- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THỰC HƯ BẦU TRỜI

03 Tháng Mười 20196:27 CH(Xem: 17494)


TranhPhamDuyQuynh
Tranh Phạm Duy Quỳnh

NGƯỠNG MỘ EM

 

Trong dòng chảy thời gian bất tận

Có thể hai, ba trăm

Hoặc dăm, bảy triệu dân

Made In Hồng Kông biểu tình

Đòi độc lập tự do dân chủ

Không lệ thuộc chính quyền Bắc Kinh

Không cùng hệ Trung Quốc

 

Anh, Châu á da vàng máu đỏ

Là láng giềng tốt bụng với em

Cùng khát khao làm chủ bản thân

Suy nghĩ lời nói hành động

Nhưng xin lỗi

Anh bận sắp hàng mua vé xem ca sĩ Hàn Quốc biểu diễn

Xuống đường cổ vũ bóng đá

Rước ấn quan gieo cầu giành lộc

Kể cả đè đầu cưỡi cổ

Giẫm đạp lên nhau tồn tại

 

Nên không thể đồng hành cùng em

Hô vang khẩu hiệu

Chúng tôi là người Việt Nam

Không muốn đồng hóa Tàu cộng

Không muốn dây dưa phương Bắc

Tháng Bảy em bất chấp hiểm nguy

Đấu tranh sống còn vì công lý

Anh hả hê đi cướp đồ cúng cô hồn

Giật heo quay

Gà luộc

Trái cây

 

Sài Gòn, 8.2019 

 

 

THỰC HƯ BẦU TRỜI

 

Âm thầm mỗi độ hoa sưa

nhà em ai gót giẫm vừa vừa trăng

ngoài xa lắc gió lăn quăn

cơ mà cũng cuốn cuồn phăng cánh đồng

 

Bấu biên cửa ngó mênh mông

mỗi lần giận cứ thinh không nói gì

mẹ rằng con gái lầm lì

coi chừng bỏ quách chồng đi theo người

 

Bầm tay nhẫm tính mười mươi

hoàng lan phế tích nụ cười bén duyên

giật mình nghe tiếng đỗ quyên

mé sông chân bước hụt nghiêng nghiêng chiều

 

Ngô đồng bươn bả ít nhiều

ngẫm trong xào xạc nhiễu điều tâm tư

chim bay về tổ dường như

cánh rời rã giữa thực hư bầu trời

 

Còn đâu kỷ niệm một thời

hoa sưa nở mỗi bận tơi sắc vàng

lừng khừng chén rượu nhân gian

câu thơ chạm nước mắt tràn mi yêu

 

Sài Gòn, 8.2019

 

MỘT HÔM

 

Tôi lạc vào con đường rộng thênh thang

đặt nhiều trạm thu phí BOT

cách nhau vài chục km một trạm

chín mươi chín phần trăm phương tiện bắt buộc chạy qua đây

nhân viên trực ban lạnh lùng xé vé

lái xe buồn bã nộp tiền

những đồng tiền xương máu

mua cuộc hành trình cơm áo

những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi và nước mắt

mệnh giá từ vài chục đến vài trăm

mua thời gian sống mòn

hết năm này sang năm khác

không biết bao giờ dừng lại

kể cả những trạm quá hạn khấu hao cơ bản

họ đã thu hồi cả vốn lẫn lời

vẫn không chịu tháo dỡ

vẫn không chịu trả đường lại cho dân

vốn thuộc về dân tự ngàn xưa

 

Tôi lạc vào thành phố sầm uất

cơ man nhà cửa cao thấp chông chênh

bừa bộn lớn nhỏ nhưng không được phép xây dựng

hoặc cải tạo nâng cấp, sửa chữa di dời

hay bán mua sang nhượng

bởi nơi đây hình thành dự án tầm cỡ quốc gia

đã được quy hoạch đang chờ cấp trên phê duyệt

họ mặc kệ gia đình ba, bốn thế hệ

sống chung trên một diện tích vài chục mét vuông

cúi đầu dựng vợ gã chồng cho con cái

dưới mái tôn rách nát hầm hập

bấm bụng đưa tiễn người thân về suối vàng

bên bức tường rêu phong lạnh lẽo

cắn răng cuốn thi thể mẫu thân trong chiếc chiếu ruỗng mục

đặt cạnh hố xí bốc mùi

 

Tôi gặp các em học sinh lễ phép

thi xong chương trình phổ thông trung học

theo công thức ba chung với số điểm hai tám, hai chín

nhưng không đỗ vào bất kỳ trường đại học nào

bởi một số bạn thuộc nhóm con nhà giàu

con quan chức, con lưu manh, du đãng phỏng tay trên

hối lộ hội đồng chấm thi để chạy điểm, chạy trường

lấy hết chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào

tước đoạt cơ hội bình đẵng giữa thí sinh với thí sinh

giữa phụ huynh với phụ huynh

đẩy các em vào con đường tiếp viên quán nhậu

rụt rè rót bia cho thực khách

bán thân thể ngà ngọc cho quỹ dữ đổi lấy tiền boa

rong ruổi khắp mọi miền đất nước

tiếp thị son môi, dầu gội đầu, thuốc mọc tóc

phó thác cuộc đời cho cơ chế tự do đưa đẩy

 

Tôi vào mạng google tra cứu chế độ ưu việt

bắt gặp một dân tộc anh hùng

đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối

vì nhân dân phục vụ, vì nhân dân hi sinh

tôi bỗng hoài nghi bản thân mình

chưa thấy ma đã sợ

chưa biết mặt thánh thần đã quỳ gối van xin

chưa làm quan đã mưu toan làm giàu

chưa cưới vợ vội tính chuyện ly hôn

chưa biết gieo vần lại vác bút làm thơ

 

Sài Gòn, 8.2019

 

 

NỖI BUỒN CỌC NHỌN

 

Giật mình

chạm đáy đêm nghe

nỗi buồn cọc nhọn đâm tè bàn tay

 

Dường như

trong giấc ngủ say

không ai biết đã sống hay chết rồi

 

Đồng hồ

kim nhảy nhịp đôi

đẩy thời gian miễn cưỡng trôi lừng thừng

 

Con đường

góc phố đầy lưng

hành trang xuống biển lên rừng chơi vơi

 

Ngoài sân

sương giọt giọt rơi

ngoài xa lắc nữa em bời bời đi

 

Lạy trời

đừng gió mưa gì

để câu thơ sưởi ấm khi đông về

 

Sài Gòn, 8.2019

 

THÁNG TÁM NHỘM VÀNG

 

Anh xin lỗi vì đến trễ

không kịp đưa em sang bên kia rừng tránh lũ

núp dưới đồi chè dang cánh

đón cơn mưa trái mùa áp đặt

trốn vào rẫy sắn dạng chân

bén rễ chống đỡ xói mòn cục bộ

níu cây lúa ruộng bậc thang

trao nụ hôn nồng nàn vào đêm trăng khuyết

cơn lũ đến nhanh hơn cái nháy mắt

chợ tình Sa Pa hất đổ

 

Anh xin lỗi vì đã chậm chân

không kịp dắt em qua bên kia con suối róc rách

đánh thức đàn heo mọi ngủ nướng sau giấc mơ gầy rộc

khua bầy gà nhặt tia nắng rớt xuống từ ánh mặt trời đỏ lừ

lững thững

liu thiu

băng qua mùa màng xơ xác

chỉ còn tiếng vạc kêu sương vọng về thao thiết

bầy hoẵng buồn bã đạp bóng chiều vỡ vụn

cơn lũ bất ngờ đỗ ập

xô ngã lồng lộn như kẻ thua cuộc

 

Anh quay lại tìm em

đồi chè duy nhất một cây gãy nhánh

bầy heo duy nhất một con què chân

mái gà xệ cánh khập khiễng lang thang tìm mồi

ngôi làng biến mất giữa đêm định mệnh

ngôi nhà vùi sâu dưới lòng đất lạnh

đôi dép lòi một phần ba gót khuất nhọn hoắc

đâm vào không gian rướm máu

 

Anh quay lại tìm em

hoang đồi đóng khung chiếc gùi trên lưng thời gian

chằng chịt mảnh vá mưu sinh

cánh rừng luyến tiếc đưa áng mây bạc màu nhếch nhác

bám vào lưng chừng dốc

lưng chừng hương

mùi ngô luộc

lẫn mùi mô hôi muối mặn

câu thơ tháng Tám nhuộm vàng

 

Sài Gòn, 8.2019

Bình Địa Mộc 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6318)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6313)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6192)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7184)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6866)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 7049)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6665)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7583)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7149)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6569)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi