- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BÀY ĐẦU

21 Tháng Chín 201912:06 SA(Xem: 17149)
Đèo Hải Vân 1 - ĐN - ảnh K Đặng
Đèo Hải Vân- ảnh K. Đặng

 

ĐẾM CÒ

 

Bầy cò bay vắt ngang cầu vồng

mê say tôi mừng đếm

 

giống tiền lương tháng đầu đời nhận từ tay thủ quỹ

ấm nóng cổ họng khạc máu

đóng chặt cửa

 

giống chiếc lá già xếp hàng lại chậm chạp

xung quanh lời kêu ca của lá non sau ông không chịu rụng

giông bão mãi trơ trơ

 

giống cừu non ham cỏ xanh

quay về bầy đàn đuổi theo cố sức

lưỡi còn bịn rịn chân trời

 

giống thằng cháu mười tám tuổi nghiện game

từ trường cai về

vẫn chơi suốt suồnsuột như ngày trước

 

giống những chiếc xe tải

mang sẵn sáu quả bom

ném ngay vào cõi sống

 

ý thức và thân xác

bản chất luôn vênh váo

không bên nào ở yên

 

cầu vồng rồi tan mau

từng cái cò xa nhau

lối lạc thoáng rùng mình.

 

 

LỘC

 

Giọt nước mắt long lanh 
ngầu đục 
nghẹn ngào
bàn tay 
gầy guộc cố 
ngo ngoe vực sống
đứt lìa nối nghép tức khắc
đầy tràn

 

hét ca ngỡ bất tận
bức ảnh xưa nhất
lâu đài đổ gục thời gian

 

từng người nín thở 
dòng sông mặt phẳng bão cát ở hỏa tinh
vi sinh vật trong đá đang rơi xuống mặt đất

 

trong giấc mơ nào đó tôi đã ném mấy người đàn bà ở lại sau cánh cửa
hú điên dại vì chạy thoát
đến khi vợ gọi dậy

 

tàng hình ngoài con mắt camera
hít thở hùng nhiên
không do dự vì vô số bàn tay sắp đặt…

Top of Form


 

 

RUỘT

 

Hằm bà lằn tôi với chiếc gối đổ ruột 
bảo vệ phòng trưa những thanh quản bị đứt 
nhớ cơn đau dạ dày của mẹ nhào lộn đụng mái nhà 
ngày tôi còn quá nhỏ

 

bạn tôi rời nhà xuất bản 
tôi đọc chính tôi để tìm ra thuốc 
tiêu diệc đam mê

 

giấc tôi mơ là vải vụn bông gòn 
ngạc đầy lổ thở 
không một cơn gió bàn tay gọi giúp

 
nghĩ nỗi cô độc chờ trăng đầu tháng 
nàng sợ những ngày ấy

 

địa ngục ở quanh tôi 
quen không còn ghê tởm 
nhớ khi còn sống có lần bà hầm cho tôi thức uống từ những cái cùi bắp.

 

MẮT GIẢ SUY TƯỞNG

 

Dưới đáy phong rêu giếng cũ kỹ nhìn lên 
hay ở trên buông xuống  
tốc độ xẻ thịt hơn hai mươi nhân mạng trên ngày 
lý giải nguyên nhân tại họ

 

thằng cháu rể mắt giả của tôi nói thế 
mỗi lần vậy nó móc ra lau chùi  
rồi gắn lại cầm ly rượu trừng nhìn tôi cười cười

 

ngập đầy bóng xà phòng mắt giáo dục
những trưa chán day dẳng 
có con ngươi vô hình đâu đó đáp xuống cơn buồn ngủ 
nghĩ hiến xác có quả thủ tục.

 

DELETE KÝ ỨC

 

Chúng nó sẽ giật lấy đôi tay anh không kịp la hay ứng phản gì 
tốc độ vài phần trăm giây giữa đông người đừng ngắm mây

 

trình độ học vấn không là sản phẩm đạo đức 
giáo khoa là doanh thu bè lũ làm ra biệt phủ 
sang trọng tiêu xài quá nhanh thì giật cướp 
một giây ăn trộm bằng chín năm làm công chức 
mọi người cho rằng cơn mưa nay ủng hộ nó

 

sống sao cho yên thân 
giả như không mua đồ online nó biết số điện thoại và địa bàn đang ở 
giả như đóng chặt cửa 
giả như được tự do dùng súng 
giả như sử dụng chất độc thần kinh trong vụ kim yuong nam

 

nuối tiếc để rồi ức ấm 
chén trà nguội trên bàn ngã mùi ôi thiu.

 

BÀY ĐẦU

 

Hẹn hai mươi năm tôi lao đến em bằng đường đi ánh sáng 
những ban mai tháng chạp 
búp nụ vươn cao 
lang thang khu vườn thơm không tuổi…

 

bàn tay vuột mất năm mươi năm sần chai 
bóng tối trợn trừng nhìn tôi bất động 
nửa thành phố chìm ngập trong nước bẩn.

 

NGHE GIÓ

 

Sâu đêm hun hút vườn sau nghĩa địa 
mất ngủ vào ra 
sợi dây sợ hãi từ lâu đã đứt 
tôi nghe gió

 
một vài bóng dáng sương khói qua lại ngọn cây 
có những hình thể toàn thân mắt đóm 
lụa là cười nói nhố nhăng

 
tôi mường tượng cụ Trần Thế Pháp 
đàn ông đàn bà không bao giờ có tiếng nói chung 
trừ khi người thứ ba tư

 
đổ sụp cơn thịnh nộ dạ xoa vương bị giết 
người đẹp và nước về tay hồ tôn tinh 
tòa tháp chiêm thành thảm não 
con tim ai nhúng vào hôn nhân

 
gia tài vài quyển sách mang theo 
gãy đổ là cơ hội tốt cho đôi tai 
thảnh thơi tự tại  
trên mái chòi 
không bao giờ bỏ ông đơn lẻ 
bọn họ đang tới 
chúng tôi phải mau đi.

 

XĂM

 

Trái tre rụng xuống vườn hoang 
đi săn lượn lờ vài kẻ dẵm đạp 
vô tình giúp nó

 

ngày lụi tàn vì mưa 
tôi đọc ý nghĩ ánh chớp 
cướp đất làm bãi rác

 

sao chịu đau em. không da thịt 
sao chịu đau em. rạng rỡ mây đen

một câu nói  
của em 
có thể cháy nhà anh 
người thân lìa tay sứt trán

sát nhân. không chỉ vậy thôi 
biến mất

 

đẩy anh trôi trong máu 
tất rất xa cơn mê 
tim tê kiệt

 

sẽ quay lại bất cứ lúc nào 
giày ông ấy gắt mùi 
xổ tung bàn gọn thu giao đầu tháng

 

trại dưỡng lão 
ý tưởng khởi nghiệp của bọn trẻ vô đạo đức 
sau tiếng sấm.

 

 NGUYỄN ĐĂNG KHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 100527)
Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi. Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà-nẵng đang cơn hấp hối.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109711)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87078)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90051)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75840)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103989)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87387)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92873)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109530)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84566)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].