- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHIẾC CẦU KÝ ỨC

11 Tháng Bảy 201910:44 CH(Xem: 17340)
DH 10
Ký ức - photo ĐH

 


Trung gọi điện thoại cho tôi:

- Anh Hai ơi, anh chị cố gắng thu xếp về chơi với tụi em nghe. Em vừa làmxong nhà mới.

- Vậy à? Để bữa nào rảnh đã. Anh Hai đang bận chút công việc. Hôm nào về được, anh sẽ gọi.

- Dạ, anh cố gắng nha.

- À, mà nhà mới ở đâu vậy em?

- Vẫn ở chỗ cũ, trong khu đất của ba má em hồi giờ. Gần bên cầu Thành đó anh.

- Được rồi. Hôm nào thu xếp được anh sẽ về.

Trung là em họ, con người cô ruột của tôi. Mấy năm nay, làm ăn khấm khá hơn, nó vẫn thường hay ghé thăm vợ chồng tôi.

***

Cầu Thành...

Sông Cái...

Vùng đất phía bắc sông Cái ngày xưa (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20) dân cư thưa thớt, vốn là tổng Trung Châu, một trong ba tổng của phủ Diên Khánh, bao gồm bốn thôn gọi là tứ thôn Đại Điền,nay là vùng đất thuộc các xã Vĩnh Phương (thuộc TP Nha Trang), một phần thị trấn Diên Khánh, xã Diên Phú, Diên Điền, Diên Sơn, Diên Lâm (thuộc huyện Diên Khánh) và một số xã thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh. Con sông Cái không dài, chỉ khoảng 80 km, phát nguyên từ hòn Gia Lê, vùng núi giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, ở độ cao hơn 1800 m, chảy qua hai huyện Khánh Vĩnh và Diên Khánh rồi đổ ra cửa biển Cù Huân(nay là cửa biến Nha Trang).

Thuở nhỏ (vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước),khi bắt đầu vào trung học, từ nhà, tôi phải đạp xe băng qua một cánh đồng và một xóm nhỏ,  rồi đến đường cái quan hay được gọi là đường Cái đá (vì được lát đá). Con đường này vốn là con đường thiên lý, chạy từ bắc vào nam, ngang qua phủ Diên Khánh, gặp dòng sông Cái chắn ngang ở thôn Phú Lộc thuộc xã Diên Thủy. Chắc hẳn là từ xưa, trước lúc người Pháp xây dựng Nha Trang làm lỵ sở của tỉnh Khánh Hòa, nơi đây là một bến đò trước khi một chiếc cầu gỗ được bắc qua con sông này.Đây chính là cầu Thành.

“Thành” vốn là từ gắn liền với một tòa thành cổ: Thành Diên Khánh. Thành Diên Khánh do chúa Nguyễn Phúc Ánh xây dựng vào năm 1793, giao cho tướng Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh trấn giữ để chống nhau với quân Tây Sơn. Nơi đây cũng đã từng diễn ra nhiều trận chiến ác liệt trong cuộc kháng Pháp sau này của Bình Tây đại tướng Trịnh Phong và các đồng chí của ông. Thành xây theo kiểu Vauban, vốn có sáu cửa, sau chỉ còn bốn cửa là Đông, Tây, Tiền, Hậu. Trừ các công trình bên trong thành (có cả hành cung, dinh thự, cả pháo đài, nhà lao...) đã bị phá hủy theo thời gian, tòa thành cổ còn khá nguyên vẹn với bốn cổng thành, tường thành, hào sâu. Từ một danh từ chung, “Thành” hầu như đã trở thành một tên riêng, là quận lỵ của Diên Khánh trước đây và nay là thị trấn Diên Khánh. Gắn với địa danh này còn có Chợ Thành, Cầu Thành, Ngã ba Thành...

Thành, đối với tôi, một đứa bé nhà quê, nó là hình ảnh của thị thành, là phố xá mặc dù nó chỉ là thị tứ nhỏ bằng cái lỗ mũi, chỉ với 3 đường phố: Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp và Trịnh Minh Thế (nay là Lý Tự Trọng), nhưng với tôi thuở nhỏ, nó rất to lớn, là cuộc sống văn minh, có ánh sáng đèn điện, có đủ các cửa tiệm, hiệu buôn: hiệu vàng Lý Tài, hiệu buôn Đồng An, phở A Ùi, nhà sách Trí Đức, tiệm hình Ánh Sáng, tiệm bánh An Thành, tiệm may Phan Phiêu... và nhiều cửa tiệm khác.

Cầu Thành không dài, chỉ khoảng chừng ba trăm mét. Tôi còn nhớ rất rõ, cây cầu hoàn toàn làm bằng gỗ, không rộng lắm, chỉ vừa đủ cho một chiếc xe ô tô lớn chạy. Mỗi lần có xe chạy qua, nhất là những lúc có đoàn xe của lính Mỹ chạy qua, người đi xe đạp hay đi bộ phải dạt vào hai bên thành cầu và chiếc cầu cứ lắc lư như muốn sập. Xe chiều bên kia phải dừng lại chờ. Hàng ngày, tôi phải đi về mấy bận trên cây cầu này. Bên bờ bắc cách cầu một quãng về phía đông, là những guồng xe nước suốt ngày đêm ầm ì, kẽo kẹt quay, đưa nước về nuôi những cánh đồng bao la vùng tứ thôn Đại Điền.

Cầu Thành bằng gỗ nên vào mùa mưa lụt thường hay bị cuốn trôi. Dòng sông vào mùa lũ nước chảy xiết trông rất ghê, củi rác trôi dập dềnh. Người qua lại từ bờ bên này sang bờ bên kia và ngược lại, chỉ có cách đi bằng đò. Đi học vào mùa này, tôi thường phải dậy thật sớm, ngoài việc phải vượt qua nước lụt ở cánh đồng làng trên con thuyền nhỏ do cha tôi “cầm lái”, tôi còn phải chờ đò qua sông ở đầu cầu Thành. Hầu như năm nào cũng vậy, cứ vào mùa lụt thì cầu Thành trở thành bến đò ngang với những con đò nhỏ mỏng manh chèo chống vượt qua dòng nước xiết của con sông Cái hung dữ. Khi một công dân của tỉnh Khánh Hòa (đơn vị Diên Khánh) đắc cử dân biểu Hạ nghị viện, ông đã xin được ngân sách của chính phủ để xây dựng lại chiếc cầu nhưng cũng vẫn là chiếc cầu gỗ, có điều trông mới hơn, vững chãi hơn mà thôi.

Phía bên kiacầu Thành, bên phải con đường nối với chợ Thành là một bãi cátbồi rất rộng. Bên tráilà một khu dân cư, toàn nhà tôn, vách ván, chủ yếu là nơi trú ngụ của nhiều gia đình bỏ làng quê vùng tứ thôn Đại Điền, tản cư về đây, trong đó có nhiều gia đình có người tham gia chính quyền, quân đội phía “bên này”.

Những năm đó, chiến tranh diễn ra rất ác liệt với sự tham dự của binh lính các nước đồng minh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa như Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan... Vùng tứ thôn Đại Điền quê tôi trở thành vùng “mất an ninh” điển hình của vùng quê Diên Khánh, ngày quốc gia, đêm cộng sản. Cứ chiều chiều, đại bác của “bên này” bắn lên vùng rừng núi ầm ì. Tối đến, phía “bên kia” từ trên núi thỉnh thoảng pháo kích xuống đồng bằng, y như trong câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài “Đại bác ru đêm” mà tôi đã thuộc lòng:

Đại bác đêm đêm dội về thành phố

Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe...

Cứ vài hôm, vào giữa đêm khuyalại rộ lên những trận đấu súng giữa phía “bên này” và phía “bên kia”. Súng to, súng nhỏ nổ vang, hỏa châu sáng rực trời. Và thế là sáng hôm sau, phía đầu cầu Thành, gần giáp với dốc chợ Thành là nơi đặt những thi thể đầy máu me của những người phía “bên kia” chết vì trận đánh đêm trước, ở vùng tứ thôn Đại Điền hay vùng phía tây Diên Khánh, thậm chí ngay cả tại Diên An... đều được xe nhà binh đưa về đây.Khi thì một hai, khi thì năm bảy, có khi hơn cả chục thi thể nếu là những trận đánh lớn. Hoặc có người thông báo, hoặc trực tiếp thân nhân của những gia đình có người đi phía “bên kia” lén nhìn mặt những thi thể, nếu là người thân của mình thì nhận xác về chôn cất. Đến cuối ngày, những thi thể không có ai nhìn nhận (chủ yếu là người miền ngoài) thì đều được vùi lấp ngay ở bãi cát bồi gần đó. Cứ như vậy, từ ngày này sang tháng khác, từ năm này qua năm khác, bãi cát bồi thành bãi tha ma bằng phẳng, không mộ, không bia, ngay sát khu dân cư đông đúc của xứ Thành.

Chỉ vài năm sau, cùng với việc mở tuyến đường tránh thị xã Nha Trang (thường gọi là Cải lộ tuyến, “chết” tên cho đến bây giờ), một cây cầu bê tông quy mô lớn được xây dựng, cách cầu Thành khoảng chừng một cây số về phía hạ lưu, gọi là cầu Sông Cái mà người dân thường gọi là Cầu Mới. Việc xây dựng cầu đường hoàn toàn do Mỹ viện trợ, hãng RMK đứng ra làm. Cầu Mới được làm rất nhanh với máy móc hiện đại, đâu chỉ chừng hơn một năm. Trong thời gian làm cầu, lũ học sinh chúng tôi đã có thể đạp xe đi học bằng Cải lộ tuyến, qua sông bằng con đường đất làm tạm ở mé bên dưới câycầu đang xây. Khi khánh thành cầu, khỏi phải nói chúng tôi vui cỡ nào vì không còn phải đi học qua cây cầu gỗ gập gềnh hay phải đi đò qua sông vào mùa nước lụt.

Sau năm 1975, cây cầu gỗ vẫn còn đó nhưng lượng người qua lại không nhiều. Cũng vẫn vậy, cứ đến mùa lụt thì cầu Thành chỉ còn trơ lại những cây trụ cầu.

Cách đây mấy năm, cây cầu gỗ đã được thay bằng cây cầu bê tông vĩnh cửu hai làn xe, cùng với việc mở rộng con đường từ phía bờ bắc lên đến trên 20 mét, nối với Quốc lộ 1A, xuyên qua nội thị Diên Khánh, bên hông chợ Thành.

Gần 40 năm sau ngày thống nhất, ngay gần chỗ trước đây là nơi đặt thi thể của những người phía “bên kia” để người thân nhìn mặt, một tượng đài người mẹ đau khổ bế xác con đã ngã xuống trong chiến cuộc của quê hương một thời khói lửa điêu linh và một bức phù điêu lớn, đã được dựng lên.Khu bãi cát bồi ngày xưa chôn lấp những người con của đất mẹ bây giờ vẫn trống huơ trống hoắc, không thấy nhà cửa gì. Ai có thể xây nhà cửa và sinh sống trên mảnh đất có thể vẫn còn đầy xương cốtnày? Linh hồn của họbây giờ về đâu?

Khu tạm cư ngày xưa ở phía bên trái, bây giờ là một khu đô thị mới mọc lên, rải rác những ngôi nhà mới xây dựng.

Cuộc đời vô thường như thế sao?

***

Nâng ly bia chúc mừng nhà mới, tôi hỏi Trung:

- Em có biết gì về cầu Thành trước đây không?

- Không, lúc đó em còn quá nhỏ. Chỉ biết trước đây nó là một cây cầu gỗ, cứ tới mùa lụt là bị trôi.Sau trận lụt, nước rút, chỉ còn trơ lại những cây trụ cầu. Bây giờ, như anh thấy đó, nó là một cây cầu bê tông chắc chắn,to lớn. Nhờ con đường mở rộng mà vợ chồng em làm ăn buôn bán được, đủ để nuôi con.Em cũng chỉ nghe nói mang máng là phía bên kia cầu từng là nơi chôn rất nhiều người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt trước đây. Chỉ vậy thôi.

Tôi trầm ngâm, thỉnh thoảng nhìn những vệt nắng loang loáng trên mặt nước con sông Cái, in bóng chiếc cầu xuống dòng nước mênh mang xuôi chảy về Đông.

                                                                                    NP phan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117012)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91672)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89163)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105729)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89025)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101584)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96614)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89439)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119009)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105306)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.