- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUNG MỘT SỐ MỆNH

16 Tháng Hai 20203:47 CH(Xem: 15750)


chu nhat xam-le minh phong
Chủ nhật xám - tranh Lê Minh Phong

 

Để tưởng niệm cụ Lê Đình Kình
một lão nông của thôn Hoành, người mở lại cho tôi
ký ức về bóng dáng của những sĩ phu trong lịch sử VN
(Nguyệt Quỳnh)

 

 

Nhà danh hoạ Leonardo Da Vinci có câu nói nổi tiếng: “Nếu bạn gắn được lộ trình của mình lên một vì sao, bạn sẽ có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

 

Câu nói của ông làm tôi hình dung đến những cơn bão trong lịch sử VN, đến bóng dáng những con người đã điểu khiển những cơn bão ấy. Họ mặc áo nâu, đi chân đất, bình dị, đơn sơ nhưng mạnh mẽ. Cùng với họ, biết bao nhiêu triều đại, biết bao nhiêu thế hệ đã vượt buổi can qua. 

 

Hãy nghe về cuộc gặp gỡ của một danh tướng và một nho sinh ở làng Hàm Châu.

 

Vào thế kỷ thứ 13, khi Đại Việt đang phải đương đầu với quân Mông cổ. Một ngày nọ, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tình cờ kéo quân qua làng. Đoàn quân đang đi thì gặp phải một người đứng nghênh ngang giữa lộ. Quân lính thét la bảo tránh đường, thì người ấy quay mặt lại mà mắng rằng: “Chưa đuổi được giặc phương Bắc mà đã đuổi người Nam thì lấy ai mà chống giặc?”

 

Quân sĩ vào tâu lại. Trần Nhật Duật bèn cho dừng quân, vời người ấy vào hỏi chuyện. Thấy là người tài đức, Chiêu Văn Vương bèn giao cho chức vụ tham mưu trong quân ngũ; sau này lập công to làm đến chức Lâm Vĩnh Hầu. 

 

Người ấy là một nho sinh nghèo, sinh trưởng ở làng Hàm Châu tên gọi là Bùi Công Nghiệp.

 

Dân như thế. Tướng như thế. Bảo sao Nước không mạnh!

 

Cũng với tinh thần của dân ấy, tướng ấy, người trai áo vải đất Tây Sơn đã tạo nên biết bao nhiêu kỳ tích. Mà cũng chỉ có thể giải thích bằng câu nói của vị vua trẻ, gấp lên ngôi khi giặc đã tràn qua biên cương: "Nước Nam ta tuy nhỏ, người lại không đông, nhưng chứa đựng biết bao hồn thiêng sông núi. Xưa nay chưa có kẻ thù nào đến đây mà không thảm bại. Nếu lấy trí tầm thường của kẻ phàm phu tục tử để tìm hiểu đất thiêng này thì muôn đời vẫn u tối vậy". 

 

Đêm ấy là vào một đêm cuối năm, giữa ánh lửa bập bùng của núi rừng Tam Điệp, quân Tây Sơn cùng với 10 ngàn tân binh về tụ nghĩa ở Nghệ An. Họ đứng ngồi bên nhau, cùng lắng nghe vị vua trẻ chia sẻ về niềm tin của mình.

 

Nếu nói theo các chuyên gia tâm lý tây phương thì vua Quang Trung là một nhà truyền đạt tuyệt vời. Ông có cái khả năng nối kết được chính mình với từng người dân, từng người lính để trao cho họ niềm tin sắt đá của một vị thủ lĩnh. Ở một góc nhìn khác, “Hịch xuất quân” của nhà vua đã thể hiện rõ cái nếp nghĩ của sĩ phu Việt thời ấy. Và chính cái nếp nghĩ này mới làm nên chiến thắng.

 

Với quân số chỉ bằng nửa quân giặc, lại phải kéo quân về từ xa, chuyện đánh thắng giặc chỉ có thể dựa vào quyết tâm sắt thép - PHẢI ĐÁNH THẮNG - phải thắng để giữ cho răng đen, để giữ cho dài tóc. Phải thắng để giữ gìn bản sắc, để mình còn được là mình. Cái tôi trong các sĩ phu thời ấy là cái tôi của nho sinh Bùi Công Nghiệp, một cái tôi bản lĩnh mà bất cứ một quốc gia nào cũng cần đến những công dân như thế.

 

Và quả nhiên, nước sông Hồng mùa xuân năm ấy đã in dấu cuộc tháo chạy hoảng loạn của quan quân Tôn Sĩ Nghị. Quân ta đã đánh một trận để đời - Đánh cho giặc manh giáp tả tơi, Đánh cho chúng không còn một bánh xe để quay về Tàu. Và Đánh để chúng biết rằng nước Nam này có chủ. 

 

Chỉ qua một đêm, với Hịch xuất quân ngắn gọn và những chia sẻ nhiệt thành, nhà vua và các tướng sĩ như đã thấu hiểu lòng nhau và ngài đã lấy trọn được quyết tâm của họ. Rồi cứ thế, cứ ba người một nhóm, họ thay phiên nhau, hai người cáng một đi suốt ngày đêm. Thượng đế tạo ra con người thật nhỏ nhoi, nhưng con người cũng thật vĩ đại. Chính những con người bình thường đó đã thay đổi số phận của biết bao người và thay đổi cả lịch sử. 

 

Vượt hẳn cả ước tính của nhà vua, thay vì mùng mười âm lịch quân ta mới đuổi xong giặc, thì ngay ngày mùng bảy tết, thành Thăng Long đã rợp bóng cờ Tây Sơn. Đích thân vị tướng trẻ, Đại Đô Đốc Long đã tự tay mở cửa thành đón đại quân.

 

***

 

Tôi không rõ hết về tổn thất của quân ta trong trận này, tôi chỉ biết được rằng có đến 8000 người đã phải hy sinh trong trận công phá đồn Ngọc Hồi. Vinh quang và ô nhục nó chỉ khác nhau một lằn ranh mong manh trong mỗi con người. Tôi hiểu vì sao Leonardo Da Vinci, người được xem là “thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại” đã khẳng định -con người có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

 

Nhắc lại câu chuyện lịch sử để vuốt mắt cho một người “cộng sản cũ” (chữ của Ts Hà Sĩ Phu). Đưa tiễn ông là tiếng than, là suối lệ đắng chát của bằng hữu. Nó là tiếng kêu đớn đau của giống chim ưng khóc bạn, là những người biết mình có chung một lịch sử phi thường, biết mình đã từng mạnh mẽ ra sao, đã tan vỡ và suy sụp như thế nào.

 

Riêng tôi, nhắc lại câu chuyện lịch sử, không dưng tôi cảm nhận sự gắn kết của chúng ta với nhau thật chặt chẽ, và điều này cho tôi một cảm giác ấm áp đến rơi lệ. Mặt đất dưới bàn chân ta đi mỗi ngày đâu chỉ là đất, nó là máu xương, là tro than của hàng bao nhiêu đời. Thảm cỏ này, viên sỏi nọ, hòn đá kia như còn vang vọng tiếng vó ngựa, tiếng trống trận uy linh, tiếng loa, tiếng cười,…Nó từng in dấu những vinh quang, nhưng nó cũng thấm đẩm vị mặn của mồ hôi, của nước mắt, của những ngày nâng nhau cùng đứng dậy.

 

Khởi đầu một năm mới đầy biến động, trước anh linh người vừa khuất tôi xin được dâng lên lời cầu nguyện. Nguyện cho mỗi chúng ta từ nay sẽ không là kẻ vô can và ngưng đóng vai khán giả. Bởi tất cả chúng ta dù đang ở vị trí nào hay sinh sống ở nơi đâu đều gắn kết cùng nhau chung một số mệnh - Số mệnh của dân tộc Việt Nam.

 

 Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97217)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92697)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91380)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99732)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106462)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91736)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105909)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105457)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127438)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41401)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...