- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BÀI THƠ MÙA ĐÔNG

13 Tháng Mười Hai 20198:51 CH(Xem: 17220)

TranhDinhCuong-phongcanh
Tranh Đinh Cường

BÀI DANG DỞ MÙA ĐÔNG

Nguyễn Hồng Chí

Anh đi về mùa hạ, em ở lại mùa đông
Bài thơ dang dở bỏ mặc lòng,
Em ướp thơ em mùi hoa cỏ
Cất vào thơm góc tủ tương tư.



Không có anh lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong (*)



Anh đi về mùa hạ, em ngồi khóc mùa đông
Bài thơ dang dở bỏ mặc lòng,
Em sưởi thơ em ngày nắng lạnh
Đêm về ấm áp nỗi chờ mong.

Không có anh, em làm thơ chi nữa
Ai đệm đàn xao xác ngọn đông phong?
Không có anh, em viết gì cho gió
Sợi tóc thề đo dài ngắn phù hoa?

Không có anh, mây đổi hai màu áo
Ai tô màu xanh - trắng nắng ngày đông?
Em viết gì về vạt nắng bên song
Long lanh mắt lệ chiều đông qua thềm?

Không có anh, đêm mơ gì biên viễn
Bên kia đồi rơm rạ ánh sao thơm?
Không có anh, em viết gì cho hạ
Mộng đá vàng chắc gặp được tình lang?

Không có anh, hàng cây phong xuống tóc
Đứng dựa trời không, trọn kiếp thinh không.
Em sẽ viết bài thơ về chiếc lá
Đo đỏ lòng như máu đỏ mùa đông.

Anh đã về mùa hạ, em còn ở mùa đông
Bài thơ dang dở chẳng đành lòng.
Sớm mai thức dậy cùng kỷ niệm,
Mơ hồ sương khói liệm bài thơ.


Nguyễn Hồng Chí

-----------

(*) Trích trong bài thơ “Cần thiết” của Nguyên Sa

   

RƠI XUỐNG GIỌT SẦU
Biển Cát
 

Ngủ đi những nỗi buồn đầy

Nắng dần lịm tắt cuối ngày mênh mang

Có con chim nhạn bàng hoàng

Chấp đôi cánh gãy liệng ngang lưng trời.

Ngang trời mây trắng buông lơi

Rớt trong hiu quạnh  bao rời rã đau

Một màu man mác giăng mau

Lay hồn ta buốt chênh chao ngậm ngùi.

Ngủ đi cả nỗi rã rời

Tháng năm đọng lại giữa đời hư không

Lắng trong ta những bão giông

Nước mắt chảy xuống từng dòng xót xa.

Xót xa những giấc mơ qua

Chỉ còn vang vọng âm ba xa vời

Thả chùm dĩ vãng chơi vơi

Bên ghềnh đá vỡ sầu rơi theo sầu.

Biển Cát

 

GỞI MỘT NGƯỜI XA
Thái Thanh
t
háng mười hai. chào nhé mùa đông
sài gòn chẳng thấy lạnh và mưa dông còn đó.
buổi chiều ngang qua nhà thờ. nhìn mưa trên mái ngói.
chợt ngẩn ngơ. chợt se sắt cả lòng


sài gòn đó lung linh. lấp lánh
phố phường vui. mừng đón Giáng sinh về
gợi nhớ tôi - về nơi xa đó
nhớ một người. chưa biết nói yêu tôi...


nhớ một người. tôi khẽ bảo đừng yêu
nhưng tự bao giờ - đã tự bao giờ thế!
trong tim tôi lại dành chỗ cho người
dù chẳng một lời. hò hẹn gió mưa.


chẳng chung dòng sông. chẳng cùng ký ức
để chúng tôi có cùng chung kỷ niệm
cớ sao lòng lại mang lòng vương vấn
đến một người xa tít cuối chân mây


xa khoảng cách. nghìn dặm dài xa cách
và xa quá trong trái tim nồng ấm
chỉ riêng tôi. lặng lẽ chỉ riêng mình
bởi giữa người và tôi không chung cầu Ô thước .


nên mãi hoài chỉ cách biệt nhau!!..

tháng mười hai Sài gòn không nắng lắm
đợi dăm ngày tôi lại phải rời đi
tôi lại về thành phố nhỏ rất xa


có mưa đông gió rét cóng tay mềm
tôi sẽ chỉ một mình trong nỗi nhớ
nhưng tôi chẳng tìm quên mất người đâu nhé!
chút hạnh phúc. dẫu mỏng manh dễ vỡ


tôi nâng niu chẳng mong đợi điều gì
người chẳng biết. à thôi không cần biết!
nơi xa này tôi nhớ lắm...

một người xa.

 

Thai Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91481)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81766)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86239)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87260)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78373)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100411)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81325)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192307)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84824)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114805)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ