- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHÙM THƠ MÙA ĐÔNG

13 Tháng Mười Hai 20199:11 CH(Xem: 17936)


TranhDinhCuong-thieunuvatrang
Thiếu nữ và trăng - tranh Đinh Cường

RỐI BỜI

 

Có lúc cười nhầm

vui như đếch

buồn như đếch

 

Số chẵn

tình lẻ

mùa hoa em thức nở mấy lần

 

Phác thảo cơn mưa

tự họa chính mình

lá rơi không.

PTB

 

 

KHÔNG ĐỀ

 

Chỉ còn mẩu trăng cho bữa tối

hoàng hôn rẽ phải

sân lạnh đêm rơi

 

tôi gõ bức tường

tiếng mềm đáp trả

đâu đây tình cờ

 

uống người phương Bắc

chát ngọt đầu môi

giày em nhọn gót

trăng cong đốt đền.

PTB

 

 

PHỤ LỤC ĐÊM

 

Nhắm mắt vào em lại hiện ra

 

trấn áp nỗi cô đơn

trình diện đêm đặc cách

 

anh bán khống giấc mơ

bán khống câu thơ đợi

bán khống anh lần nữa

 

tự phát hành vết thương

che cho đêm nguyên trạng

mở khóa. Vòi nước câm

đóng lại. Vòi nước điếc.

PTB

 

 

CHIỀU ĐÊM CUỐI NĂM

 

Tan tầm

xe dồn về phía tắc đường

nàng Molisa trốn đâu

giữa tiếng chuông ngân và tiếng còi tàu

ta muốn làm AQ trong quán nhậu

 

chiều cuối năm giục về chốn yên bình

ngôi nhà cũ vừa sơn thêm lớp mới

em phủ tuyết trong căn phòng chật chội

bài thánh ca giăng mắc ánh lung linh

 

chuyện đời xưa kể dưới ánh nến hồng

đêm cổ quái hằn sâu trong ký ức

như cội nguồn của những điều mong ước

dưới cơn mưa phùn ai đó sẽ đóng đinh ai.

 

Em vẫn đợi mùa xuân về hiển hiện

ta nhớ người loáng thoáng đến trong năm

thế mới biết mình còn yêu cổ tích

đêm giáng sinh đem phơi tất ngoài hiên.

PTB

 

 

XA NHAU

 

Tìm nhặt gì cuối buổi hoàng hôn?

 

Trả về tôi ký ức

cơn gió thổi ngoằn ngoèo

 

đôi mắt chìm sau vai

em đốt mùa rụng lá

tôi nhặt dư tiếng chim

 

thoắt đã ngoài bốn mươi

uống đời ba chén rượu

chuyện tôi - em vẫn thế

xa nhau lại xa nhau.

PTB

 

 

MỘT ĐÊM MÙA ĐÔNG

 

Sóng 3G chập chờn

mùa Đông ốm rồi

anh giãn mình lần thứ tư trong đêm

 

mở cửa sổ

nhìn xuống cành cây đang co rút

nhập nhoằng dây điện, đèn phố miên man

 

đêm hội thánh thần

khua âm đồng vọng

tiếng chân người dồn về phía bên kia

 

loài chim ăn thịt

vừa bay ngang đây

nhả bóng tối rơi dần xuống đáy

 

anh khép cửa cho bình minh ló rạng

có thể

ngày mai vẫn còn.

PHAN THANH BÌNH

 

 

KHÔNG ĐỀ

 

Căn nhà dập dềnh

chực trôi

chớp mắt chụp quang cảnh ngoài cửa sổ

nhòe nhoẹt bức xạ mùa Đông

 

em lên chùa

bàn tay chắp nỗi buồn chiêm bái

bàn tay xòe cánh sen tịnh độ

 

dòng sông chảy từ thâm sâu ra biển

mang theo ngôn ngữ của muôn loài

 

nắng ngày vỡ ngày

mưa đêm khép đêm

đi hết con đường lại tới một con đường

anh đi mãi

nỗi xa em.

Phan Thanh Bình

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91519)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81793)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86287)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87318)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78407)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100482)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81394)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192416)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84866)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114863)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ