- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ÂM VANG TỪ BIỂN

13 Tháng Tám 20203:44 CH(Xem: 15456)

Hoang Hon o Bien 1- dh
Hoàng Hôn Ở Biển - ảnh Đặng Hiền

CON GÌ NHỎ XÍU

 

khoảng cách hơn thước rưởi

chiếc mặt nạ nhấp nhô theo cử động của môi

hình như con người không còn nghĩ đến thẩm mỹ

mà chỉ sợ con vi khuẩn đến từ Vũ Hán

bên đường có tiếng xe cứu thương bất chợt

những suy tư chìm trong sương

sống chết trong gang tấc

kẻ coi thường mới hôm qua vênh váo

mà hôm nay đã vào trại khẩn cấp chẳng nên lời

 

mọi người ở nhà

quốc gia đóng cửa

con đường trước mặt vắng lạnh

những tiếng kêu bất mãn bắt đầu lặng yên

nỗi lo sợ lớn lên theo chiều dài đoàn xe chở quan tài

những tiếng kêu tuyệt vọng

người y tá nằm gục bên hành lang

có con gì nhỏ xíu mang tên vương miện gai góc

làm lung lay thế giới

giam tù phân nửa nhân loại

can đảm và kiên nhẫn

chúng ta phấn đấu

vì chúng ta muốn sống

con vật bé xíu kia sẽ bị đánh gục

nhưng trước nó trăm ngàn người phải nằm xuống

(ai biết được con số thật sự ?)

bài học về lương tâm và lòng tham không đáy

những sự thật sẽ được phơi bày

từ những xác người hôm nay

khơi lại đám tro tàn tội lỗi

ngày mai sẽ tươi sáng hơn

hy vọng thay …

hãy yêu thương hỡi những người đang sống

 

thy an

tháng tư 2020, mùa dịch Coronavirus

 


MÙA XUÂN BUỔI SÁNG THÁNG TƯ

mùa xuân ân cần đón bàn tay run run buổi sáng

vạt nắng tháng tư rơi xuống vai

bình minh đỏ ửng những nóc nhà xa lạ

đôi sinh viên tình nhân ngồi sát nhau học bài 

phòng trọ còn đọng những hương yêu ngây ngất

mặt trời hôm nay thật nóng

làm trỗi dậy đam mê trên thân thể

những dục vọng êm đềm như tiếng hát của chim

con người ham sống và không bao giờ thích khổ

bình minh hát ca trên da thịt yên lành

thi sĩ dạo chơi trong vườn

làm thơ bên những chậu cây vừa đơm bông

con chuồn chuồn xanh đậu trên cành

rong rêu dấu giày phố thị

hình như đôi mắt ai nhìn qua khe cửa

đón lời mật ngọt trên nhánh mộc lan

đời người chảy như dòng suối

ngực thanh tân thơm ngát hương trầm

*

ta đi, ta về

thanh xuân nhè nhẹ trôi bên quyển sách

trinh nguyên như ngày xưa tóc dài

con chim sẻ ríu rít trên cây

hôm nay nhìn trong gương

vẫn thấy cuộc đời trong suốt như thủy tinh ly rượu cạn

và từ môi miệng em

thổi ra hơi thở mùa xuân

ấm lòng một cõi trời riêng biệt…

*

nơi công viên dưới pho tượng đồng cổ tích

trẻ con hát bài ca thiên đường

tiếng dương cầm bên khung cửa

chợt nhớ tiếng mõ thiền sư

dõi bóng hoàng hôn chiều vắng lạnh

nhục thể in xuống lòng đất

nôn nao một tấm lòng chung thủy

gửi về phương nam biền biệt mây xanh

 

 

*

bình minh tháng tư trong lành

dòng sông mang cánh tay người trinh nữ

ruộng đồng màu mỡ nuôi da thịt tinh khôi

cho ta sống, cho mùa xuân hoa cỏ reo vui

mất, còn trong gang tấc

bẩn dơ và trong sạch

từng bước chân vô tình lướt nhẹ qua đời

nghe và đọc lời nói năm xưa ghi trên đá…

chân đất phù sa, sông dài núi rộng

những trái tim phiêu bạt nghìn trùng

nhớ dáng mẹ hiền áo đen tóc trắng

cất tiếng ru buồn vạn cổ thiên niên…

*

có tiếng nguyện cầu dâng lên từ biển

góc rừng gỗ quý chim hót thật hay

buổi sáng tháng tư, trời đất yên lành

lời viễn xứ thì thầm lịch sử

bao nhiêu điều không nói hết

gửi lại mùa xuân chút hư không…

 

thy an

tháng tư viễn xứ 

 

ÂM VANG TỪ BIỂN

 

mây xanh vờn trên đầu

biển ấm với khúc ca ngư phủ trở về từ đại dương

văng vẳng bên tai những âm vang duyên hải

lùng bùng bãi cát vàng

xin trả lại mặt trời những lộng ngôn và bạo lực

 

mùa hè những thân người phơi đen

nhìn nhau không chớp mắt

chẳng có gì để nói

lăn qua lăn lại

mời mọc ánh nắng thiêu đốt thịt da

dang tay, banh chân

khát vọng ngóc lên rồi chìm xuống theo cơn gió đổ về từ biển

 

mùa hè thèm một ái ân không định rõ

mơn man trái tim với dục tính nhẹ nhàng

nỗi buồn nhân sinh như sóng xa đổ về

chiếc lưng còng gánh nợ bao nhiêu kiếp

thú vật và hải âu kêu vang trong lòng

tư tưởng biếng lười  vô cảm

ngất ngư trôi vào mông lung

âm vang lùng bùng

người ở đâu, ta ở đâu…

 

thy an

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97253)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92742)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91406)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99763)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106499)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91786)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105931)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105494)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127479)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41428)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...