- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ÂM KHÚC TẶNG BẠN BÈ

15 Tháng Tám 202010:19 CH(Xem: 15443)


khaly cham 2020
Chân dung nhà thơ Khaly Chàm 2020

1.

ngực đêm rúc gọi âm hồn

rung cuồng sóng máu càn khôn giật mình

mộ đời trào gió vô minh

dạ thưa: tiền kiếp khởi sinh bao giờ?

 

2.

khói hình hú ám cơn mơ

phố khuya nhọn hoắc ma chờ ngậm sương

nhấp nhô ảo giác trần truồng

mắt đêm quán tưởng sắc hương ngọt ngào

 

3.

lưỡi cùn mọc nhánh chiêm bao

mùa trăng lú dại loang màu tái sinh

“gông cùm gãy quặp câu kinh”

sông mê xác dạt phía bình minh chưa?

 

4.

sững nhìn thần vía trong mưa

rền vang tiếng hú… gió đưa ngút trời

từng đêm rượu lạnh tím môi

đỉnh đầu sấm nện nước trôi mặt người

 

5.

mộng du tìm lại nụ cười

tầm ma trổ nụ trên mười ngón tay

nại hà mấy nhịp lung lay

chơn linh đã vỗ cánh bay phương nào (?)

 

6.

cúi người lạy tạ ơn nhau

mang mang tuyệt địa vẫy chào tri âm

cuộc chơi cõi trú thăng trầm

tàn tro niệm khúc thơ nằm nhìn trăng!

 

7.

hồn ơi, có phải vĩnh hằng

níu chi… ta nặng trì căn xác phàm

lưỡi khô tê buốt xương hàm

làm sao hú gió đêm lam xanh màu

 

8.

tội tình cát bụi chờ lâu

nhìn trừng cái bóng cúi đầu lặng thinh

ô hay, phồn thể u linh

ngồi bên huyệt mộ cười khinh lũ đời!

 

9.

khóc chi, hỡi bầy ma trơi

hãy bay lấp loáng thả rơi âm buồn

lửa lòng đốt cháy rượu suông

ngực ran mửa máu cội nguồn gọi ta

 

10.

mê lầm chướng nghiệp thi ca

vuốt ve con chữ hiện ra mặt người

liếm môi thèm một nụ cười

thì ra âm bản ta khơi tro tàn

 

11.
được gì bao cuộc truy hoan
chỉ là vực thẳm trò man trá tình
nhàu chăn gối lạnh nghiêng mình
chạm đuôi mắt nhọn hiện hình lưỡi dao!

 

12.
hân hoan đất mở cửa chào
dư thanh giọt lệ tan vào hư không
câu thơ mê sảng lên đồng
nhìn ta vô thức tồng ngồng múa may

 

13.
lạ chưa, cào cấu đêm dài
mèo hoang động dục trang đài hồ ly
choàng ôm nhục thể nhu mì
nào hay đuối mộng a tỳ thật sao

 

14.
vẽ vời ám tượng chiêm bao
nắng khuya thắp nến hồng hào giọt trăng
nằm phơi mặt tưởng nhập nhằng
mù hai đồng tử nghiến răng... bật cười

 

15.

quất đi, hỡi lũ ma hời

vết roi hằn dấu đẫm lời nhớ quê

là người hay ngợm điên mê

tự tay chôn sống câu thề ngàn năm!

 

16.

cội nguồn ký ức xa xăm

bãi hoang xứ lạ đêm nằm mộng rơi

tổ tiên khóc ngất nhìn trời

cúi đầu chạm đất một đời lưu vong

 

17.

phục sinh ư, chuyện mơ mòng

thất tung lịch sử… thắt lòng nỗi đau

trùng lai chưa hỡi khát khao

hoang vu một cõi ai chào đón ai

 

18.

đánh lừa chi hỡi sương mai

quê chung ngậm nắng tương lai mịt mù

tựa lưng vào vách thiên thu

ô hay, ngẫu tượng hời ru xác phàm!

 

19.

chúng mình hạ đẳng tạp nham

không ma là quỷ tấu xàm văn chương

vì sao yêu quá nõn nường

nhưng không tiếc nuối khói sương bay rồi!

 

20.

mưa khuya rụng lạnh chỗ ngồi

diềm ly rượu cặn cứa môi âm hồn

sững nhìn… sao mãi vô ngôn

ấm hơi ma nữ môi hôn ngọt ngào

 

21.

tàn đêm đập cánh vút cao

ái tình hư ảo lẽ nào hồ nghi

lượn vòng trí trá vân vi

hỡi loài bướm cái sá gì cuộc chơi (?)

 

22.

vô thường ai tính đầy vơi

trơ xương ngón rỗng bám lời từ ly

thơ ta chẳng dám vô nghì

trọng nhân nghĩa quý đến khi quy hàng

 

 

 

23.

oằn vai nặng gánh nghiệt oan

bước chân lầm lũi tình tang khóc cười

đời thường phiếm luận mười mươi

chỉ là phỉnh dụ... hà hơi tro tàn

 

24.

cuồng tình nào biết ngụy trang

thơ điên luân vũ dịu dàng khói bay

bóng nhìn cứ tưởng ta say

dạ thưa thất phách: ta đày đọa ta!

 

25.

trang kinh sám hối nhạt nhòa

đâu bờ bỉ ngạn mù lòa chữ thơ

cỏ hoa héo úa đợi chờ

trong thinh lặng khóc đến giờ hóa thân

 

26.

reo mừng đất trổ hồng ân

thơm hương âm gió sinh phần gọi tên

mở trừng mắt nhớ hay quên

ái tình vuốt mặt hồn lên thiên đàng (?)

 
Khaly Chàm

đemcuchi 6/2020

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96459)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76056)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84739)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109923)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98808)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152087)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87857)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88186)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91401)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99687)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”