìa: Nghiêu Đề
Trình bày bìa: Uyên Nguyên Trần Triết
Dàn trang: Nguyễn Thành
Nhà xuất bản Nhân Ảnh 2021
Sách dày 164 trang
Giá US$ 16.00
Được phát hành qua mạng www.amazon.com

 

***

 

NguyễnThịThụyVũ
Viết thay Lời Tựa
Không Đứng Mãi Trong Tranh
LêChiềuGiang


Khi biết ý Lê Chiều Giang in tác phẩm đầu tay và duy nhất này, nhiều phần cô dành tặng đến những bạn bè của Nghiêu Đề và bạn Cô.

 

Tôi cười thú vị khi hình dung ra những khuôn mặt của chúng tôi. Những Nguyễn Đình Toàn, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Trùng Dương, Duy Trác, Ngô Thế Vinh... Bạn bè thời huy hoàng hay cả những ngày lang bạt, khốn khó, và thê thảm.

 

Chúng tôi sẽ đọc Lê Chiều Giang, những dòng chữ chảy lui về quá khứ. Một quá khứ

không thể nào không nhắc về, nhớ tới… Những quá khứ của thời đã “Chết đi, sống lại”.

 

Và còn thêm Bạn Bè Cô, sẽ đọc với chúng ta, trong tác phẩm đặc biệt này.

 

Lê Chiều Giang viết mà như vẽ lại, như tả chân một cách vô cùng linh hoạt. Không hề tẩy xóa, chẳng tô vẽ thêm, nhưng rất lạ, Cô đã làm mới lại được những điều xa xưa, những tháng ngày rất cũ.

 

Phòng tranh Alliance Française, với nhiều bức tranh của Hội Họa Sĩ Trẻ. Những bước chân reo cho một đổi mới của nền hội họa Miền Nam Việt Nam thời 1960.

Hoặc như những chuyện xoay quanh căn chung cư bên dòng sông Thanh Đa, nơi mà Huỳnh Hữu Ủy đã nhắc: “Cư Xá Thanh Đa, căn nhà trước và sau 1975, lúc nào cũng rất đông bè bạn, nhà NghiêuĐề và ChiềuGiang, một nơi luôn vui cười rộn rã... Bất chấp hết mọi sự rình rập.”

 

Cư Xá Thanh Đa, thời Nguyễn Đình Toàn, Chiều Giang, Trần Quang Lộc và bè bạn, ôm đàn hát trên chiếc thuyền nhỏ trong những đêm trăng. Để đến bây giờ Nguyễn Đình Toàn vẫn nhắc với tôi: “Sau 75, nếu chúng ta không cùng có nhau trên “Dòng Sông Ca Hát” của nhà Nghiêu Đề, chắc chắn cả đám đã rã rục trong khô héo…”

 

Điều đặc biệt khác, tôi thích Thơ cô. Những bài thơ hiện thực đầy ẩn dụ, và bàng bạc trong thơ

 

Lê Chiều Giang, vẫn còn nguyên cái tính chất quyết liệt, không ngờ.

 

Quyết liệt như mối tình thơ mộng của Cô, với người bạn tài hoa của chúng ta. Nghiêu Đề.

 

Người đã bỏ chúng ta đi từ nhiều năm trước.

 
NguyenThiThuyVu

 

 

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 113484)
S inh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn. Thế nhưng, khi nhìn vào chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay và theo dõi báo động của các nhà giáo dục trong nước, khó thể phủ nhận một thực tế là giáo dục tại Việt nam đang có vấn đề, ở mức độ khủng hoảng. Khủng hoảng hiện diện trong rất nhiều lãnh vực khác nhau của giáo dục.
24 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 118977)
B ằng giọt nước rơi thầm khoảng nắng Bằng tiếng dương cầm Nhẹ sâu tháng năm Bằng ánh mắt tan vào mộng tưởng Xuyên qua em Cơ hồ mênh mông
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 94047)
T rường thơ Loạn manh nha từ nhóm thơ Bình Định với những tên tuổi như Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên. Đến năm 1936, nhận thấy tính khuynh hướng nổi trội trong sáng tác của từng người, Hàn Mặc Tử đã chủ trương thành lập trường thơ Loạn cùng với Yến Lan, Bích Khê và Chế Lan Viên. Từ đó mà trường thơ Loạn thực hiện cuộc hành trình đi từ âm vang Đường thi đến thung lũng đau thương , tràn bờ sang cả những bóng ma Hời trên tháp Chàm u uẩn, rồi chọn cho mình điểm dừng ở cuộc duy tân của Bích Khê.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 103402)
C ơn mưa từ chiều đến giữa đêm vẫn chưa chấm dứt. Những cuộc hành hình liên tiếp bằng cách quấn rơm chung quanh kẻ bạo loạn rồi đốt giống như thui chó mấy ngày trước thịt vẫn còn khét. Sư bần thần đi lại trong thư phòng. Bất chợt một tiếng sét lớn sáng lòa đánh ngang cây gạo trước cổng chùa. Sư nghe thấy tiếng cây đổ vang dội trong tâm khảm. Điềm báo đến. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng, sư ngồi xuống, xếp bằng hai chân. Tịnh.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 85248)
... c ái bản sắc nói chung cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng trời cao...
14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 104220)
C hính phủ Hoa Kỳ ngày 12 tháng 5 loan báo cho công khai tập tài liệu nổi tiếng mang tên Hồ sơ Ngũ Giác Đài, sau khi các tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam từng một thời được xem là tối mật bị tiết lộ với báo chí cách nay 4 thập niên.
14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 99802)
T in Luân Đôn - Trong bản báo cáo thường niên 2011 về tình hình nhân quyền trên thế giới được công bố hôm nay, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam khi cho rằng các biện pháp hạn chế gắt gao vẫn tiếp tục đè nặng lên quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp.
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 112827)
g iá như không có em xe rác thành phố chắc sẽ mang tôi đi đến khu vực dành cho những bài thơ tứ cố vô thân lề đường chỉ còn lác đác những mảnh vụn của giấy viết rơi rải từ khe hở của xe rác cũ kỹ
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 94867)
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Thuỵ Anh hiện sống và làm việc tại thành phố Đồng Hới. Chúng tôi trân trọng giới thiệu những bài viết của tác giả Hoàng Thuỵ Anh đến với quí văn hữu và bạn đọc của Hợp Lưu. TCHL
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 91396)
M ỗi bài thơ là một trải nghiệm. 56 bài thơ trong “Cõi lặng” là 56 nỗi niềm. Những nỗi niềm ấy gom lại kết nên một hồn thơ ưu tư, trăn trở. Sự trăn trở ấy cuồn cuộn khi đón nhận hạnh phúc ngay chính cuộc đời trụi trần này. Nó đã làm nên linh hồn, sức nặng của tập thơ: “Tôi đi mãi vào sớm xuân/ Làm một người trắng nợ/ Thong dong mà mới mẻ/ Cầm tay và giã từ...” (Thành phố, sớm xuân...).