- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỰ THẬT : ĐẢNG CÓ GIẾT ĐẢNG KHÔNG?

09 Tháng Ba 20212:38 CH(Xem: 13414)
BUI THI NOI
Ảnh Bà Bùi thị Nối ở phiên toà phúc thẩm


Chiều ngày 5 tháng 3, Ls Ngô Anh Tuấn vào trại giam số 2 Hà Nội để gặp bà Bùi thị Nối và một số thân chủ của ông trước phiên toà phúc thẩm vụ Đồng Tâm. Câu chuyện ông kể về người đàn bà này làm tôi liên tưởng đến bài dụ ngôn về sự thật. Cũng cái thái độ đứng lên, ngồi xuống, xăm xăm, quá khích mà các luật sư gọi là “vô chính phủ” trước phiên toà sơ thẩm; ở đây bà Nối cũng gây bất ngờ cho cả luật sư và công an.

 

Khi được hỏi bà mong muốn gì ở phiên toà phúc thẩm, bà Nối đột nhiên bỏ ngay máy nghe xuống rồi đứng bật dậy, bà cởi áo khoác loay hoay lục tìm trên vai áo. Hoá ra bà đi tìm cái lỗ đạn trên vai áo mình. Rồi khi tìm thấy nó, bà nói, cũng những lời nói thật như hôm bà nói trước toà:  “Mong các luật sư đòi lại sự công bằng cho tôi, họ đã bắn tôi máu chảy lênh láng…”

 

Thì ra, đó là cái lỗ đạn xuyên qua vai bà trong đêm công an đột kích vào nhà cụ Kình. Bà Nối làm tôi ngậm ngùi nhớ về giấc mơ tươi đẹp của nhà thơ Xuân Quỳnh thuở trước. Thời chiến tranh ai mà không mơ ước như Xuân Quỳnh:

 

Mai sau khi giặc Mỹ diệt lâu rồi

Nhà ta cao, cao khuất mặt trời

Chỗ bom cũ đã trồng hoa đẹp

Tất cả bình yên ...

Nhiều việc quá, khó ai mà nhớ hết

Riêng vết đạn trên tường không dễ nào quên

(Vết đạn trên tường – Xuân Quỳnh)

 

Giặc Mỹ đã diệt lâu lắm rồi ước chừng hàng nửa thế kỷ. Những ngôi nhà cao tầng nay đã mọc lên khắp nơi trên đất nước, chỗ bom cũ nay cũng đã trồng toàn hoa đẹp, … Nhưng vết đạn đã không còn trên tường, mà nó mới nguyên - nó nằm ngay trên vai áo người mẹ nông dân chất phác này.

 

Hoa không mọc trên vườn nhà mẹ, hoa mọc trên những lan can của những tầng nhà cao ốc, hoa nở vì người khác, hoa nở cho người khác ngắm. Và người mẹ liệt sỹ ngày xưa bây giờ lây lất ở vườn hoa, ở công viên; mẹ rũ tóc kêu gào trước những trụ sở tiếp dân; mẹ cởi phăng quần áo trước đồn công an ở Cần Thơ, ở Hà Đông, … thứ vũ khí tuyệt vọng cuối cùng của mẹ.

 

Và hôm nay, họ đem mẹ ra toà với cái lỗ đạn còn nguyên trên vai áo. Cái lỗ đạn đó mới thật khó quên làm sao vì nó ở ngay trong tim tôi, tim bạn; vì nó là biểu tượng của một thời dối trá lên ngôi.

 

Bà Nối không biết nói dối. Lỗ đạn trên vai bà cũng không nói dối. Hình ảnh của bà trước phiên toà sơ thẩm là bản dụ ngôn về sự thật. Ở đó, kẻ giết người cầm cán cân công lý nhưng sự thật không chịu câm lặng, “Sự Thật” đòi lên tiếng. Ở đó, người mẹ già uất ức, xăm xăm chạy lên chạy xuống. Sự thật bảo các người đang xét xử điều gì vậy? Nhìn nè dấu đạn đây nè người ta bắn tôi máu chảy lênh láng,… Công an đã nắm chặt tay mẹ lôi về ghế ngồi. Mẹ vùng ra, mẹ leo đứng cả lên ghế, lớn tiếng chất vấn hội đồng xét xử “tại sao có pháp luật mà không thi hành”. Nhưng rồi, như cái kết chúng ta đã biết - sự thật bị bức tử, mẹ bị đuổi ra ngoài, sự thật bị lôi ra ngoài.

 

Tội nghiệp! còn lại một phiên toà đầy người và 90 triệu dân ngồi lắng nghe công lý gõ búa.

 

Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.

 

Tự trong thâm tâm, chúng ta ai cũng muốn được an toàn. Chúng ta nhìn sự thật, giải thích nó và chọn cho sự thật một số mệnh. Nhưng với cái lựa chọn đó, chúng ta cũng quyết định luôn định mệnh của mình và những người chung quanh. Hãy nhìn những người dân thấp cổ bé miệng của thôn Hoành. Trong phiên phúc thẩm này, sáu người ra toà thì có đến năm người xin giảm nhẹ hình phạt. Chỉ riêng bà Nối là bác bỏ bản án.

 

Ngay buổi chiều gặp gỡ trước phiên phúc thẩm, các luật sư đã căn dặn bà Nối mọi điều. Họ nhấn mạnh với bà rằng, bà không được có hành vi quá khích để bị đuổi ra ngoài thì không còn cơ hội trình bày nữa. Bà Nối gật đầu đồng ý và bà đã hành xử trong khuôn khổ. Bà ngồi im, sự thật cúi đầu im lặng. Thế nhưng, Ls Mạnh bảo rằng người phụ nữ lam lũ, ít chữ đến không viết nổi lá đơn kháng cáo cho mình, lại luôn là một ẩn số khó đoán trong các phiên xử của toà.

 

Và vụ việc diễn ra như  thế thật. bà Nối liên tục hỏi một câu hỏi đến năm lần tại tòa, nhưng đều  không nhận được câu trả lời Đảng có giết đảng không?. Rồi thay vì xin giảm nhẹ hình phạt như người khác, bà bảo bà không chấp nhận bản án và còn đòi với toà rằng: “… phải bồi thường giá trị thương tích cho tôi”.

 

Ôi! Sự Thật. Ôi! Mẹ mới đẹp làm sao.

NGUYỆT QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75939)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80741)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85806)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88937)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92167)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89891)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111400)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91960)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91478)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81759)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.