- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÔ ĐƠN

28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14980)

 

HongLinh- bw1
Chân Dung Hồng Lĩnh


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Hồng Lĩnh, bút hiệu và cũng là tên thời đi học tại trường nữ trung học Trưng Vương. Nguyễn Ngọc Bảo Phương, hiện đang sống tại Kansas đã từng làm việc trong bộ giáo dục (USD 259) về phát triển Nhi Đồng trước tuổi đến trường, tốt nghiệp Cử nhân về giáo dục tuổi ấu nhi (Early childhood education tại MWSU Misouri và cao học về Phát triển tuổi ấu nhi (Early young childhood development) tại trường Đại học WSU tại Kansas. Hiện đang cộng tác với đài phát thanh Việt Nam tại Oklahoma cho chương trình Trên Vạn Nẻo Đường.

Hồng Lĩnh đã viết một số truyện dài, truyện ngắn. Đã có bài đăng ở Tạp chí T. Vấn và Bạn Hữu, Báo Mê Linh của cựu nữ sinhTrưng Vương…

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu  truyện ngắn “Cô đơn” của tác giả Hồng Lĩnh.

Tạp Chí Hợp Lưu

Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng.  Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm).  Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?

 

Tôi đi theo cô ấy vào đến lớp học Pre-K ( lớp này cho các trẻ em khoảng 4 tuổi và học nữa ngày) Lớp học thường bài trí theo những câu truyện ngụ ngôn, hay những bài đồng dao hay bài hát của trẻ con. Nhìn rất đáng yêu.  Khi bước  vào thì tôi thấy tất cả các người lớn đều bò dưới sàn nhà. Từ ông hiệu trưởng, cô cố vấn tâm lý. Bà y tá và cả cô chuyên ngành về xã hội.  Dưới gầm bàn là một cháu bé trai, người Việt Nam đang khóc dử dội và chui trốn dưới gầm bàn.  Theo lời người cố vấn là đã gọi về nhà nhưng không ai nhận điện thoại.  Mọi người thật sự đang rất lo lắng…Tôi nghe trong tiếng khóc của cháu bé là gọi “mẹ ơi”.  Có lẽ ngày đầu tiên đến trường, cháu không hiểu mọi người nói gì, sợ hải, cô độc vì mọi người không giống mình, lạc lỏng vì không có người thân chung quanh.  Tôi bò đến gần cháu dưới gầm bàn, sau khi có tất cả thông tin về cháu, tên của cháu.  Sau khi cháu bé nghe tôi gọi tên của cháu bằng giọng của người Việt nam, giống như cháu từng được nghe chứ không phải âm thanh trọ trẹ như những người nước ngoài gọi. Tôi xòe tay ra để làm quen với cháu và nói những gì mà cháu có thể hiểu được và tin tưởng được.  Cháu bảo với tôi là – Con sợ lắm dì ơi, mẹ con bỏ con ở đây…con cô đơn lắm.  Khi nghe đến hai chữ cô đơn từ miệng một bé trai bốn tuổi, tôi thật sự rất ngạc nhiên, vì muốn nói và hiểu hai từ đó có lẽ phải ở tuổi khá lớn và có khái niệm cũng như cảm nhận sâu sắc về nỗi buồn và sự cô độc thì mới có thể nói ra hai từ ấy...  Khoảng vài phút cháu bé mới đặt tay bé vào tay tôi, và cùng tôi bò ra khỏi gầm bàn.  Lúc ấy tất cả mọi người đều thở phào và lúc ấy họ cùng đứng dậy.  Tôi thấy bé đã nín khóc xin phép cậu bé cho mọi người được làm quen với cậu và nháy mắt với mọi người để thực hiện một hành động thương yêu.  Tôi giang tay ra và xin ôm bé vào lòng, sau đó đến cô giáo, ông hiệu trưởng cô cố vấn tâm lý, bà y tá, và cô nhân viên xã hội đều được cậu bé cho phép mọi người trong phòng ôm bé.  Cô giáo là người sung sướng nhất và tôi nhìn thấy mắt cô đầy lệ.

Những ngày sau, tôi thấy cậu bé đã quen với trường lớp, nắm tay cô giáo đi vào lớp học, cô giáo mĩm cười và đưa ngón tay cái lên ra dấu là hiệu quả rất tốt… Và cho đến một ngày, sau khi đi họp trên bộ giáo dục trở về lại văn phòng, cậu bé chờ tôi trước của văn phòng của tôi trên tay có một cây kẹo dành riêng cho tôi.  Cây kẹo ấy tôi vẫn giữ trong văn phòng cho đến ngày rời khỏi trường. Nhưng tôi vẫn mang theo một thắc mắc mà chưa thể giải đáp được là ở nhà của cậu bé ấy có thường xuyên coi phim bộ tình cảm không? Nỗi cô đơn của bé được phát xuất thành ngôn ngữ đó là từ cảm nhận cô độc của mình?  Bé bây giờ có còn cảm nhận điều đó nữa không? Nhiều lúc đứng nhìn lũ trẻ đùa giởn trong ấy có cậu bé người Việt Nam, có khi cậu bé đứng lại ở một góc sân nhìn bạn bè đùa giởn tôi lại nghĩ đến hai chữ cô đơn và tôi thường tự hỏi với chính mình là từ bao giờ tôi mới bắt đầu có cảm nhận được sự cô đơn của chính mình và cậu bé ấy có thật sự cô đơn khi ở vào lứa tuổi ấy không?

 

Khi tôi và người bạn thương yêu nhất chia tay nhau, cả hai chúng tôi đều rơi vào trạng thái cô đơn khủng khiếp, mỗi khi đi ngang qua nhà của người ấy vô tình, hay cố ý.  Những bước  chân rời rạc không lối cứ dẫn tôi về lại con đường rợp bóng cây xanh, và buổi tối của thời tiết miền Bắc Mỹ, của mùa thu rét mướt, tôi vẫn đứng lại để nghe một tấu khúc nào đó và để cảm nhận được những ngón tay cô đơn, giận dỗi hay buồn bả lướt trên những phím đàn…âm thanh đó tan vào trong tôi và vây tôi trong nỗi cô đơn khủng khiếp của những ngày chỉ còn mỗi một mình.  Cái lạnh giá của mùa thu ẩm ướt vẫn không thể sánh được nổi đơn độc, khi đi về một chỗ không còn ai để cười để nói, tíu tít những chuyện chẳng ra đâu...nhưng khi chia xẻ với người bạn đường thì lại ấm áp và  vô cùng tận…

 

Mùa thu là lúc tôi thường mang khăn quàng áo ấm và giầy cao cổ, lang thang trên những con đường có hàng cây phong, nhặt những chiếc lá phong thật đẹp vừa ngả từ màu vàng, sang đỏ rồi nâu để cất vào chiếc hộp để chép những bài thơ của mình và giấu nó đi như những nỗi xấu hổ của riêng mình…và có một ngày tôi cũng nhận được một hộp quà đầy lá phong, từ người bạn đã xa xôi.  Tôi lại nhớ đến những ngón tay thuôn dài lướt trên những phím đàn trắng muốt, và hơi thở dài…gần tựa một nụ hôn.

Ngôi chùa trên núi chỉ có một cây phong duy nhất, không còn lá cho dù mùa thu chỉ mới bắt đầu, có lẽ vì những ngọn gió từ trên cao mang theo gió bão cho nên lá không còn ở lại với cây khi trời vừa mới chớm thu, của cuối tháng chín, hay tiếng chuông vô thường của vị sư già ở mỗi sớm mai đón bình minh và từ giã hoàng hôn cho nên những chiếc lá vàng ấy đã hiểu được định luật của vô thường nên thường rơi xuống sớm hơn và chiếc hộp của người ấy đã đầy những chiếc lá.

 

Chúng tôi gặp lại nhau như một hẹn ước, và ngồi trên đỉnh núi, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân trong cảnh hoàng hôn như một định ước không lời, tìm về nhau bằng hư vô tịnh tại…

 

Rồi cũng ở nơi đó chúng tôi lặng lẽ rời nhau, không có một dắt tay dạo phố như ngày xưa, một quán kem ở ngả tư, anh cứ lau giúp tôi mãi vết kem trên mũi, hay ngồi với tôi trong một quán vắng nhìn ra biển.  Không hiểu sao khi nhìn biển và núi tôi lại nhớ đến anh, nỗi nhớ cồn cào đến tận cùng gan ruột.  Nó quặn thắt như một cơn đói hướng về quá khứ, nó mênh mang của chập chùng để rồi vùi lấp đi niềm vui của hiện tại và rỗng không cho định hướng của tương lai.  Chiếc bóng của anh đã tràn ngập trong tôi và giữ tôi chìm sâu trong đó không thể thoát ra cho dù đã trốn chạy.

 

Cứ như thế tôi đã không còn có thể yêu được ai nữa …

 

HỒNG LĨNH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 112675)
K hông còn gọi là vũ khí, một khẩu colt giữa điệp trùng AK chỉ còn để yên tâm biết trong tay có bạn giữa mịt mùng núi rừng không tìm ra lối đi
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78452)
... D ạo ấy tôi là người yêu của lính. Ban đầu là thiếu úy thông dịch viên chiến trường, xong tụt xuống chuẩn úy Quân Trường Thủ Đức, rồi leo lên trung úy Quân Y, chặp sau đại úy Hải Quân, cuối cùng trở lại hàm thiếu úy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. [...] Mấy tay này, tiếc thay, chết như sung rụng. Tôi ôm nỗi buồn góa phụ cô đơn rên rỉ nhạc Trịnh anh nằm xuống sau một lần đã đến đây ...
02 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111440)
l úc chúng mình cùng ưu tư chung một đoạn cuối tiếng ve rền nuối tiếc em lẩm cẩm hỏi về điều kỳ diệu của mùa xuân tôi vội nén lại một mùa xuân thất sủng...
01 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78967)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91690)
C on gái lớn của chúng tôi lấy chồng đã nhiều năm, có hai con. Ông bà thông gia theo đạo Phật. Ông là cư sĩ của một đạo tràng và ăn chay trường từ mấy chục năm qua. Vốn là một dược sĩ, nhưng ông lại nghiên cứu về đạo Phật và có bằng cử nhân Phật Học của trường đại học Vạn Hạnh, Saigon. Kỳ nào có ông đến giảng pháp lý là được nhiều người đến đón nghe. Chúng tôi không phải Phật tử thuần thành, nhưng mỗi năm cũng đi chùa mươi lần và ít khi bỏ lễ Giao Thừa trong đêm trừ tịch.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 97296)
T ôi sinh năm 1991 — năm Liên Xô tan rã, người bố quân nhân oai hùng của tôi phải rời quân ngũ vì có người thân vượt biên, hoen ố lí lịch trong sạch mấy đời bần nông của gia đình.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113688)
(tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang) đ à lạt của một thời mệt nhọc một thời chiến tranh đi qua tuổi trẻ việt nam những đêm thức trắng
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89644)
L ời tác giả : Viết Ký ức Hà Nội, tôi xem như là một sự đối thoại với Hà Nội, ba mươi sáu phố phường của chị Ban Mai. Cái nhìn của tác giả Ban Mai là của một người phương Nam về Hà Nội với nhiều suy nghĩ và ưu tư. Còn tôi, là cái nhìn của một người trẻ đã từng sống và học tập ở đây...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99077)
T ôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 120243)
Đ ời sống có khoảng nào cho riêng em Cho chiều nắng dịu dàng như lụa Tất cả lấp lánh sáng Tranh vẽ cũng cần màu nóng màu lạnh Em chọn màu bí ẩn mộng mơ...