- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHIẾC CẦU KÝ ỨC

11 Tháng Bảy 201910:44 CH(Xem: 17409)
DH 10
Ký ức - photo ĐH

 


Trung gọi điện thoại cho tôi:

- Anh Hai ơi, anh chị cố gắng thu xếp về chơi với tụi em nghe. Em vừa làmxong nhà mới.

- Vậy à? Để bữa nào rảnh đã. Anh Hai đang bận chút công việc. Hôm nào về được, anh sẽ gọi.

- Dạ, anh cố gắng nha.

- À, mà nhà mới ở đâu vậy em?

- Vẫn ở chỗ cũ, trong khu đất của ba má em hồi giờ. Gần bên cầu Thành đó anh.

- Được rồi. Hôm nào thu xếp được anh sẽ về.

Trung là em họ, con người cô ruột của tôi. Mấy năm nay, làm ăn khấm khá hơn, nó vẫn thường hay ghé thăm vợ chồng tôi.

***

Cầu Thành...

Sông Cái...

Vùng đất phía bắc sông Cái ngày xưa (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20) dân cư thưa thớt, vốn là tổng Trung Châu, một trong ba tổng của phủ Diên Khánh, bao gồm bốn thôn gọi là tứ thôn Đại Điền,nay là vùng đất thuộc các xã Vĩnh Phương (thuộc TP Nha Trang), một phần thị trấn Diên Khánh, xã Diên Phú, Diên Điền, Diên Sơn, Diên Lâm (thuộc huyện Diên Khánh) và một số xã thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh. Con sông Cái không dài, chỉ khoảng 80 km, phát nguyên từ hòn Gia Lê, vùng núi giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, ở độ cao hơn 1800 m, chảy qua hai huyện Khánh Vĩnh và Diên Khánh rồi đổ ra cửa biển Cù Huân(nay là cửa biến Nha Trang).

Thuở nhỏ (vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước),khi bắt đầu vào trung học, từ nhà, tôi phải đạp xe băng qua một cánh đồng và một xóm nhỏ,  rồi đến đường cái quan hay được gọi là đường Cái đá (vì được lát đá). Con đường này vốn là con đường thiên lý, chạy từ bắc vào nam, ngang qua phủ Diên Khánh, gặp dòng sông Cái chắn ngang ở thôn Phú Lộc thuộc xã Diên Thủy. Chắc hẳn là từ xưa, trước lúc người Pháp xây dựng Nha Trang làm lỵ sở của tỉnh Khánh Hòa, nơi đây là một bến đò trước khi một chiếc cầu gỗ được bắc qua con sông này.Đây chính là cầu Thành.

“Thành” vốn là từ gắn liền với một tòa thành cổ: Thành Diên Khánh. Thành Diên Khánh do chúa Nguyễn Phúc Ánh xây dựng vào năm 1793, giao cho tướng Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh trấn giữ để chống nhau với quân Tây Sơn. Nơi đây cũng đã từng diễn ra nhiều trận chiến ác liệt trong cuộc kháng Pháp sau này của Bình Tây đại tướng Trịnh Phong và các đồng chí của ông. Thành xây theo kiểu Vauban, vốn có sáu cửa, sau chỉ còn bốn cửa là Đông, Tây, Tiền, Hậu. Trừ các công trình bên trong thành (có cả hành cung, dinh thự, cả pháo đài, nhà lao...) đã bị phá hủy theo thời gian, tòa thành cổ còn khá nguyên vẹn với bốn cổng thành, tường thành, hào sâu. Từ một danh từ chung, “Thành” hầu như đã trở thành một tên riêng, là quận lỵ của Diên Khánh trước đây và nay là thị trấn Diên Khánh. Gắn với địa danh này còn có Chợ Thành, Cầu Thành, Ngã ba Thành...

Thành, đối với tôi, một đứa bé nhà quê, nó là hình ảnh của thị thành, là phố xá mặc dù nó chỉ là thị tứ nhỏ bằng cái lỗ mũi, chỉ với 3 đường phố: Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp và Trịnh Minh Thế (nay là Lý Tự Trọng), nhưng với tôi thuở nhỏ, nó rất to lớn, là cuộc sống văn minh, có ánh sáng đèn điện, có đủ các cửa tiệm, hiệu buôn: hiệu vàng Lý Tài, hiệu buôn Đồng An, phở A Ùi, nhà sách Trí Đức, tiệm hình Ánh Sáng, tiệm bánh An Thành, tiệm may Phan Phiêu... và nhiều cửa tiệm khác.

Cầu Thành không dài, chỉ khoảng chừng ba trăm mét. Tôi còn nhớ rất rõ, cây cầu hoàn toàn làm bằng gỗ, không rộng lắm, chỉ vừa đủ cho một chiếc xe ô tô lớn chạy. Mỗi lần có xe chạy qua, nhất là những lúc có đoàn xe của lính Mỹ chạy qua, người đi xe đạp hay đi bộ phải dạt vào hai bên thành cầu và chiếc cầu cứ lắc lư như muốn sập. Xe chiều bên kia phải dừng lại chờ. Hàng ngày, tôi phải đi về mấy bận trên cây cầu này. Bên bờ bắc cách cầu một quãng về phía đông, là những guồng xe nước suốt ngày đêm ầm ì, kẽo kẹt quay, đưa nước về nuôi những cánh đồng bao la vùng tứ thôn Đại Điền.

Cầu Thành bằng gỗ nên vào mùa mưa lụt thường hay bị cuốn trôi. Dòng sông vào mùa lũ nước chảy xiết trông rất ghê, củi rác trôi dập dềnh. Người qua lại từ bờ bên này sang bờ bên kia và ngược lại, chỉ có cách đi bằng đò. Đi học vào mùa này, tôi thường phải dậy thật sớm, ngoài việc phải vượt qua nước lụt ở cánh đồng làng trên con thuyền nhỏ do cha tôi “cầm lái”, tôi còn phải chờ đò qua sông ở đầu cầu Thành. Hầu như năm nào cũng vậy, cứ vào mùa lụt thì cầu Thành trở thành bến đò ngang với những con đò nhỏ mỏng manh chèo chống vượt qua dòng nước xiết của con sông Cái hung dữ. Khi một công dân của tỉnh Khánh Hòa (đơn vị Diên Khánh) đắc cử dân biểu Hạ nghị viện, ông đã xin được ngân sách của chính phủ để xây dựng lại chiếc cầu nhưng cũng vẫn là chiếc cầu gỗ, có điều trông mới hơn, vững chãi hơn mà thôi.

Phía bên kiacầu Thành, bên phải con đường nối với chợ Thành là một bãi cátbồi rất rộng. Bên tráilà một khu dân cư, toàn nhà tôn, vách ván, chủ yếu là nơi trú ngụ của nhiều gia đình bỏ làng quê vùng tứ thôn Đại Điền, tản cư về đây, trong đó có nhiều gia đình có người tham gia chính quyền, quân đội phía “bên này”.

Những năm đó, chiến tranh diễn ra rất ác liệt với sự tham dự của binh lính các nước đồng minh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa như Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan... Vùng tứ thôn Đại Điền quê tôi trở thành vùng “mất an ninh” điển hình của vùng quê Diên Khánh, ngày quốc gia, đêm cộng sản. Cứ chiều chiều, đại bác của “bên này” bắn lên vùng rừng núi ầm ì. Tối đến, phía “bên kia” từ trên núi thỉnh thoảng pháo kích xuống đồng bằng, y như trong câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài “Đại bác ru đêm” mà tôi đã thuộc lòng:

Đại bác đêm đêm dội về thành phố

Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe...

Cứ vài hôm, vào giữa đêm khuyalại rộ lên những trận đấu súng giữa phía “bên này” và phía “bên kia”. Súng to, súng nhỏ nổ vang, hỏa châu sáng rực trời. Và thế là sáng hôm sau, phía đầu cầu Thành, gần giáp với dốc chợ Thành là nơi đặt những thi thể đầy máu me của những người phía “bên kia” chết vì trận đánh đêm trước, ở vùng tứ thôn Đại Điền hay vùng phía tây Diên Khánh, thậm chí ngay cả tại Diên An... đều được xe nhà binh đưa về đây.Khi thì một hai, khi thì năm bảy, có khi hơn cả chục thi thể nếu là những trận đánh lớn. Hoặc có người thông báo, hoặc trực tiếp thân nhân của những gia đình có người đi phía “bên kia” lén nhìn mặt những thi thể, nếu là người thân của mình thì nhận xác về chôn cất. Đến cuối ngày, những thi thể không có ai nhìn nhận (chủ yếu là người miền ngoài) thì đều được vùi lấp ngay ở bãi cát bồi gần đó. Cứ như vậy, từ ngày này sang tháng khác, từ năm này qua năm khác, bãi cát bồi thành bãi tha ma bằng phẳng, không mộ, không bia, ngay sát khu dân cư đông đúc của xứ Thành.

Chỉ vài năm sau, cùng với việc mở tuyến đường tránh thị xã Nha Trang (thường gọi là Cải lộ tuyến, “chết” tên cho đến bây giờ), một cây cầu bê tông quy mô lớn được xây dựng, cách cầu Thành khoảng chừng một cây số về phía hạ lưu, gọi là cầu Sông Cái mà người dân thường gọi là Cầu Mới. Việc xây dựng cầu đường hoàn toàn do Mỹ viện trợ, hãng RMK đứng ra làm. Cầu Mới được làm rất nhanh với máy móc hiện đại, đâu chỉ chừng hơn một năm. Trong thời gian làm cầu, lũ học sinh chúng tôi đã có thể đạp xe đi học bằng Cải lộ tuyến, qua sông bằng con đường đất làm tạm ở mé bên dưới câycầu đang xây. Khi khánh thành cầu, khỏi phải nói chúng tôi vui cỡ nào vì không còn phải đi học qua cây cầu gỗ gập gềnh hay phải đi đò qua sông vào mùa nước lụt.

Sau năm 1975, cây cầu gỗ vẫn còn đó nhưng lượng người qua lại không nhiều. Cũng vẫn vậy, cứ đến mùa lụt thì cầu Thành chỉ còn trơ lại những cây trụ cầu.

Cách đây mấy năm, cây cầu gỗ đã được thay bằng cây cầu bê tông vĩnh cửu hai làn xe, cùng với việc mở rộng con đường từ phía bờ bắc lên đến trên 20 mét, nối với Quốc lộ 1A, xuyên qua nội thị Diên Khánh, bên hông chợ Thành.

Gần 40 năm sau ngày thống nhất, ngay gần chỗ trước đây là nơi đặt thi thể của những người phía “bên kia” để người thân nhìn mặt, một tượng đài người mẹ đau khổ bế xác con đã ngã xuống trong chiến cuộc của quê hương một thời khói lửa điêu linh và một bức phù điêu lớn, đã được dựng lên.Khu bãi cát bồi ngày xưa chôn lấp những người con của đất mẹ bây giờ vẫn trống huơ trống hoắc, không thấy nhà cửa gì. Ai có thể xây nhà cửa và sinh sống trên mảnh đất có thể vẫn còn đầy xương cốtnày? Linh hồn của họbây giờ về đâu?

Khu tạm cư ngày xưa ở phía bên trái, bây giờ là một khu đô thị mới mọc lên, rải rác những ngôi nhà mới xây dựng.

Cuộc đời vô thường như thế sao?

***

Nâng ly bia chúc mừng nhà mới, tôi hỏi Trung:

- Em có biết gì về cầu Thành trước đây không?

- Không, lúc đó em còn quá nhỏ. Chỉ biết trước đây nó là một cây cầu gỗ, cứ tới mùa lụt là bị trôi.Sau trận lụt, nước rút, chỉ còn trơ lại những cây trụ cầu. Bây giờ, như anh thấy đó, nó là một cây cầu bê tông chắc chắn,to lớn. Nhờ con đường mở rộng mà vợ chồng em làm ăn buôn bán được, đủ để nuôi con.Em cũng chỉ nghe nói mang máng là phía bên kia cầu từng là nơi chôn rất nhiều người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt trước đây. Chỉ vậy thôi.

Tôi trầm ngâm, thỉnh thoảng nhìn những vệt nắng loang loáng trên mặt nước con sông Cái, in bóng chiếc cầu xuống dòng nước mênh mang xuôi chảy về Đông.

                                                                                    NP phan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97253)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92742)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91405)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99762)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106497)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91786)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105931)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105494)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127479)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41428)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...