- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ÂM VANG TỪ BIỂN

13 Tháng Tám 20203:44 CH(Xem: 15425)

Hoang Hon o Bien 1- dh
Hoàng Hôn Ở Biển - ảnh Đặng Hiền

CON GÌ NHỎ XÍU

 

khoảng cách hơn thước rưởi

chiếc mặt nạ nhấp nhô theo cử động của môi

hình như con người không còn nghĩ đến thẩm mỹ

mà chỉ sợ con vi khuẩn đến từ Vũ Hán

bên đường có tiếng xe cứu thương bất chợt

những suy tư chìm trong sương

sống chết trong gang tấc

kẻ coi thường mới hôm qua vênh váo

mà hôm nay đã vào trại khẩn cấp chẳng nên lời

 

mọi người ở nhà

quốc gia đóng cửa

con đường trước mặt vắng lạnh

những tiếng kêu bất mãn bắt đầu lặng yên

nỗi lo sợ lớn lên theo chiều dài đoàn xe chở quan tài

những tiếng kêu tuyệt vọng

người y tá nằm gục bên hành lang

có con gì nhỏ xíu mang tên vương miện gai góc

làm lung lay thế giới

giam tù phân nửa nhân loại

can đảm và kiên nhẫn

chúng ta phấn đấu

vì chúng ta muốn sống

con vật bé xíu kia sẽ bị đánh gục

nhưng trước nó trăm ngàn người phải nằm xuống

(ai biết được con số thật sự ?)

bài học về lương tâm và lòng tham không đáy

những sự thật sẽ được phơi bày

từ những xác người hôm nay

khơi lại đám tro tàn tội lỗi

ngày mai sẽ tươi sáng hơn

hy vọng thay …

hãy yêu thương hỡi những người đang sống

 

thy an

tháng tư 2020, mùa dịch Coronavirus

 


MÙA XUÂN BUỔI SÁNG THÁNG TƯ

mùa xuân ân cần đón bàn tay run run buổi sáng

vạt nắng tháng tư rơi xuống vai

bình minh đỏ ửng những nóc nhà xa lạ

đôi sinh viên tình nhân ngồi sát nhau học bài 

phòng trọ còn đọng những hương yêu ngây ngất

mặt trời hôm nay thật nóng

làm trỗi dậy đam mê trên thân thể

những dục vọng êm đềm như tiếng hát của chim

con người ham sống và không bao giờ thích khổ

bình minh hát ca trên da thịt yên lành

thi sĩ dạo chơi trong vườn

làm thơ bên những chậu cây vừa đơm bông

con chuồn chuồn xanh đậu trên cành

rong rêu dấu giày phố thị

hình như đôi mắt ai nhìn qua khe cửa

đón lời mật ngọt trên nhánh mộc lan

đời người chảy như dòng suối

ngực thanh tân thơm ngát hương trầm

*

ta đi, ta về

thanh xuân nhè nhẹ trôi bên quyển sách

trinh nguyên như ngày xưa tóc dài

con chim sẻ ríu rít trên cây

hôm nay nhìn trong gương

vẫn thấy cuộc đời trong suốt như thủy tinh ly rượu cạn

và từ môi miệng em

thổi ra hơi thở mùa xuân

ấm lòng một cõi trời riêng biệt…

*

nơi công viên dưới pho tượng đồng cổ tích

trẻ con hát bài ca thiên đường

tiếng dương cầm bên khung cửa

chợt nhớ tiếng mõ thiền sư

dõi bóng hoàng hôn chiều vắng lạnh

nhục thể in xuống lòng đất

nôn nao một tấm lòng chung thủy

gửi về phương nam biền biệt mây xanh

 

 

*

bình minh tháng tư trong lành

dòng sông mang cánh tay người trinh nữ

ruộng đồng màu mỡ nuôi da thịt tinh khôi

cho ta sống, cho mùa xuân hoa cỏ reo vui

mất, còn trong gang tấc

bẩn dơ và trong sạch

từng bước chân vô tình lướt nhẹ qua đời

nghe và đọc lời nói năm xưa ghi trên đá…

chân đất phù sa, sông dài núi rộng

những trái tim phiêu bạt nghìn trùng

nhớ dáng mẹ hiền áo đen tóc trắng

cất tiếng ru buồn vạn cổ thiên niên…

*

có tiếng nguyện cầu dâng lên từ biển

góc rừng gỗ quý chim hót thật hay

buổi sáng tháng tư, trời đất yên lành

lời viễn xứ thì thầm lịch sử

bao nhiêu điều không nói hết

gửi lại mùa xuân chút hư không…

 

thy an

tháng tư viễn xứ 

 

ÂM VANG TỪ BIỂN

 

mây xanh vờn trên đầu

biển ấm với khúc ca ngư phủ trở về từ đại dương

văng vẳng bên tai những âm vang duyên hải

lùng bùng bãi cát vàng

xin trả lại mặt trời những lộng ngôn và bạo lực

 

mùa hè những thân người phơi đen

nhìn nhau không chớp mắt

chẳng có gì để nói

lăn qua lăn lại

mời mọc ánh nắng thiêu đốt thịt da

dang tay, banh chân

khát vọng ngóc lên rồi chìm xuống theo cơn gió đổ về từ biển

 

mùa hè thèm một ái ân không định rõ

mơn man trái tim với dục tính nhẹ nhàng

nỗi buồn nhân sinh như sóng xa đổ về

chiếc lưng còng gánh nợ bao nhiêu kiếp

thú vật và hải âu kêu vang trong lòng

tư tưởng biếng lười  vô cảm

ngất ngư trôi vào mông lung

âm vang lùng bùng

người ở đâu, ta ở đâu…

 

thy an

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89855)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75481)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103559)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86976)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92481)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109127)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84201)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83249)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75579)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80540)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.