- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO TRONG 70 CÂU THƠ “GỌI LÀ HAY” ĐƯỢC BAN NHÀ VĂN TRẺ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM CHỌN ĐỂ LÀM PA NÔ DỰ KIẾN TREO TRONG NGÀY THƠ VIỆT NAM RẰM THÁNG GIÊNG QUA CHỈ CÓ ĐOẠN THƠ LỤC BÁT CỦA NHÀ THƠ KHIẾM THỊ NGUYỄN VIỆT ANH LÀ HAY THẬT SỰ ?

02 Tháng Ba 202010:07 CH(Xem: 17217)


Ngày Thơ VN

Trừ Nguyễn Việt Anh, còn 69 câu thơ được chọn hầu như chưa hay, dở, vô nghĩa, dễ dãi…là vì người viết chưa đủ tài.

Một nguyên nhân nữa là do “các nhà thơ trẻ” dưới 40 tuổi có thơ được chọn kia bị quan niệm “thơ viết ra không cần để hiểu” của trường phái thơ “háp háp” của Hoàng Hưng và trường phái “thơ tân con cóc” của Nguyễn Quang Thiều dắt mũi.

Họ, anh Thiều và anh Hưng cho rằng thơ viết ra để “cảm” không cần để “hiểu” ( hiểu = nhận). Thơ loại bỏ sự hiểu, đồng thời nó đã loại bỏ nhận thức. Mà khi không còn nhận thức không còn là con người. Loại bỏ sự hiểu trong quá trình CẢM NHẬN thơ tức là các ông giời con kia đã loại bỏ nhân tính.

Sự tiếp nhận bất cứ thông tin nào vào con người đều qua sự CẢM + NHẬN ( nhận là ý thức, cảm là trực giác). Tách CẢM ra khỏi NHẬN thì con người không còn biết gì hết. Cảm và nhận là một quá trình đồng thời, không phải trước hết là CẢM sau đó mới đến NHẬN.

Khi quý vị tạo ra món thơ vô nghĩa thì CẢM và NHẬN đều không có.

Ví ba câu gọi là thơ đầu tiên được chọn làm pa nô :

Giăng giăng trên cỏ ướt

Nhiều hoa tơ sáng lóa

Hiện ra mật mã

(Nguyễn Thị Thùy Linh)

Câu này vô nghĩa, đã không nhận thức được thì làm gì có cảm xúc ?

Đa số các câu thơ được chọn đều giống như loài thơ vô nghĩa này, trừ mấy câu lục bát rất hay của nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh ( TMH đã viết bài khen hai tập thơ của Nguyễn Việt Anh : “ Mặt trời khiếm thị vào thơ” và bài “ Một lần nữa tôi lại ngạc nhiên về tập thơ lục bát thứ hai của Nguyễn Việt Anh”) :

Dây phơi chẳng chiếc áo nào

Mỗi khi gió động vẫn chao hai tà

Em mang ấm cúng đi xa

Hiu hiu hắt hắt ở nhà với tôi

(Nguyễn Việt Anh)

Hai tập thơ rất hay của Nguyễn Việt Anh không hề lọt vào "mắt xanh...lè" của giám khảo giải hội nhà văn. Trong suốt 25 nắm quyền ở Hội, Hữu Thỉnh đều âm thầm loại một số tập hay và khá ra khỏi giải thưởng, chọn hàng chục tập thơ dở nhất, nhảm nhí nhất để tôn vinh.

 

Hình như sự khiếm thị đã giúp Nguyễn Việt Anh thoát khỏi vòng thiên la địa võng của trào lưu thơ cách tân cực tả của Hoàng Hưng và Nguyễn Quang Thiều trong quá trình vô nghĩa hóa thi ca ?

 

Vả, Nguyễn Việt Anh là một tài năng lục bát bẩm sinh, hơn hẳn cái đám mượn sự ma mị hóa, vô thức hóa thi ca hoắng lên thành ngọn cờ dỏm quyến dụ bọn trẻ chưa đủ bản lĩnh và chân tài.

Cái tội rất to phá hỏng thị hiếu thi ca chân chính của lớp trẻ là tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh !

Hai ông giời con này tuy là mặt trăng mặt trời với nhau nhưng vì lệch lạc trong nhận thức, vì trình độ thẩm mỹ văn chương quá kém cỏi, vì những quan niệm cách tân thi ca bậy bạ, nhảm nhí, nên :

- Nguyên Ngọc chủ “Văn đoàn độc lập” đã trao nhiều giải thưởng thơ quá tầm phào, vô nghĩa, thậm chí bậy bạ, nhảm nhí, phá hỏng thẩm mỹ tiếng việt phá hỏng thẩm mỹ thi ca chân chính

- Hữu Thỉnh chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN, chủ tịch hội nhà văn VN do chủ quan, trình độ văn hóa kém cỏi, trình độ thẩm mỹ thi ca bệnh hoạn và nhảm nhí cũng đã trao giải thưởng văn học cho hàng chục tập thơ dở, thơ vô nghĩa, thơ tầm phào…

Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh tuy không nhìn mặt nhau nhưng cùng đang quay về một hướng. Hướng ấy là sự phá hoại thẩm mỹ thi ca của lớp trẻ. Phá hoại thẩm mỹ văn học, hai ông Ngọc Thỉnh cùng hè nhau phá hoại văn hóa Việt Nam.

 

Tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh to lắm. Ở các nước văn minh, người ta đã truy tố Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh ra tòa vì tội phá hoại thị hiếu văn chương, tức là phá hoại văn hóa vậy.,.

 

Sài Gòn 10-2-2020

 

T.M.H.

(Nguồn: FB TRẦN MẠNH HẢO)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98865)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32305)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110717)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128155)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84097)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.