- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUNG MỘT SỐ MỆNH

16 Tháng Hai 20203:47 CH(Xem: 15814)


chu nhat xam-le minh phong
Chủ nhật xám - tranh Lê Minh Phong

 

Để tưởng niệm cụ Lê Đình Kình
một lão nông của thôn Hoành, người mở lại cho tôi
ký ức về bóng dáng của những sĩ phu trong lịch sử VN
(Nguyệt Quỳnh)

 

 

Nhà danh hoạ Leonardo Da Vinci có câu nói nổi tiếng: “Nếu bạn gắn được lộ trình của mình lên một vì sao, bạn sẽ có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

 

Câu nói của ông làm tôi hình dung đến những cơn bão trong lịch sử VN, đến bóng dáng những con người đã điểu khiển những cơn bão ấy. Họ mặc áo nâu, đi chân đất, bình dị, đơn sơ nhưng mạnh mẽ. Cùng với họ, biết bao nhiêu triều đại, biết bao nhiêu thế hệ đã vượt buổi can qua. 

 

Hãy nghe về cuộc gặp gỡ của một danh tướng và một nho sinh ở làng Hàm Châu.

 

Vào thế kỷ thứ 13, khi Đại Việt đang phải đương đầu với quân Mông cổ. Một ngày nọ, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tình cờ kéo quân qua làng. Đoàn quân đang đi thì gặp phải một người đứng nghênh ngang giữa lộ. Quân lính thét la bảo tránh đường, thì người ấy quay mặt lại mà mắng rằng: “Chưa đuổi được giặc phương Bắc mà đã đuổi người Nam thì lấy ai mà chống giặc?”

 

Quân sĩ vào tâu lại. Trần Nhật Duật bèn cho dừng quân, vời người ấy vào hỏi chuyện. Thấy là người tài đức, Chiêu Văn Vương bèn giao cho chức vụ tham mưu trong quân ngũ; sau này lập công to làm đến chức Lâm Vĩnh Hầu. 

 

Người ấy là một nho sinh nghèo, sinh trưởng ở làng Hàm Châu tên gọi là Bùi Công Nghiệp.

 

Dân như thế. Tướng như thế. Bảo sao Nước không mạnh!

 

Cũng với tinh thần của dân ấy, tướng ấy, người trai áo vải đất Tây Sơn đã tạo nên biết bao nhiêu kỳ tích. Mà cũng chỉ có thể giải thích bằng câu nói của vị vua trẻ, gấp lên ngôi khi giặc đã tràn qua biên cương: "Nước Nam ta tuy nhỏ, người lại không đông, nhưng chứa đựng biết bao hồn thiêng sông núi. Xưa nay chưa có kẻ thù nào đến đây mà không thảm bại. Nếu lấy trí tầm thường của kẻ phàm phu tục tử để tìm hiểu đất thiêng này thì muôn đời vẫn u tối vậy". 

 

Đêm ấy là vào một đêm cuối năm, giữa ánh lửa bập bùng của núi rừng Tam Điệp, quân Tây Sơn cùng với 10 ngàn tân binh về tụ nghĩa ở Nghệ An. Họ đứng ngồi bên nhau, cùng lắng nghe vị vua trẻ chia sẻ về niềm tin của mình.

 

Nếu nói theo các chuyên gia tâm lý tây phương thì vua Quang Trung là một nhà truyền đạt tuyệt vời. Ông có cái khả năng nối kết được chính mình với từng người dân, từng người lính để trao cho họ niềm tin sắt đá của một vị thủ lĩnh. Ở một góc nhìn khác, “Hịch xuất quân” của nhà vua đã thể hiện rõ cái nếp nghĩ của sĩ phu Việt thời ấy. Và chính cái nếp nghĩ này mới làm nên chiến thắng.

 

Với quân số chỉ bằng nửa quân giặc, lại phải kéo quân về từ xa, chuyện đánh thắng giặc chỉ có thể dựa vào quyết tâm sắt thép - PHẢI ĐÁNH THẮNG - phải thắng để giữ cho răng đen, để giữ cho dài tóc. Phải thắng để giữ gìn bản sắc, để mình còn được là mình. Cái tôi trong các sĩ phu thời ấy là cái tôi của nho sinh Bùi Công Nghiệp, một cái tôi bản lĩnh mà bất cứ một quốc gia nào cũng cần đến những công dân như thế.

 

Và quả nhiên, nước sông Hồng mùa xuân năm ấy đã in dấu cuộc tháo chạy hoảng loạn của quan quân Tôn Sĩ Nghị. Quân ta đã đánh một trận để đời - Đánh cho giặc manh giáp tả tơi, Đánh cho chúng không còn một bánh xe để quay về Tàu. Và Đánh để chúng biết rằng nước Nam này có chủ. 

 

Chỉ qua một đêm, với Hịch xuất quân ngắn gọn và những chia sẻ nhiệt thành, nhà vua và các tướng sĩ như đã thấu hiểu lòng nhau và ngài đã lấy trọn được quyết tâm của họ. Rồi cứ thế, cứ ba người một nhóm, họ thay phiên nhau, hai người cáng một đi suốt ngày đêm. Thượng đế tạo ra con người thật nhỏ nhoi, nhưng con người cũng thật vĩ đại. Chính những con người bình thường đó đã thay đổi số phận của biết bao người và thay đổi cả lịch sử. 

 

Vượt hẳn cả ước tính của nhà vua, thay vì mùng mười âm lịch quân ta mới đuổi xong giặc, thì ngay ngày mùng bảy tết, thành Thăng Long đã rợp bóng cờ Tây Sơn. Đích thân vị tướng trẻ, Đại Đô Đốc Long đã tự tay mở cửa thành đón đại quân.

 

***

 

Tôi không rõ hết về tổn thất của quân ta trong trận này, tôi chỉ biết được rằng có đến 8000 người đã phải hy sinh trong trận công phá đồn Ngọc Hồi. Vinh quang và ô nhục nó chỉ khác nhau một lằn ranh mong manh trong mỗi con người. Tôi hiểu vì sao Leonardo Da Vinci, người được xem là “thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại” đã khẳng định -con người có thể điều khiển được bất kỳ cơn bão nào.

 

Nhắc lại câu chuyện lịch sử để vuốt mắt cho một người “cộng sản cũ” (chữ của Ts Hà Sĩ Phu). Đưa tiễn ông là tiếng than, là suối lệ đắng chát của bằng hữu. Nó là tiếng kêu đớn đau của giống chim ưng khóc bạn, là những người biết mình có chung một lịch sử phi thường, biết mình đã từng mạnh mẽ ra sao, đã tan vỡ và suy sụp như thế nào.

 

Riêng tôi, nhắc lại câu chuyện lịch sử, không dưng tôi cảm nhận sự gắn kết của chúng ta với nhau thật chặt chẽ, và điều này cho tôi một cảm giác ấm áp đến rơi lệ. Mặt đất dưới bàn chân ta đi mỗi ngày đâu chỉ là đất, nó là máu xương, là tro than của hàng bao nhiêu đời. Thảm cỏ này, viên sỏi nọ, hòn đá kia như còn vang vọng tiếng vó ngựa, tiếng trống trận uy linh, tiếng loa, tiếng cười,…Nó từng in dấu những vinh quang, nhưng nó cũng thấm đẩm vị mặn của mồ hôi, của nước mắt, của những ngày nâng nhau cùng đứng dậy.

 

Khởi đầu một năm mới đầy biến động, trước anh linh người vừa khuất tôi xin được dâng lên lời cầu nguyện. Nguyện cho mỗi chúng ta từ nay sẽ không là kẻ vô can và ngưng đóng vai khán giả. Bởi tất cả chúng ta dù đang ở vị trí nào hay sinh sống ở nơi đâu đều gắn kết cùng nhau chung một số mệnh - Số mệnh của dân tộc Việt Nam.

 

 Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 38266)
ở góc tối khu vườn hoa huệ chuông bắt đầu thỉnh nguyện hãy gối đầu tay em gối đầu tay em hoa sấu rụng đau lâm râm ngõ nhỏ đừng tin những câu thơ thiếu ngủ
02 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33397)
C õi trần gian hai chiều gặp nợ nhỏ lệ xa tan hàng lưỡi bia miệng vót cong lời thề Cười đau thấm tiếng mẹ ru à ơi
01 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 38464)
V à khi bàn tay em chạm vào tiền kiếp Mặt nước mơ hồ mùa bão lên Những sợi chỉ tay có lối nào về gần nhau Cho tình em một lần tái sinh…
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 41979)
H ành động chị em hoặc vợ chồng Trưng Vương dấy binh chống Hán cùng “chiến công” tái chiếm cổ Việt đẫm máu của Mã Viện năm 42-44, vẫn được lưu truyền với nhiều xúc động. Những bài học sử đồng ấu và tiểu học tại hai nước láng giềng hoàn toàn đối nghịch. Sử quan Trung Hoa, bất kể màu sắc ý thức hệ, khoác lên Trụ đồng Mã Viện—với lời thề “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” [trụ đồng gẫy, Giao Chỉ bị diệt]—lớp son phấn giáo hóa [jaohua] và “thiên mệnh [tianmeng], thôn tính thiên hạ.
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34631)
.. . c ứ đến mùa lan ra hoa chính vụ, chúa đảo lại mở hội Tình Yêu để cho phép trai gái tìm nhau kết duyên. Ở đây không có chuyện tự tìm hiểu nhau mà quyền lực thuộc về chúa đảo. Ông ta sẽ truyền tất cả các gái chưa chồng đến dự hội, căn cứ vào nhan sắc mà định thứ tự thấp cao. Lại gọi tất cả thanh niên chưa vợ đến cho thi tài văn thơ. Thơ văn càng được xếp là hay thì sẽ được vợ đẹp! À, thì ra tận cái vùng đảo xa heo hút này cũng có phong trào thi hoa hậu và những “giải nhất văn chương” như trong đất liền. Thật lạ đời!
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35010)
T hơ của Tài miên man như sông như suối trong mùa nước lũ, ý tưởng của chàng lấp lánh như muôn ngàn ánh sao, sức lực của chàng tuôn trào theo từng câu chữ… Đó là thế giới thơ của Lê Vĩnh Tài. Kính mời quí văn hữu và bạn đọc cùng chúng tôi đi vào “ Nhiều Hơn Một Tháng Thơ Của Lê Vĩnh Tài” và sẽ gặp đâu đó những mảnh đời và những câu chuyện xảy ra ở chung quanh thế giới chúng ta đang sống...
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 37607)
T ôi tên Thê. Kiếp luân hồi của tôi được tính tuổi bằng khoảng sáu trăm năm, đã bảy lần đổi kiếp. Bên bờ sông, tôi đứng nhìn từng cơn gió thổi qua. Mái tóc tôi dài ngang lưng, tha thiết như gió. Gương mặt tôi mịn lấm tấm những hạt sương bay qua rồi đọng lại. Tôi luôn xin được làm đàn bà, để khi gặp tôi, người ấy có thể nhận ra tôi.
29 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34744)
S ót lại mùa rơi vàng mắt lá rêu xanh chập chững ngó hiên đời chiều nay giữa tiếng chim tình tự thảng thốt lan nhanh khúc đau rời
29 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 32927)
Đ ặng Nguyên Sơn là bút danh của Trần Thị Phương Lan , đang sống và làm việc tại Quảng Trị. “Say Nắng” là tác phẩm đầu tiên mà Đặng Nguyên Sơn gởi đến bạn đọc Hợp Lưu. Truyện của Đặng Nguyên Sơn đam mê và cuốn hút từ những dòng đầu tiên. Mời quí bạn cùng đi vào không gian truyện “Say Nắng”.
28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33846)
t rở dậy tìm giấc ngủ mình đã cho đi rồi tự nhiên muốn đòi lại bóng tối ăn gian em lơ ngơ giữa vùng đêm sắp cạn