- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO TRONG 70 CÂU THƠ “GỌI LÀ HAY” ĐƯỢC BAN NHÀ VĂN TRẺ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM CHỌN ĐỂ LÀM PA NÔ DỰ KIẾN TREO TRONG NGÀY THƠ VIỆT NAM RẰM THÁNG GIÊNG QUA CHỈ CÓ ĐOẠN THƠ LỤC BÁT CỦA NHÀ THƠ KHIẾM THỊ NGUYỄN VIỆT ANH LÀ HAY THẬT SỰ ?

02 Tháng Ba 202010:07 CH(Xem: 17261)


Ngày Thơ VN

Trừ Nguyễn Việt Anh, còn 69 câu thơ được chọn hầu như chưa hay, dở, vô nghĩa, dễ dãi…là vì người viết chưa đủ tài.

Một nguyên nhân nữa là do “các nhà thơ trẻ” dưới 40 tuổi có thơ được chọn kia bị quan niệm “thơ viết ra không cần để hiểu” của trường phái thơ “háp háp” của Hoàng Hưng và trường phái “thơ tân con cóc” của Nguyễn Quang Thiều dắt mũi.

Họ, anh Thiều và anh Hưng cho rằng thơ viết ra để “cảm” không cần để “hiểu” ( hiểu = nhận). Thơ loại bỏ sự hiểu, đồng thời nó đã loại bỏ nhận thức. Mà khi không còn nhận thức không còn là con người. Loại bỏ sự hiểu trong quá trình CẢM NHẬN thơ tức là các ông giời con kia đã loại bỏ nhân tính.

Sự tiếp nhận bất cứ thông tin nào vào con người đều qua sự CẢM + NHẬN ( nhận là ý thức, cảm là trực giác). Tách CẢM ra khỏi NHẬN thì con người không còn biết gì hết. Cảm và nhận là một quá trình đồng thời, không phải trước hết là CẢM sau đó mới đến NHẬN.

Khi quý vị tạo ra món thơ vô nghĩa thì CẢM và NHẬN đều không có.

Ví ba câu gọi là thơ đầu tiên được chọn làm pa nô :

Giăng giăng trên cỏ ướt

Nhiều hoa tơ sáng lóa

Hiện ra mật mã

(Nguyễn Thị Thùy Linh)

Câu này vô nghĩa, đã không nhận thức được thì làm gì có cảm xúc ?

Đa số các câu thơ được chọn đều giống như loài thơ vô nghĩa này, trừ mấy câu lục bát rất hay của nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh ( TMH đã viết bài khen hai tập thơ của Nguyễn Việt Anh : “ Mặt trời khiếm thị vào thơ” và bài “ Một lần nữa tôi lại ngạc nhiên về tập thơ lục bát thứ hai của Nguyễn Việt Anh”) :

Dây phơi chẳng chiếc áo nào

Mỗi khi gió động vẫn chao hai tà

Em mang ấm cúng đi xa

Hiu hiu hắt hắt ở nhà với tôi

(Nguyễn Việt Anh)

Hai tập thơ rất hay của Nguyễn Việt Anh không hề lọt vào "mắt xanh...lè" của giám khảo giải hội nhà văn. Trong suốt 25 nắm quyền ở Hội, Hữu Thỉnh đều âm thầm loại một số tập hay và khá ra khỏi giải thưởng, chọn hàng chục tập thơ dở nhất, nhảm nhí nhất để tôn vinh.

 

Hình như sự khiếm thị đã giúp Nguyễn Việt Anh thoát khỏi vòng thiên la địa võng của trào lưu thơ cách tân cực tả của Hoàng Hưng và Nguyễn Quang Thiều trong quá trình vô nghĩa hóa thi ca ?

 

Vả, Nguyễn Việt Anh là một tài năng lục bát bẩm sinh, hơn hẳn cái đám mượn sự ma mị hóa, vô thức hóa thi ca hoắng lên thành ngọn cờ dỏm quyến dụ bọn trẻ chưa đủ bản lĩnh và chân tài.

Cái tội rất to phá hỏng thị hiếu thi ca chân chính của lớp trẻ là tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh !

Hai ông giời con này tuy là mặt trăng mặt trời với nhau nhưng vì lệch lạc trong nhận thức, vì trình độ thẩm mỹ văn chương quá kém cỏi, vì những quan niệm cách tân thi ca bậy bạ, nhảm nhí, nên :

- Nguyên Ngọc chủ “Văn đoàn độc lập” đã trao nhiều giải thưởng thơ quá tầm phào, vô nghĩa, thậm chí bậy bạ, nhảm nhí, phá hỏng thẩm mỹ tiếng việt phá hỏng thẩm mỹ thi ca chân chính

- Hữu Thỉnh chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN, chủ tịch hội nhà văn VN do chủ quan, trình độ văn hóa kém cỏi, trình độ thẩm mỹ thi ca bệnh hoạn và nhảm nhí cũng đã trao giải thưởng văn học cho hàng chục tập thơ dở, thơ vô nghĩa, thơ tầm phào…

Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh tuy không nhìn mặt nhau nhưng cùng đang quay về một hướng. Hướng ấy là sự phá hoại thẩm mỹ thi ca của lớp trẻ. Phá hoại thẩm mỹ văn học, hai ông Ngọc Thỉnh cùng hè nhau phá hoại văn hóa Việt Nam.

 

Tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh to lắm. Ở các nước văn minh, người ta đã truy tố Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh ra tòa vì tội phá hoại thị hiếu văn chương, tức là phá hoại văn hóa vậy.,.

 

Sài Gòn 10-2-2020

 

T.M.H.

(Nguồn: FB TRẦN MẠNH HẢO)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 107560)
Tôi chạy tìm tôi, ngày đã cạn Thắp đèn phủ dụ đám phù du Năm tháng lại trôi , chân lại bước Tôi còn nương tựa bóng thiên thu
15 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 92280)
Saburo Sakai đã trở thành một huyền thoại “sống” ở Nhật Bản trong suốt thời đệ nhị thế chiến. Khắp nơi, các phi công Nhật Bản đã nói đến những chiến công không thể tưởng tượng được của Sakai với tất cả sự nể phục.
09 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 90245)
LTS:Sinh trưởng trong một gia đình Bắc di cư và trải qua tuổi thơ ở Tam Kỳ, Nguyễn Xuân Tường Vy vượt biên đến Phi Luật Tân năm 14 tuổi. Tốt nghiệp cử nhân Sinh Hóa ở San José, Nguyễn Xuân Tường Vy thuộc lớp người viết mới, vừa xuất hiện, của Văn học Di dân Việt Nam. Tạp Chí Hợp Lưu
17 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 160538)
Tìm hiểu về rùa Hoàn Kiếm chúng ta hãy đi ngược trở lại những trang sử Việt Nam , chính sử cũng như huyền sử, và những bài viết thực tế đương thời đã được lưu trữ trong các mạng lưới. Khi đọc những dữ liệu trên, nhiều người sẽ có một cảm tưởng những dữ kiện về rùa không được thống nhất cả về huyền sử lẫn thực tế, và có những vấn đề cần được thảo luận.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 115500)
Ba tháng trời, thằng nhỏ đã bớt lầm lì hơn nhưng Sa ngày càng ghét nó. Nó có đôi mắt sâu bí hiểm. Đôi mắt đựng những mảng trời xanh tan tác. Đôi mắt hay nhìn ra biển chiều.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 180046)
... V ị thế địa lý chính trị Việt Nam khiến người Việt luôn mong mỏi và tìm cách duy trì chính sách ngoại giao hòa bình, thân hữu với các liên bang Á Châu, nhất là hai nước Trung Hoa và Đài Loan. Nhưng tình hữu nghị có giới hạn của nó. Những lãnh đạo gốc Hán ở Trung Nam Hải như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo dường đang đi vào vết xe đổ của thời phong kiến Trung Hoa.
30 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 113073)
và, đ.cường. nhớ n.dũng. 1. tráng lớp men dậy thì cho nắng. lá kẻ nhạc vách tường. nốt-chân-chim, ra ràng - - thất lạc /sóng / linh hồn ai rưng, rưng: ký-hoạ-gió.
27 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 120988)
LTS:Trong năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh đã gửi đến chúng ta một tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, với những tài liệu liên quan tới sự suy thoái hệ sinh thái của con sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long một khi chuỗi 14 con đập khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc hoàn tất. Tạp Chí Hợp Lưu gửi tới bạn đọc bài viết cách đây 7 năm của nhà văn Ngô Thế Vinh nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự sôi bỏng và là một việc cần làm cấp bách.
21 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 97831)
Căn gác khá đông người trong đó có Trịnh Cung ngồi gần Trịnh Công Sơn. Có thể nói không sai lắm, vì giao thiệp với anh chàng nhạc sĩ này, tôi quen biết khá nhiều danh tài xứ Huế.
10 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 114482)
LTS_ Trong thời gian gần đây, chưa bao giờ Việt Nam phải chịu áp lực nặng nề và cả hăm dọa từ phía Trung Quốc nhiều đến như vậy. Biển Đông bị khống chế, ngư dân nằm bờ và chịu đói trong mùa đánh cá, Tây Nguyên địa bàn chiến lược của cả nước thì bị mở tung cửa cho Trung Quốc khai thác bất chấp những di lụy môi sinh ...tới con đập mẹ Xiaowan/ Tiểu Loan cao nhất thế giới vừa hoàn tất, cùng với những tác hại của chuỗi đập Vân Nam đối với hệ sinh thái của con sông Mekong và Việt Nam sẽ chịu hậu quả tệ hại nhất vì ở cuối nguồn...